4.1. Bối cảnh và tình trạng khai thác cát
Ở Colombia, hoạt động khai thác trên sơng đóng vai trị quan trọng đối với nguồn cung cốt liệu, một phần vì thiếu khả năng tiếp cận với các mỏ đá cứng do có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ. Cát và sỏi khai thác từ sông cung cấp 40% tổng nhu cầu cốt liệu cả nước là 150 triệu tấn/năm, thậm chí lên đến 90% nhu cầu của một số vùng.
Tuy nhiên, có nhiều thách thức phát sinh từ các đơn vị khai thác trái phép và thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến danh tiếng của ngành. Do đó, đã có nỗ lực phối hợp trong đó Hiệp hội Cốt liệu Quốc gia, ASOGRAVA, đứng ra chủ trì để giải quyết các hoạt động khai thác vô trách nhiệm. Đây cũng là chủ đề của nghiên cứu điển hình này.
Hình 4.1.
Bản đồ Colombia
Khai thác cát trái phép là vấn đề phức tạp ở Colombia vì một số đơn vị khai thác có giấy phép khai thác và môi trường nhưng không tuân thủ luật pháp Colombia, ví dụ: khơng nộp thuế giá trị gia tăng; xe chở cát quá tải trọng cho phép; vi phạm quy định về sức khỏe và an toàn, v.v. Ngay cả khi hoạt động khai thác trên sông được cấp phép, hoạt động này chịu áp lực ngày càng gia tăng từ nhu cầu phát triển xã hội và nhu cầu bảo vệ mơi trường. Do đó, ngày càng khó có thể xin giấy phép môi trường mới để thực hiện khai thác cát và sỏi sông. Xu hướng điều chỉnh các điều kiện môi trường trên sông hiện nay khiến việc xin giấy phép khai thác cát sông trở nên bất khả thi.
4.2. Xây dựng khung quản trị
ASOGRAVAS đang đóng vai trị tích cực trong việc đảm bảo ngành này thực hiện khai thác cát sơng một cách có trách nhiệm, thơng qua kết nối rộng rãi với chính quyền khu vực, các tổ chức phi chính phủ và các đơn vị khai thác thủ cơng gia đình tại địa phương.
Một bước tiến lớn là việc tổ chức biên soạn văn bản mang tên Hướng dẫn Kỹ thuật và Môi trường Quốc gia về Hoạt động Khai thác trên sơng Có Trách nhiệm Năm 2015. Văn bản được mơ tả (bản tiếng Tây Ban Nha) có tên là “Instrumento Técnico-Ambiental de Procedimientos y Técnicas Necesarias para el Desarrollo Apropriado de la Extracción de Materiales de Arrastre”.
Đây là kết quả hợp tác giữa ASOGRAVAS, UPME (Đơn vị Kế hoạch của Bộ Khai thác Mỏ) và UPTC (Đại học Kỹ thuật Colombia). Hình 4.2. Hướng dẫn Kỹ thuật và Mơi trường về Hoạt động Khai thác trên sơng Có Trách nhiệm
ASOGRAVAS và các đối tác hợp tác với sáu chính quyền khu vực, nơi có sáu sơng quan trọng của quốc gia với các đặc điểm độc đáo và khác biệt (núi cao hay tách dòng hoặc khúc khuỷu). Tất cả các sông này, Chicamoca, Charte, Guayuriba, Coello, Cuaca và Seco, đều nằm ở khu vực miền núi phía bắc Colombia. Quan trọng là, ASOGRAVAS ln tham vấn các tổ chức phi chính phủ cũng như với các thợ khai thác thủ công địa phương.
4.2.1. Cơ sở pháp lý
Hướng dẫn được xây dựng có tính đến các u cầu của một số luật khai thác:
Luật Khai thác D. 2655 năm 1988, khai thác mỏ với tư cách doanh nghiệp công, Điều 109 quy định về vật liệu xây dựng, Điều 113 về vật liệu khai thác từ sông.
Luật Khai thác D. 2462 năm 1989, về khai thác vật liệu xây dựng. Luật Khai thác 685 năm 2001, Điều 11 quy định về vật liệu xây dựng. Và một số bộ luật/luật môi trường:
Luật Môi trường D. 2811 năm 1974 về tài nguyên tái tạo và bảo vệ môi trường. Luật 221 năm 1997 và năm 1991, Điều 58, 79 và 80.
Luật 99 năm 1993 về giấy phép môi trường.
4.2.2. Thủ tục cấp phép và giấy phép
Giấy phép khai thác do Cơ quan Khai thác Quốc gia cấp. Giấy phép mơi trường do chính quyền khu vực (thành phố trực thuộc trung ương) cấp nếu khối lượng khai thác không vượt quá 250.000 m3/năm; nếu vượt quá khối lượng đó, Cơ quan Mơi trường Quốc gia sẽ xem xét cấp giấy phép. Cả hai loại giấy phép đều được cấp có thời hạn bằng thời gian tồn tại của dự án.
Trong hầu hết các trường hợp, để xin giấy phép khai thác và môi trường, cần rất nhiều thời gian. Chính phủ đang nỗ lực để giảm thời gian cấp phép khai thác, mặc dù các công ty cần thực hiện một quy trình mới là tham vấn địa phương trước khi ký hợp đồng khai thác, và điều đó cần có thời gian.
Quy trình cấp phép có lẽ là một trong những phần chi tiết nhất của hướng dẫn về hoạt động khai thác trên sơng, có thể được tìm thấy ở bất kỳ đâu. Hướng dẫn này có tính đến tất cả các đặc điểm của sơng, cũng như phản ánh các giai đoạn El Niđo khơ và La Niña mưa.
Đặc điểm của trầm tích sơng dựa trên quy hoạch sông (phần trên) và mặt cắt nghiêng (phần dưới) từ nguồn sông đến đồng bằng sơng như hình. Hình 4.3. Đặc điểm đồng bằng sơng
Cơng ty xin giấy phép sau đó phải đánh giá khu vực đề xuất khai thác về các phương diện sau: Địa chất học.
Địa mạo.
Địa kỹ thuật (lấy mẫu, đánh giá vĩ mơ, phân bố kích thước hạt, khả năng chống mài mòn). Thảm thực vật.
Thủy lực (độ lắng tối đa và tối thiểu, tính các tốn thông số). Địa chất thủy văn.
Thủy văn (đánh giá lưu vực, khí hậu địa phương, xung đột nguồn nước). Địa phương hóa.
Tiếp đó, xem xét các phương pháp khai thác sau:
Khai thác trên ruộng bậc thang và bãi bồi, bằng cách khai thác lộ thiên, thường là khai thác khô.
Khai thác trong luồng sơng đang hoạt động, có thể sử dụng máy nạo vét hút cát, kéo trên sà lan, phương pháp thủ công hoặc khai thác khơ.
Sau đó phân loại khu vực theo độ nhạy cảm với môi trường:
Độ nhạy cao, được coi là khu vực loại trừ, không bao giờ được phép khai thác.
Độ nhạy vừa phải, trung bình, được coi là các khu vực dễ bị tổn thương về mơi trường hoặc nhạy cảm về xã hội, có thể cho phép khai thác hạn chế.
Độ nhạy thấp, có thể cho phép khai thác tại các khu vực này.
Trong trường hợp được phép khai thác, phải xem xét thích đáng quyền của người khai thác thủ cơng và cộng đồng địa phương; nếu cần, phải có biện pháp đền bù cho các đối tượng dễ bị tổn thương này.
4.3. Giám sát mức độ tuân thủ và theo dõi hoạt động trái phép
Giám sát mức độ tuân thủ hiện do các bên bao gồm quân đội, cảnh sát, chính quyền địa phương cũng như các Cơ quan Khai thác và Môi trường Liên bang thực hiện. Ngồi ra cịn có sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Các cơng nghệ mới nhất về chụp ảnh vệ tinh và máy bay không người lái được nhà chức trách tận dụng tối đa.
Tóm lại, ASOGRAVAS ủng hộ năm quy tắc chính đối với hoạt động khai thác trên sông: Khai thác trên sơng khơng chỉ ln hợp pháp (có giấy phép khai thác và mơi trường) mà
cịn phải có trách nhiệm. Cần có các cơ chế mạnh để chống lại các hoạt động trái phép bao gồm cả trốn thuế.
Cần xây dựng các chỉ số cảm quan khai thác đối với hoạt động khai thác trên sông; hoạt động này phải có đánh giá địa chất thủy văn, trầm tích thủy văn và biến đổi khí hậu. Cần đánh giá quản lý rủi ro để xác định các phương pháp tốt nhất ngăn ngừa lũ lụt và
Hình ảnh về thực hành tốt trong việc gia cố bờ, khôi phục và bảo tồn đa dạng sinh học trong và sau khi khai thác cát ở sơng Salda, thuộc Tolima, Colombia; có thể tải video về dự án tại đây (bằng tiếng Tây
Ban Nha); điều này thể hiện sự chú trọng đến tăng cường đa dạng sinh học tại địa phương.
Hình 2.1. Hình 2.1. Khai thác trái phép cát lịng sơng
Cũng là cam kết về tính trách nhiệm, năm 2017 ASOGRAVAS phát động chiến dịch “Compra Formal, Construye Legal” (“Mua có Trách nhiệm, Xây dựng Hợp pháp”), chiến dịch này được Bộ Mỏ & Năng lượng, Cơ quan Khai thác Quốc gia, cũng như Cục Thuế và cơ quan môi trường ủng hộ. Chiến dịch đã mang lại những lợi ích rất tích cực cho tất cả các bên liên quan.
Cần sử dụng các hệ thống giám sát tinh vi như hình ảnh vệ tinh và máy bay khơng người lái để bổ trợ các nghiên cứu và đánh giá thực địa.
Cần xây dựng các hướng dẫn toàn cầu và các nguyên tắc thực hành tốt cho ngành này bao gồm cải tạo và phục hồi hiện trạng sau khi khai thác trên sơng.
Bài học chính
Thực hành tốt
Tồn tại của một hiệp hội cốt liệu chuyên nghiệp có trách nhiệm.
Bản hướng dẫn là sản phẩm hợp tác đặc biệt giữa các cơ quan quản lý khai thác và trường đại học kỹ thuật hướng tới khai thác từ sơng có trách nhiệm.
Bản hướng dẫn ra đời trong bối cảnh khó khăn gia tăng mà các đơn vị khai thác có trách nhiệm gặp phải khi xin giấy phép do các phản đối về mơi trường vì sơ suất của ngành. Tham vấn được thực hiện với chính quyền thành phố có liên quan, các tổ chức phi chính
phủ trong khu vực và các đơn vị khai thác thủ cơng quanh sáu sơng chính.
Các hướng dẫn chi tiết được thống nhất dựa trên cả luật khai thác và luật mơi trường, bao gồm tính tốn trầm tích, các khía cạnh pháp lý của việc cấp phép và đánh giá rủi ro môi trường.
Hướng dẫn bao gồm các chỉ số nhạy cảm trong khai thác đối với hoạt động khai thác ở từng sông, bao gồm địa chất thủy văn, trầm tích thủy văn.
Hướng dẫn cũng bao gồm các đánh giá theo mùa và khí hậu, chẳng hạn các đợt El Niđo và La Niña, cũng như đánh giá quản lý rủi ro để ngăn chặn lũ lụt và thiệt hại các kết cấu hạ tầng.
Cải tạo và phục hồi sông là một phần khi kết thúc hoạt động khai thác.
Thực thi đến từ nhiều phía thậm chí có thể bao gồm qn đội và cảnh sát cùng với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý môi trường và khai thác mỏ liên bang.
Có các cơ chế mạnh mẽ để ngăn chặn mọi hoạt động bất hợp pháp đang diễn ra, bao gồm cả sử dụng các hệ thống giám sát tinh vi như hình ảnh vệ tinh và máy bay không người lái khi tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực địa.
Nhận được hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan chính phủ khi khai thác được chính quy hóa, từ đó, làm tăng các khoản thuế thu của họ; các cơ quan quản lý an toàn cũng được hưởng lợi tương tự.
Quy trình được bổ sung bởi chiến dịch rất thành cơng “Mua có Trách nhiệm, Xây dựng Hợp pháp” với sự tham gia của ngành xây dựng mong muốn xây dựng các cơng trình sử dụng cốt liệu có chất lượng cao hơn.
Mặt cần cải thiện
Một số đơn vị khai thác tại các địa điểm được phép khai thác vẫn có thể khai thác một cách vơ trách nhiệm.
Tình trạng vi phạm các luật khác, chẳng hạn, nộp thuế vẫn tồn tại.
Quá trình mở rộng chiến dịch trên toàn quốc được theo đuổi với quyết tâm cao nhưng đang diễn ra khá chậm.
Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn về Khai thác Trên sơng Có Trách nhiệm, UPME & UPTC năm 2015 (tiếng Tây
Ban Nha là “Instrumento tecnico-Ambiental de Procedimientos y Tecnicas Necesarias para el Desarrollo Apropriado de la Extracción de Materiales de Arrastre”).