PHỤ LỤC 7 CANADA, TỈNH ALBERTA

Một phần của tài liệu PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA (Trang 39 - 42)

7.1. Bối cảnh và tình trạng khai thác cát sơng

Ngành khai thác cốt liệu được quản lý rất chặt chẽ ở Alberta, nơi các công ty phải tuân thủ nhiều luật và quy định về môi trường. Hiện tại, có hơn 20 đạo luật, chính sách và quy định của thành phố, tỉnh và liên bang để quản lý các hoạt động khai thác cốt liệu ở Alberta. Các kế hoạch cụ thể phải được đệ trình lên Sở Mơi trường Alberta trong đó trình bày chi tiết kế hoạch khai thác, chiến lược bảo tồn và kế hoạch cải tạo đối với tất cả đề xuất khai thác cốt liệu. Điều này bao gồm cả các cân nhắc đặc biệt về chất lượng nước, thảm thực vật và động vật hoang dã xung quanh. Các công ty phải nộp cho chính quyền tỉnh một khoản gọi là Bảo đảm Cải tạo (tài chính): chính phủ giữ số tiền này cho đến khi khu vực khai thác được trả về khả năng sử dụng đất tương đương.

Hình 7.1.

Bản đồ tỉnh Alberta

Khai thác cát sông là tập quán ở Canada từ những năm 1970, đặc biệt là ở Tỉnh Alberta, nơi cung cấp khoảng 40% nhu cầu cốt liệu của địa phương. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực ngày càng tăng đối với môi trường, kể từ năm 2010, lệnh tạm ngừng khai thác cát đã được

áp dụng một cách hiệu quả, thơng qua ban hành Chính sách về cốt liệu của các vùng nước mặt của Alberta, đặc điểm, hiện trạng và công việc trong tương lai, Chính quyền Alberta, tháng 11 năm 2010.

7.2. Xây dựng khung quản trị

7.2.1. Quy định và thủ tục cấp phép

Chính sách về cốt liệu của các vùng nước mặt của Alberta (SWBAP, 2010) quy định các hoạt động khai thác cốt liệu trong luồng sông đang hoạt động thuộc các vùng nước mặt là một vấn đề đáng quan ngại vì các hoạt động có liên quan đã được chứng minh tác động tiêu cực sâu sắc đến các loài thủy sinh và mơi trường sống của chúng, chất lượng nước, hình thái của lịng, bờ của vùng nước cũng như môi trường sống trên cạn ven sông. Các thay đổi vật lý đối với vùng nước mặt do khai thác cốt liệu cũng tác động xấu đến các vùng đất và kết cấu hạ tầng lân cận, cả ở thượng nguồn và hạ lưu của điểm khai thác. Tùy thuộc vào mức độ gần bờ, khai thác cốt liệu ở các khu vực bên ngồi luồng sơng đang hoạt động có thể có ảnh hưởng đến các lồi cá và mơi trường sống của chúng. Cần có các quy trình khai thác và thực hành quản lý tốt nhất để giảm thiểu các tác động có thể xảy ra nói trên.

Theo đó, hiện tại, SWBAP đóng vai trị:

 Hạn chế khai thác vật liệu bề mặt trong luồng sông đang hoạt động của vùng nước mặt.  Cho phép khai thác ở các vùng nước mặt không hoạt động (bao gồm cả bãi bồi), nơi có thể

xác định và giảm thiểu rủi ro của hoạt động này.

Từ năm 2010, hoạt động khai thác chỉ được cho phép khi đã thực hiện các khảo sát thủy lực và địa chất thủy văn. Không được khai thác trong luồng sơng đang hoạt động và có một số tranh luận về việc xác định khu vực không hoạt động.

Gần đây, đã có phong trào bổ sung các hướng dẫn chính sách mới liên quan đến hoạt động khai thác cốt liệu trong khu vực bãi bồi của sông, xét về mặt tích cực cho thấy các hoạt động khai thác cốt liệu như vậy tạo ra khả năng lưu trữ lũ.

Dự thảo Bộ Quy tắc Thực hành đang được thảo luận với nhiều bên liên quan hơn.

“Dự thảo Hướng dẫn Đánh giá Rủi ro các Hố ở Bãi bồi 1:100 năm, Tháng 11/2020” hỗ trợ:

` Khai thác tài nguyên bền vững. ` Xác định và quản lý rủi ro.

` Giảm thiểu các mốc thời gian phê duyệt bằng cách phác thảo phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro có khoa học để khai thác các hố ở bãi bồi trong 1:100 năm.

` Cải thiện tính chắc chắn, tiến trình và tính minh bạch của quy định.

` Khung pháp lý quy định các hố khai thác.

` Khung quy định hiện hành đối với các hố vật liệu bề mặt.  Hình 7.3. Dự thảo Hướng dẫn Đánh giá Rủi ro các hố ở bãi bồi trong 1:100 năm, Tháng 11/2020Hình 7.2. Khung ra quyết định đối với các hố sau khai thác tại khu vực bãi bồi trong một vùng nước

Các bước trong hướng dẫn này được trình bày như sau:  Sắp xếp theo quy định và lập kế hoạch xin phép.

 Xác định xem hố có nằm trong bãi bồi năm 1:100 hay khơng.

 Quy trình đánh giá rủi ro, thơng qua sàng lọc rủi ro và đánh giá rủi ro chính thức.  Ra quyết định.

Bài học chính Thực hành tốt

 Alberta là khu vực duy nhất ở Canada nơi khoảng 40% sản lượng của tỉnh là từ nạo vét sông; khai thác cát sơng ở đây được kiểm sốt rất chặt chẽ.

 Khai thác từ sông hiện nay chỉ được phép thực hiện sau khi đã thực hiện các cuộc khảo sát thủy lực và địa chất thủy văn quy mô lớn.

 Các đơn vị khai thác phải nộp một khoản tiền bảo đảm cải tạo để đảm bảo khai thác có trách nhiệm và khơi phục địa điểm được phép khai thác.

 Không được phép khai thác trong lịng sơng đang hoạt động và có một số tranh luận về việc xác định các khu vực không hoạt động.

 Cấm khai thác vật liệu bề mặt trong các lịng sơng đang hoạt động của vùng nước mặt.  Cho phép khai thác ở các khu vực không hoạt động của vùng nước mặt (bao gồm cả bãi

bồi), nơi có thể xác định và giảm thiểu rủi ro của hoạt động này.

 Thiết lập khuôn khổ ra quyết định thông qua cách tiếp cận dựa trên nguy cơ.

 Hiện đang thảo luận điều kiện nào có thể cho phép khai thác cạn trên bãi bồi trên cơ sở công nhận tác động tích cực của nó đối với quản lý lũ lụt.

 Tập trung chủ yếu vào các lồi và mơi trường sống dưới nước và sinh cảnh trên cạn khu vực ven sơng.

Mặt cần cải thiện

Liệu chính sách có quá hà khắc khi loại trừ những thứ có thể khai thác bền vững không?

Tài liệu tham khảo

1. “Chính sách về cốt liệu của các vùng nước mặt của Alberta, đặc điểm, hiện trạng và công việc trong tương lai”, Chính quyền Alberta, tháng 11 năm 2010.

2. Dự thảo Hướng dẫn Đánh giá Rủi ro các hố ở Bãi bồi năm 1:100”, Tháng 11/2020.

Một phần của tài liệu PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)