PHỤ LỤC 9 VƯƠNG QUỐC AN H KHAI THÁC CÁT BIỂN

Một phần của tài liệu PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA (Trang 46 - 50)

9.1. Bối cảnh và tình trạng khai thác cát sơng

Hoạt động nạo vét cát và sỏi từ đáy biển đã được thực hiện từ lâu ở Anh (cũng như ở các nước Châu Âu khác giáp Biển Bắc hay Bạch Hải) để phục vụ nhu cầu vật liệu được sử dụng làm cốt liệu xây dựng, bồi đắp bãi biển và cải tạo đất. Cốt liệu từ các nguồn biển đóng vai trị rất quan trọng trong việc duy trì nguồn cung, đặc biệt là cho các thị trường ở Luân Đôn và khu vực Đông Nam của Anh, những nơi thiếu các nguồn tài nguyên địa phương trên đất liền. Hoạt động khai thác cốt liệu trên biển được thực hiện bằng các tàu cuốc. Tàu cuốc phễu hút sử dụng máy bơm công suất lớn để hút nước biển và trầm tích từ đáy biển. Hỗn hợp nước và trầm tích sau đó được bơm vào khoang chứa của tàu cuốc. Khoang này giữ lượng trầm tích cần thiết, hồn lưu nước và trầm tích lơ lửng (dạng huyền phù) trở lại biển. Trầm tích được vận chuyển đến cầu cảng tại cảng, từ đó, được bốc dỡ và xử lý.

Hoạt động nạo vét cốt liệu trên biển - gồm cả lập kế hoạch, đánh giá môi trường, cấp phép, giám sát - phát triển đáng kể những năm gần đây. Cùng với thay đổi chế độ cấp phép theo luật định, và tiến bộ trong hiểu biết khoa học về tác động của hoạt động nạo vét cốt liệu, ngành cốt liệu hàng hải cũng thực hiện các thực hành tốt tự nguyện để giảm thiểu và quản lý các tác động do hoạt động nạo vét gây ra.

Đối với hoạt động này, Hướng dẫn Thực hành Tốt, Khai thác Bằng cách Nạo vét Cốt liệu từ Đáy biển của Anh, 2017 được xây dựng bởi Hiệp hội Các nhà Sản xuất Cốt liệu Từ biển của Anh

(BMAPA) và công ty The Crown Estate. Tài liệu bao gồm các quy hoạch, cấp phép, đánh giá môi trường, giám sát, phương pháp quản lý và giảm thiểu được sử dụng để bảo vệ môi trường và các lợi ích khác dưới đáy biển và đảm bảo tính bền vững của ngành.

9.2. Xây dựng khung quản trị

9.2.1. Quy định và thủ tục cấp phép

Giấy phép hàng hải được cấp theo Quy định về Cơng trình Hàng hải (Đánh giá Tác động Môi trường) 2007 (được sửa đổi năm 2011), dựa trên Chỉ thị Đánh giá Tác động Môi trường của EU. Ngoài ra, bất kỳ giấy phép hàng hải nào được cấp sẽ phải xem xét các yêu cầu của Quy định Bảo tồn (Môi trường sống Tự nhiên) 1994 và Quy định Bảo tồn Mơi trường sống và Lồi 2010 và Quy định Bảo tồn Biển Ngồi khơi (Mơi trường sống Tự nhiên) 2007.

9.2.2. Quy định liên quan đến thực hành khai thác

Phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo khu vực, địa điểm khai thác cụ thể, ven biển và lũy tích. Các đánh giá này bao gồm:

Các tác động vật lý tiềm ẩn, ví dụ gồm:

 Thay đổi điều kiện sóng, độ cao, cường độ, v.v. Giảm tác dụng che chắn của các bờ cát.

 Gián tiếp loại bỏ vật liệu từ các bãi biển.  Thay đổi dòng chảy thủy triều.

 Thay đổi đường dẫn bồi tụ trầm tích. Các tác động sinh học tiềm ẩn bao gồm:

 Môi trường sống và sinh vật trú ngụ dưới đáy biển.  Cá và động vật thủy sinh có vỏ.

 Các lồi chim biển và chim ven biển.  Động vật biển có vú.

Tác động kinh tế và xã hội tiềm ẩn bao gồm:  Hiện diện của tàu cuốc.

 Ảnh hưởng đến các tài sản được lắp đặt ngầm.  Di dời khỏi các khu vực nạo vét được cấp phép.  Tạo các mảng trầm tích đục.

9.3. Giám sát mức độ tuân thủ và theo dõi hoạt động trái phép

Cần giám sát bằng cách thiết lập ranh giới trước khi nạo vét cùng với kiểm tra vận hành thường xuyên và kiểm tra tổng quan sau nạo vét. Ban hành các thông báo cấm và/hoặc loại trừ khu vực nếu những thơng báo này cho thấy các lồi sinh vật biển hoặc môi trường sống bị hủy hoại.

Theo kinh nghiệm của Hiệp hội Sản phẩm Khoáng sản Vương quốc Anh (MPA), giải thích cho cơng chúng về lý do nạo vét biển là rất quan trọng, trong đó luận chứng rằng hoạt động nạo vét biển luôn lưu tâm giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học và môi trường đường bờ biển gần vùng khai thác.

Sổ tay “Nạo vét cốt liệu và đường bờ biển Norfolk, triển vọng khu vực về việc nạo vét cát và sỏi biển xa bờ Norfolk kể từ kỷ băng hà” được MPA soạn thảo để giải thích tác động của nạo vét

ngồi khơi đối với bờ biển Norfolk (xem hình 9.1). Ấn phẩm này giải thích quy trình cấp phép mà đơn vị khai thác phải trải qua cùng với tất cả tác động tiềm ẩn đã được đánh giá. Ngoài ra, ấn phẩm cũng xem xét đến cấu trúc địa chất trong khu vực để giải thích rằng hoạt động nạo vét ngồi khơi có trách nhiệm khơng liên quan đến hiện tượng xói mịn bờ biển tự nhiên vốn diễn ra từ thời tiền sử.

Như mô tả trong Phụ lục 9, nạo vét cát và sỏi từ đáy biển (> 15km ngoài khơi ở độ sâu 20m - 40m) được thực hiện từ lâu ở Anh (cũng như ở các nước Châu Âu khác giáp Biển Bắc) để phục vụ nhu cầu vật liệu được sử dụng làm cốt liệu xây dựng, bồi đắp bãi biển và cải tạo đất. Cốt liệu từ các biển là nguồn cung rất quan trọng, đặc biệt là, cho các thị trường ở London và miền Đông Nam của Anh, những khu vực hiện thiếu nguồn tài nguyên tại chỗ trên đất liền.

Hình 9.1.

Bản đồ phía Đơng Anglia

Sơ đồ các khu vực được phép nạo vét ngoài khơi bờ biển phía đơng của Anh Quốc, ngoài khơi các quận Norfolk, Suffolk và Essex.

Hoạt động nạo vét được thực hiện ở độ sâu 15-40km ngoài khơi, và ở độ sâu 10-50m. Quá trình nạo vét, được dẫn hướng theo hệ thống định vị toàn cầu (GPS), bao gồm vận chuyển dọc đường ống dọc theo đáy biển với tốc độ 3-5 km/ giờ, thường dẫn đến tạo ra vết cắt trầm tích sâu khoảng 0,3m và rộng 2m.

9.3.1. Lưu ý đối với khai thác trên sông

Ở Anh, hoạt động khai thác trên sơng khơng cịn được cho phép, ngoại trừ nạo vét bùn để tăng cơng suất dịng chảy của sơng, cải thiện giao thông và ngăn chặn lũ lụt. Gần đây hoạt động này đã trở thành ưu tiên của các chính quyền địa phương (ngay cả sau khi Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), Vương quốc Anh vẫn tự nguyện tuân thủ nhiều chỉ thị của EU về các vấn đề liên quan).

Các cơ quan quy hoạch được yêu cầu xem xét nguy cơ lũ lụt khi giao đất để phát triển. Các cơ quan này cần lập các chính sách quy hoạch riêng bao gồm Đánh giá Rủi ro Lũ lụt Chiến lược; xác định vị trí của các khu vực bảo vệ khống sản và phân bổ địa điểm, đặc biệt là khu vực liên quan đến các hoạt động khai thác cát và sỏi thường nằm trong các bãi bồi có nguy cơ. Có thể tìm hiểu các lợi ích, chẳng hạn như khơi phục hoạt động khoáng sản nằm trong các khu vực có nguy cơ lũ lụt để tăng khả năng trữ nước lũ, giúp cải thiện môi trường tự nhiên. Hướng dẫn đầy đủ của Vương quốc Anh về rủi ro lũ lụt và biến đổi ven biển có thể được xem tại đây: https://www.gov.uk/guidance/flood-risk-and-coastal-change.

Bài học chính Thực hành tốt

 Khai thác biển được cho phép chặt chẽ theo luật của Liên minh Châu Âu (tiền Brexit) và Vương quốc Anh.

 Đánh giá tác động môi trường trên quy mô lớn cho khu vực khai thác đang xin giấy phép là đòi hỏi bắt buộc.

 Quy tắc Thực hành Tốt về khai thác biển được soạn thảo rất chi tiết.

 Tất cả các khu vực nạo vét đều được giám sát trước, trong và sau khi khai thác.

 Tàu được giám sát bằng GPS để đảm bảo tuân thủ chỉ hoạt động trong khu vực được chỉ định.

 Khai thác được thực hiện bằng các máy bơm hút, với q trình rửa cốt liệu trong tàu.  Có sự kết nối sâu rộng với công chúng.

 Khai thác cát và sỏi ven sông bị cấm, trừ trường hợp có lý do thuyết phục.  Một hiệp hội cốt liệu quốc gia hoạt động hiệu quả và uy tín.

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn về nguy cơ lũ lụt và biến đổi ven biển của Vương quốc Anh có tại: https://www. gov.uk/guidance/flood-risk-and-coastal-change

2. The Crown Estate, “Hướng dẫn Thực hành Tốt của BMAPA, khai thác bằng cách nạo vét cốt liệu từ đáy biển của Anh, năm 2017”.

3. The Crown Estate, “BMAPA, nạo vét cốt liệu và đường bờ biển Norfolk, viễn cảnh cát và sỏi biển ngoài khơi bờ biển Norfolk kể từ Kỷ Băng Hà”.

Một phần của tài liệu PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)