STT Các biện pháp
Mức độ khả thi Điểm
trung bình Thứ hạng
1 Tổ chức tập huấn đào tạo GV về nội dung, phương pháp giảng dạy.
2.26 3
2 Xây dựng một số tiết dạy riêng để giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
2.17 5
3 Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX
2.40 1
4 Tạo môi trường học tập tích cực 2.23 4 5 GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ 2.06 6 6 Kể chuyện và đàm thoại cùng trẻ 2.31 2
Nhìn chung kết quả thu được ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy 6 biện pháp người nghiên cứu đưa ra được BGH và GV đánh giá ở mức rất cần thiết và có tính rất khả thi. Vì vậy để thúc đẩy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi cần tiến hành đồng bộ các biện pháp trên.
3.5. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
3.5.1. Mục đích thực nghiệm
Hỗ trợ việc kiểm nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
3.5.2. Nội dung thực nghiệm
Vì một số điều kiện về thời gian cùng với tính hiệu quả của biện pháp. Chúng tôi lựa chọn biện pháp 1: “Xây dựng một số tiết dạy riêng để giáo dục kỹ
năng NBVTHCX cho trẻ” Biện pháp 2: “GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ”. Biện pháp 3: “Tạo mơi trường học tập tích cực”.
3.5.3. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Ứng dụng các biện pháp trên xây dựng thành giáo án - Tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm
- Thu thập kết quả sau khi thử nghiệm
3.5.4. Tổ chức thực nghiệm
3.5.4.1. Mẫu thực nghiệm
* Nhóm đối chứng:
- Chọn ngẫu nhiên theo danh sách 22 trẻ có năm sinh 2008 đang học tại lớp lá A, trường mầm non Hoa Hồng, Quận Bình Tân, TP. HCM
- 2 Giáo viên phụ trách lớp Lá A trường mầm non Hoa Hồng, Quận Bình Tân, TP.HCM
*Nhóm thực nghiệm:
- Chọn ngẫu nhiên theo danh sách 22 trẻ có năm sinh 2008 đang học tại lớp lá B, trường mầm non Hoa Hồng, Quận Bình Tân, TP.HCM
- Nhóm ĐC: GV tự soạn giáo án, tự chuẩn bị đồ dùng dạy học và tổ chức HĐ với hình thức, phương pháp, biện pháp bình thường theo nội dung chương trình qui định.
- Nhóm TN: GV soạn giáo án, lên kế hoạch và tổ chức với hình thức, phương pháp, biện pháp theo nội dung chương trình TN.
3.5.4.2. Thời gian thực nghiệm
Băt đầu từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 15 tháng 5 năm 2014
+ Hoạt động lên tiết dạy 3 buổi một tuần, sáng lên lớp từ 9 giờ đến 10 giờ 15. + Kết hợp lồng ghép trong các hoạt động được diễn ra hằng ngày. (GV làm mẫu qua hành vi, tổ chức hoạt động học tập tích cực).
3.5.4.3. Tiến hành thực nghiệm
- Bước 1 : Khảo sát mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ trước thực nghiệm.
Sử dụng tranh vẽ - bài tập phỏng vấn và quan sát trẻ nhằm đánh giá mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ trước thực nghiệm.
- Bước 2 : Tác động trực tiếp các biện pháp thông qua các giờ học và tiến hành triển khai các hoạt động thực nghiệm.
- Bước 3 : Sử dụng tranh vẽ - bài tập phỏng vấn và quan sát các biểu hiện của trẻ nhằm đánh giá kết quả của trẻ sau những tác động giáo dục.
3.5.6. Kết quả thực nghiệm
Thang đo sau thực nghiệm với các biểu hiện sau: [Phụ lục 14]
Biểu hiện 1: Nhận biết cảm xúc của người khác thông qua 6 bức tranh:
Sử dụng 6 bức tranh có cảm xúc: vui, buồn, giận, sợ hãi, xấu hổ, ngạc nhiên. Sau đó, cho trẻ nhận biết cảm xúc người khác qua tranh và đoán xem người đó đang có cảm xúc gì.
Biểu hiện 2: Nhận biết cảm xúc của bản thân với các câu hỏi sau
Sử dụng bảng điểm danh cảm xúc đã trò chuyện với trẻ vào mỗi buổi sáng. Sau đó để trẻ sẽ gắn tên mình vào bảng tên cảm xúc. Chia sẻ cùng Cơ trẻ đã có
những cảm xúc gì. Ngồi ra trong q trình trẻ vui chơi trị chuyện chúng tơi đặt câu hỏi và trò chuyện cùng trẻ.
Biểu hiện 3: Thể hiện sự an ủi với bạn
Bạn Hoa mới chuyển vào lớp Lá 3, bạn đang ngồi một chỗ nhìn các bạn chơi. Con hãy nhìn vào tranh và đốn xem bạn đang có cảm xúc gì? Vì sao bạn lại có cảm xúc đó? Nếu con là các bạn trong lớp con sẽ làm gì khi bạn buồn?
Biểu hiện 4: Thể hiện sự chia vui cùng bạn
Sinh nhật Na ba mẹ mang bánh kem lên tổ chức cho bạn. Con hãy nhìn vào tranh và đốn xem bạn đang có cảm xúc gì? Con sẽ làm gì để chia vui chúc mừng sinh nhật bạn?
Biểu hiện 5: Biết kiềm chế cảm xúc giận dữ
Nam và Tuấn đang tập vẽ tranh, chẳng may Nam làm đổ màu lên tranh của Tuấn ? Con hãy nhìn vào tranh và đốn xem Tuấn đang có cảm xúc gì? Khi giận dữ bạn Tuấn nên làm gì?
3.5.6.1. Đánh giá mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của nhóm trước và sau thực nghiệm.
Chúng tơi tiến hành phân tích, mơ tả, nhận xét, đánh giá mức độ phát triển kỹ năng NBVTHCX qua tranh bài tập đánh giá cùng phương pháp quan sát, trò chuyện dựa trên tiêu chí đã xác định.
Bảng 3.3. Mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
(Trước khi tiến hành thực nghiệm)
Lớp Số
lượng
Mức độ biểu hiện của nội dung Điểm trung bình Biểu hiện 1 Biểu hiện 2 Biểu hiện 3 Biểu hiện 4 Biểu hiện 5 TĐC 22 1.77 1.77 2.00 2.18 1.91 1.92 TTN 22 1.82 1.73 2.09 2.32 2.18 2.02 Sig (2-talied) 0.30 0.59 0.34 0.53 0.16
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi sử dụng tranh bài tập tình huống đã tiến hành khảo sát ở chương 2, cùng với biện pháp quan sát trẻ trong giờ học và giờ chơi để tiến hành đo mức độ nhóm trẻ thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm. Việc khảo sát này được thực hiện ở 22 trẻ trong lớp thực nghiệm và 22 trẻ trong lớp đối chứng ở giai đoạn trước khi tiến hành thực nghiệm. Kết quả cho thấy điểm trung bình 2.02 của nhóm trẻ thực nghiệm và nhóm trẻ đối chứng 1.92 hầu như khơng có sự chênh lệch nhiều về mức độ kỹ năng NBVTHCX giữa hai nhóm trẻ này trước thực nghiệm. Với kiểm nghiệm Sig (2-talied) cho ra kết quả: Biểu hiện 1: Sig (2-talied) = 0.30>0.05; Biểu hiện 2: Sig (2-talied) =0.59>0.05; Biểu hiện 3: Sig (2-talied) = 0.34>0.05; Biểu hiện 4: Sig (2-talied) = 0.53>0.05; Biểu hiện 5: Sig (2-talied) = 0.16>0.05. Cho thấy khơng có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức ở các biểu hiện của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm.
Biểu đồ 3.2. Mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
3.5.6.2. So sánh mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
Bảng 3.4. Mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm.
(Sau khi tiến hành thực nghiệm)
Lớp Số
lượng
Mức độ biểu hiện của nội dung Điểm trung bình Biểu hiện 1 Biểu hiện 2 Biểu hiện 3 Biểu hiện 4 Biểu hiện 5 SĐC 22 1.95 1.77 2.09 2.18 2.17 2.03 STN 22 2.36 2.23 2.45 2.55 2.41 2.4 Sig (2-talied) 0.02 0.02 0.02 0.04 0.01
Biểu đồ 3.3. Mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm với các biện pháp tác động cho ra kết quả, hầu hết các mức độ nhận thức kỹ năng NBVTHCX của trẻ ở nhóm thực nghiệm tăng lên đáng kể với điểm trung bình là 2.4. Cịn điểm trung bình của nhóm sau đối chứng 2.03 cũng có sự tăng lên nhưng mức tăng này chưa đáng kể. Như vậy,
trẻ nhận thức được các nội dung về giáo dục kỹ năng NBVTHCX cũng như cách ứng xử, thái độ hành vi tốt hơn so với trước thực nghiệm. Với kiểm nghiệm Sig (2-talied) ở biểu hiện 1= 0.02 <0.05; biểu hiện 2 =0.02; biểu hiện 3=0.02; biểu hiện 4=0.04; biểu hiện 5= 0.01<0.05 có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở các nội dung sau thực nghiệm.
Kết quả cho thấy, các biện pháp tổ chức thực nghiệm đã có tác động mạnh lên nhận thức của trẻ. Kết quả này không chỉ thể hiện rõ khi chúng tôi thực hiện thang đo bài tập nhận thức mà còn qua quan sát, trò chuyện trong các hoạt động diễn ra hằng ngày của trẻ. Vào mỗi buổi sáng, trong khơng khí vui vẻ và hịa đồng giữa Cơ và các bạn, Cơ tổ chức cho trẻ ngồi thành vòng tròn cùng nhau trao tặng bạn lời khen và những lời chúc tốt đẹp. Sau đó, Cơ cho trẻ đặt tên vào bảng cảm xúc “Hôm nay bạn cảm thấy như thế nào?” và cùng lắng nghe những câu chuyện cảm xúc của trẻ. Trước khi tiến hành những buổi chia sẻ cảm xúc, Cô cho trẻ học qui tắc khơng nói chuyện ồn ào, luôn tôn trọng và lắng nghe những câu chuyện cảm xúc của bạn. Ban đầu, có nhiều trẻ cịn rụt rè chưa dám chia sẻ cùng Cô và các bạn. Sau một thời gian học về cảm xúc trẻ bắt đầu nhận thức tốt hơn về cảm xúc của mình và đã mạnh dạn chia sẻ những cảm xúc và những câu chuyện mình đã trải qua. Đặc biệt, mỗi khi bạn chia sẻ, trẻ đã biết lắng nghe và đặt câu hỏi “Bạn cảm thấy như thế nào?” “Khi đó bạn đã làm gì?”. Bên cạnh việc tổ chức lên tiết dạy, mục đích chúng tơi tổ chức những buổi chia sẻ cảm xúc là trẻ nhận thức tốt hơn về cảm xúc của bản thân, biết rằng ai trong chúng ta cũng có cảm xúc, đồng thời giúp trẻ biết quan tâm, đồng cảm và hiểu được cảm xúc của người khác. Trong những giờ chia sẻ cảm xúc có một câu chuyện đặc biệt của Nam, Nam đã bị chó cắn và khi đến lớp ở trong trạng thái băng bó ở tay. Khi Nam đến lớp các trẻ khác tỏ vẻ ngạc nhiên và quan tâm lại gần và hỏi thăm bạn “Bạn bị sao vậy? Sao bạn lại bị băng bó ở tay? Chắc bạn đau lắm phải không?”. Trong giờ chia sẻ vòng tròn, Nam bắt đầu chia sẻ câu
chuyện của mình. (Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tơi quan sát và nhận thấy Nam là cậu bé có thân hình nhỏ bé, tính tình khá rụt rè. Nhưng qua những buổi học về cảm xúc, Nam trở nên tự tin và mạnh dạn hơn). Nam bắt đầu kể, vào ngày thứ bảy Nam và mẹ vừa dừng ở nhà Bác thì bị chó chạy tới và tấn cơng, lúc đó Nam đã cảm thấy sợ hãi và rất đau. Các bé xung quanh chăm chú lắng nghe câu chuyện và khuôn mặt cũng biểu lộ sự sợ hãi, thể hiện sự quan tâm và đồng cảm với bạn. Một số trẻ đặt câu hỏi “Giờ bạn cịn đau khơng? Trưa nay mình sẽ xúc cơm cho bạn ăn nghe?..” Bên cạnh đó chúng tơi đặt câu hỏi với các trẻ. Khi bạn bị thương, bạn sẽ khơng được chơi trị chơi vận động nhiều như các con, bạn chỉ có thể ngồi một chỗ theo các con bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Chúng ta có cách nào để giúp bạn cảm thấy tốt hơn? Khi chơi với bạn chúng ta nên chơi như thế nào để bạn không bị thương? Hầu như các bé đưa ra những câu trả lời rất tốt. Trong những giờ học sau chú ý quan sát, chúng tôi thấy các bé rất quan tâm tới Nam, chơi nhẹ nhàng, không làm bạn bị thương. Đồng thời có những hành vi giúp bạn: lấy cặp giúp bạn, những trẻ ăn nhanh chạy tới giúp bạn xúc cơm. Ngoài ra, trước những ngày sinh nhật các trẻ trong lớp chúng tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được chia vui và chúc mừng bạn, bằng cách có một buổi trị chuyện với các bạn trong lớp “Trong lớp mình hầu như ai cũng có ngày sinh nhật đúng khơng nào? Khi đến ngày sinh nhật các con thường có những cảm xúc gì? À, ngày mai là sinh nhật bạn Hương, Cô sẽ hỏi bạn Hương có cảm xúc gì nhé! Các con sẽ làm gì để chúc mừng bạn? Nếu trẻ chưa có ý tưởng, chúng tơi đưa ra những gợi ý cho trẻ về những món quà (Tặng bạn tấm thiệp, vẽ một bức tranh hoặc chuẩn bị một bài hát để tặng bạn). Hơm sau đến lớp, có trẻ mang bimbim, tặng bạn bức tranh do mình vẽ, cùng nắm tay hát và múa tặng bạn.
Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ trò chuyện chia sẻ cảm xúc GV đã tổ chức cho trẻ chia sẻ cảm xúc của mình khi chia tay trường lớp trong tranh vẽ. Mỗi tranh trẻ vẽ cho thấy, có những trẻ cảm thấy vui khi được vào trường mới, có trẻ cảm thấy buồn khi xa Cô xa bạn bè và trường lớp…
Ở biện pháp làm gương cho trẻ noi theo, bước đầu GV đã có những cách cư xử lịch sự với trẻ, GV đã hạn chế những lời la mắng trẻ. Khi trẻ ồn ào mặc dù bực bội nhưng GV đã lựa chọn những cách hành xử hay hơn để thu hút trẻ. Sau đó GV kể cho trẻ nghe về cảm xúc và cách giải quyết của mình. “Khi các con
mất trật tự cơ đã rất giận, lúc đó Cơ đã áp dụng 4 bước giữ bình tĩnh của Rùa, để giữ bình tĩnh Cơ đã khơng lựa chọn cách la hét hoặc đánh đập các con mà Cô đã sử dụng tiếng vỗ tay hoặc mở một bài hát để thu hút các con về phía Cơ”.
Ngồi ra, GV đã tổ chức trẻ thể hiện sự chia sẻ và quan tâm tới bạn trong trị chơi đóng vai. Cơ đã tham gia chơi cùng trẻ và tạo nhiều tình huống để trẻ thể hiện sự quan tâm với bạn mình. Khi đóng vai bác sĩ, đối với bệnh nhân bị ốm bác sĩ nên trò chuyện nhẹ nhàng, quan tâm hỏi thăm bệnh nhân. Khi làm nhân viên bán hàng nói chuyện vui vẻ, lịch sự với khách hang, gia đình bạn nào có người bị ốm Cơ đóng vai người bạn trái cây, mời trẻ mua trái cây đến thăm gia đình có người bị ốm. Bên cạnh đó GV tận dụng những cơ hội trong sinh hoạt hằng ngày để giúp trẻ nhận diện cảm xúc. “Con hãy nhìn xem bạn Lan đã rất buồn khi con chê bức tranh của bạn.”.
Trong hoạt động ở góc cảm xúc, GV dán những tranh ảnh với nhiều khuôn mặt cảm xúc khác nhau. Trẻ tỏ ra rất tò mò và thường lại gần quan sát các cảm xúc trong tranh và cùng trò chuyện với bạn về các tranh cảm xúc. Tận dụng những lúc này,chúng tôi lại gần và trò chuyện cùng trẻ với những câu hỏi con đã từng có cảm xúc này chưa? Chuyện đã xảy ra như thế nào? Con đã làm gì?. Qua việc quan sát tranh, chia sẻ cảm xúc cùng bạn, sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn từ về cảm xúc và ôn lại các bước giữ bình tĩnh của Rùa. Trong việc vận dụng bí quyết của Rùa chúng tôi thường tập trung quan sát những trẻ hay giận dữ và có hành vi đánh bạn, mỗi khi chuẩn bị có xung đột chúng tơi lại gần và nói “Bây giờ con đang cảm thấy như thế nào? Con hãy nhớ lại các bước giữ bình tĩnh của Rùa khi giận dữ mình nên làm gì?” Dần dần qua những biện pháp này trẻ không chỉ đạt được kết quả về mặt nhận thức mà trẻ còn thể hiện rất tốt qua hành vi của
mình. Ngồi ra, để khuyến khích trẻ vận dụng bí quyết của Rùa chúng tơi khuyến khích trẻ chia sẻ những lần trẻ đã áp dụng bí quyết của Rùa, mỗi lần như vậy trẻ sẽ được tặng một ngôi sao cuối tuần mang về tặng ba mẹ. Qua đó, đã khuyến khích và cổ vũ trẻ rất nhiều trong việc nhận thức và vận dụng bí quyết