3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục, thường xuyên và lâu dài
Sự phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ mầm non đang ở giai đoạn vừa mới hình thành. Do đó ,việc giáo dục trẻ phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết. Khi tổ chức giáo dục phải luôn dựa vào những tri thức, kỹ năng, thói quen, những kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục. Trong suốt quá trình giáo dục, mỗi kỹ năng được hình thành phải được củng cố và luyện tập thường xun. Từ đó, mới hình thành ở trẻ những thói quen, thuộc tính vững chắc trong nhân cách của trẻ.
3.2.2. Ngun tắc tạo mơi trường cảm xúc tích cực
Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ MG là rất thích được yêu thương và được quan tâm. Sự yêu thương của GV và những người thân xung quanh dành
cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ những điều tốt đẹp, có được tâm lý vững vàng. Từ đó, trẻ dễ dàng đáp ứng tình cảm yêu thương, quan tâm của mình đến với mọi người. Vì vậy, trong quá trình giáo dục kỹ năng NBVTHCX nguyên tắc tạo mơi trường cảm xúc tích cực, đầy yêu thương được coi là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ.
3.2.3. Nguyên tắc tôn trọng trẻ
Mỗi trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý phát triển khác nhau. Vì vậy phải có định hướng giáo dục đối với sự phát triển cá tính riêng ở từng em. Trong quá trình tổ chức giáo dục GV cần quan sát và trao đổi với phụ huynh để nắm rõ đặc điểm tính cách từng em, chú ý đến trạng thái tâm lý, thể chất và tâm hồn của mỗi trẻ. GV cần nhận biết trẻ trong những thời điểm nhất định với những đặc điểm riêng, tôn trọng những đặc điểm tâm lý cá tính riêng cũng như những đặc điểm về thể chất và tinh thần, những thói quen của trẻ. Nguyên tắc này rất quan trọng đối với nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX Vì mỗi trẻ sẽ có nhu cầu chia sẻ, trao đổi, thể hiện cảm xúc khác nhau có trẻ thích lắng nghe, có trẻ thích ơm ấp. Nếu Cơ nắm được đặc điểm cá nhân và thể hiện sự tôn trọng lắng nghe trẻ sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
3.2.4. Nguyên tắc khả thi
Các biện pháp phải dựa trên cơ sở đặc trưng của việc hình thành kỹ năng sống của trẻ mầm non cũng như các điều kiện thực tế tại mỗi vùng miền để đảm bảo tính thực thi. Đồng thời có sự kết hợp có hệ thống, mềm dẻo, linh hoạt đảm bảo trẻ được hoạt động trải nghiệm thể hiện được tính tích hợp đặc thù của ngành Mầm non.
Tóm lại việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi cần thực hiện nghiêm túc 4 nguyên tắc trên. Sự quán triển 4 nguyên tắc này sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thành công trong việc giáo dục nâng cao kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
3.3. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức tập huấn đào tạo giáo viên về nội dung, phương pháp giảng dạy.
a. Mục đích và ý nghĩa
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, đa phần GV chưa được tập huấn về phương pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên chưa có nhiều tài liệu và thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội dung. Do vậy, việc cung cấp bồi dưỡng các phương pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho GV là rất quan trọng. Bởi vì khi nắm được nội dung, ý nghĩa, phương pháp thì GV mới có thể tổ chức hiệu quả biện pháp giáo dục kỹ năng này cho trẻ.
Dạy kỹ năng không chỉ làm cho người học hiểu mà cần phải biết vận dụng trong cuộc sống. Do đó, nếu được tham gia đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Giúp cho người học luôn chủ động vận dụng được vào trong cuộc sống. Như vậy dạy học mới có ý nghĩa đối với trẻ.
b. Nội dung và cách thực hiện.
- Xây dựng và xác định các tiêu chí của kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Tập huấn cho GVMN về nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
3.3.2. Biện pháp 2 : Tạo mơi trường học tập tích cực
a. Mục đích và ý nghĩa
Trong cơng tác giáo dục, mơi trường được ví như người thầy thứ hai trong việc hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động và kích thích sự hứng thú tham gia tích cực ở trẻ, nhằm rèn luyện các kỹ năng của mình.
Một mơi trường học tập rộng mở, thống mát, với những đồ dùng, đồ chơi an toàn, đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực. Đặc biệt, khi tổ chức trị chơi cảm xúc GV
chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt sẽ cuốn hút trẻ tham gia một cách tích cực sẽ thúc đẩy trẻ phát triển các kỹ năng.
Ngồi ra, việc bố trí các góc chơi cần hợp lý, thuận tiện, sẽ tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, kích thích tính tích cực tham gia ở trẻ. Sẽ là điều kiện thuận lợi cho trẻ được khám phá và phát triển tính sáng tạo trong hoạt động học tập của mình. Khi tham gia hoạt động địi hỏi trẻ tương tác, biết điều chỉnh cảm xúc, chia sẻ và học cách lắng nghe trao đổi cùng bạn. Từ đó, hình thành cho trẻ sự tự tin và hịa đồng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Bên cạnh môi trường vật chất, môi trường tâm lý thân thiện, giàu tình yêu thương, sự ấm áp giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ, giữa trẻ và môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tương tác, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động với bạn bè. Sống trong bầu khơng khí tâm lý thoải mái, dễ chịu trẻ sẽ dễ dàng hòa đồng, cởi mở và chia sẻ cảm xúc của mình cùng Cơ và các bạn. Từ đó, sẽ tạo cho trẻ phát huy những năng lực và tích cực rèn luyện các kỹ năng của mình.
b. Nội dung và cách tiến hành + Tạo môi trường vật chất
GV cần bố trí khơng gian và tạo ra các góc chơi đảm bảo rộng rãi, thống mát, vệ sinh phù hợp với các hoạt động của trẻ. Khi trang trí góc chơi cần chú ý đến bố cục màu sắc, tính thẩm mỹ để thu hút và kích thích trẻ hứng thú hoạt động.
Trong hoạt động giáo dục kỹ năng NBVTHCX, GV có thể tạo cho trẻ góc hoạt động cảm xúc bằng những tranh vẽ khn mặt cịn để trống để trẻ bộc lộ cảm xúc lên tranh vẽ. Hoặc trên góc tường GV dán những tranh vẽ cảm xúc hoặc hình chụp trẻ với nhiều cảm xúc khác nhau. Qua đó sẽ giúp trẻ nhận biết cảm xúc của mình và của bạn. Ngồi ra, GV có thể tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn kích thích trẻ rèn luyện và bộc lộ các kỹ năng. GV có thể chuẩn bị những con rối búp bê với những khuôn mặt cảm xúc khác nhau để trẻ đóng vai
cùng bạn. Có thể nhập vai và tưởng tượng ra các câu chuyện cảm xúc trẻ và bạn đã trải qua. Hoặc GV chuẩn bị sẵn các khuôn mặt cảm xúc để trẻ gắn tên lên bảng cảm xúc của mình “Hơm nay bạn cảm thấy như thế nào?”. Để trẻ nhận biết và kiểm sốt cảm xúc của mình một cách phù hợp.
Việc bố trí đồ dùng, đồ chơi cần được sắp xếp thuận tiện cho trẻ dễ cất và dễ lấy. Không gian trẻ di chuyển cần dễ dàng, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động cùng các nhóm chơi, tạo điều kiện để trẻ phát huy và bộc lộ các kỹ năng.
+ Tạo môi trường tâm lý thân thiện, giàu tình yêu thương và sự ấm áp.
Để trẻ tham gia tích cực trong lớp học GV tạo bầu khơng khí tích cực và ấm áp. GVcần phải lắng nghe, tôn trọng, hiểu trẻ và thân thiện bằng cách tham gia chơi cùng trẻ ủng hộ các ý tưởng của trẻ, trò chuyện cùng trẻ từ đó sẽ giúp trẻ dễ mở lịng mình khi chia sẻ những cảm xúc. Ngồi ra, để tạo bầu khơng khí vui vẻ trong lớp học GV tránh so sánh các trẻ với nhau, cư xử công bằng, nhẹ nhàng đồng thời giúp trẻ có cơ hội sửa sai rút kinh nghiệm bài học cho chính mình. Những trẻ được sống trong môi trường lớp học thân thiện, yêu thương đoàn kết sẽ biết quan tâm và yêu thương các bạn. GV có thể sưu tầm, tổ chức một số trò chơi tạo cho trẻ được thể hiện sự quan tâm và yêu thương lẫn nhau. Chúng tơi đề xuất một số trị chơi GV có thể tổ chức trong lớp học tạo cho trẻ được sống trong một môi trường đầy yêu thương và gắn bó cùng nhau (Phụ lục 9).
3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng một số tiết dạy để giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ
a. Mục đích và ý nghĩa
Dạy học cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học được tổ chức có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích nhằm hình thành các năng lực nhận thức cho trẻ, trang bị cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo.
Tùy theo mục đích dạy học GV có thể tổ chức dạy học cho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau, trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng này, ngoài việc tổ chức dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, lồng ghép các hoạt động vui chơi hằng ngày. Chúng tôi tiến hành dạy trẻ theo hình thức lên “tiết dạy”. Với mục đích qua những tiết dạy GV giúp trẻ hệ thống và chính xác hóa những biểu tượng mà trẻ lĩnh hội trong đời sống hằng ngày và tích lũy thêm những kiến thức mới để vận dụng vào trong cuộc sống.
Hơn nữa, kết quả khảo sát chương 2 cho thấy, mức độ kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi ở mức trung bình. Ở tiêu chí nhận biết cảm xúc của người khác qua tranh, cho thấy vốn từ vựng về cảm xúc của trẻ ở mức thấp đa phần trẻ chỉ nhận biết được 3 cảm xúc: vui, buồn, giận. Theo nghiên cứu cho thấy, việc diễn đạt ngơn từ về cảm xúc có tác động xoa dịu đối với hệ thần kinh và giảm bớt các phản ứng trong vùng hạch hạnh nhân của não và tăng các hoạt động ở vùng rìa phải và giữa vỏ não từ đó sẽ giúp trẻ nhận thức được cảm xúc của mình và làm giảm các hành vi ở trẻ. Qua những tiết dạy sẽ giúp trẻ có vốn từ vựng về cảm xúc để mỗi khi trẻ trải qua các cảm xúc trẻ đều có thể gọi tên để nhận thức cảm xúc từ đó có thể kiểm sốt cảm xúc và đồng cảm với bạn [26, tr.316].
Bên cạnh đó, ở phần “Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ”. Yếu tố gây khó khăn đối với GV là “Nội
dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ khó thực hiện”. Với điểm trung bình
cao nhất là 2.51. Đồng thời GV chia sẻ nội dung giáo dục cảm xúc trừu tượng, ít tài liệu nên đa số GV đã lựa chọn hình thức lồng ghép là chủ yếu.
Dựa trên cơ sở lý luận, chương trình Bộ giáo dục đào tạo và thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX. Chúng tôi đã soạn giáo án lên tiết dạy trẻ qua 6 giờ dạy.
b. Nội dung và cách tiến hành
Nội dung chính của mỗi bài học giúp trẻ nhận diện 6 loại cảm xúc, đồng thời dạy trẻ biết cảm nhận nỗi buồn và chia vui với bạn thơng qua bài tập tình huống tranh vẽ, trị chơi, câu chuyện.
Giờ học 1: Giới thiệu chung về cảm xúc.
Giờ học 2, giờ học 3, giờ học 4: Tập trung dạy trẻ nhận diện cảm xúc vui,
buồn, ngạc nhiên, sợ hãi và xấu hổ. Đồng thời phân tích tranh về tình huống, trẻ thảo luận những cách chia sẻ và chia vui cùng bạn.
Giờ học 5 và giờ học 6: Dạy trẻ về cách nhận diện cảm xúc giận dữ và
cách giữ bình tĩnh bằng cách sử dụng “Kỹ thuật Rùa”. Với trẻ mầm non thường có nhiều vấn đề (dành đồ chơi, trẻ chạm vào bạn, làm đổ khối lắp ghép của bạn) khiến trẻ khó chịu có khi giận dữ và dẫn đến hành vi đánh bạn. Qua phần khảo sát chúng tôi nhận thấy đa phần GV gặp khó khăn trong việc giúp trẻ kiểm soát cơn giận dữ để điều chỉnh hành vi của trẻ. Thường thì GV sử dụng những câu nói “Con hãy bình tĩnh”. Cách nói này thật khó để giúp trẻ kiểm sốt và thay đổi hành vi. Đơi khi nó có thể làm tăng thêm phản ứng tức giận của trẻ. Vì vậy, chúng tơi đã sử dụng kỹ thuật Rùa để cung cấp cho trẻ chiến lược để thay đổi suy nghĩ của mình và thúc đẩy sự tự điều chỉnh. “Kỹ thuật Rùa” là một chiến lược về sự thay đổi hành vi đã được sử dụng thành công trong giáo dục mầm non ở độ tuổi mẫu giáo. Kỹ thuật Rùa ban đầu được phát triển để dạy người lớn về kỹ năng quản lý cơn tức giận. Sau đó được điều chỉnh và tích hợp vào trong chương trình kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo. Rùa mô tả một thời gian ông đã thất vọng ở trường. Rùa đã chứng minh làm thế nào rùa nghĩ là tốt nhất cho mình, Rùa suy nghĩ “dừng lại” sau đó đi vào vỏ bọc của mình và hít thở sâu ba cái. Sau đó rùa tự suy nghĩ với chính mình, “Tơi có thể bình tĩnh lại và nghĩ một số giải pháp để giải quyết vấn đề” Để có được mức độ hiệu quả cao giáo viên có thể mời các em thực hành bí quyết của Rùa [62] (Phụ lục 12).
3.3.4. Biện pháp 4: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX giáo dục kỹ năng NBVTHCX
a. Mục đích và ý nghĩa
Nghiên cứu đã cho thấy, cách cha mẹ đối xử với con cái như nghiêm khắc, thông cảm, dửng dưng hay yêu thương… đều có ảnh hưởng sâu sắc và lâu bền
đối với đời sống xúc cảm của trẻ. [10,tr.263] Gia đình là nơi trẻ nhận được sự giáo dục cảm xúc đầu tiên. Ngay từ bé, đứa trẻ nhận được sự quan tâm, yêu thương và gắn bó của cha mẹ sẽ có đời sống tâm lý ổn định và thể hiện cảm xúc tốt hơn. Trẻ cảm nhận được những tình cảm sâu lắng sẽ dễ dàng học tập tốt và mang lại cho người thân xung quanh sự vui vẻ và hạnh phúc. Sự phối hợp của cha mẹ và nhà trường sẽ có ý nghĩa quan trọng để phát triển kỹ năng này cho trẻ. Qua việc trao đổi với giáo viên sẽ giúp cha mẹ hiểu được con mình trong mơi trường lớp học cũng như thấy được sự cần thiết và phương pháp giáo dục trẻ. Từ đó, cha mẹ sẽ hỗ trợ và mở rộng việc giáo dục cảm xúc cho trẻ tại nhà; ngược lại qua trao đổi thơng tin với gia đình sẽ giúp giáo viên nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ khi ở nhà. Việc dạy kỹ năng cho trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài sự thống nhất trong giáo dục giữa gia đình và nhà trường sẽ tạo điều kiện phát triển liên tục trong việc học tập và giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.Vì vậy sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường sẽ là nền tảng quan trọng để nâng cao sự phát triển kỹ năng này cho trẻ.
b. Nội dung và cách tiến hành
Trong những buổi họp hoặc khi đón trả trẻ GV có thể trao đổi với cha mẹ về vai trò quan trọng của việc giáo dục cảm xúc cho con mình. Mời cha mẹ tham gia vào hoạt động của trẻ tại trường (ngày 8/3, sinh nhật bạn, giúp đỡ các bạn khó khăn..) nếu có thể cùng đi với trẻ đến các trường thăm các bạn khuyết tật. Giúp cha mẹ nhận thấy được hình thức, phương pháp và các hoạt động tổ chức giáo dục kỹ năng NBVTHCX để giáo dục trẻ tại nhà. Sự có mặt tham gia