PHỤ LỤC 8 NEW ZEALAN D SÔNG CANTERBURY

Một phần của tài liệu PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA (Trang 42 - 46)

8.1. Bối cảnh và tình trạng khai thác cát sơng

Hiệp hội Cốt liệu và Khai thác đá New Zealand (AQA) ghi nhận hoạt động khai thác trên sơng điển hình ở khu vực rất nhạy cảm là Canterbury thuộc South Island, tại các khu vực này sản lượng cát khai thác trên sông chiếm 40% nguồn cung địa phương.

Trước đây, nạo vét sông được thực hiện khi xem xét đến lưu thơng dịng chảy và quản lý nguy cơ lũ lụt. Tuy nhiên, khi giấy phép khai thác liên quan mật thiết đến bảo tồn đa dạng sinh học, ngành nuôi chim yến và sinh sản của cá ngày càng phát triển, vì vậy, hoạt động khai thác trên sông bị hạn chế trong thời gian mực nước trên sông thấp.

Hình 8.1.

Bản đồ khu vực Canterbury

8.2. Xây dựng khung quản trị

Quy tắc Thực hành Khai thác Sỏi sông Canterbury 2017 là nghiên cứu điển hình về thực hành

tốt nhất trong khai thác từ sơng. Nó đưa ra các hướng dẫn về quản lý khai thác sỏi từ lòng sông trong khu vực. Xây dựng quy tắc này là một khuyến nghị trong Chiến lược Quản lý Sỏi sông Khu vực Canterbury (GMS) theo Đạo luật của Chính quyền Địa phương 2002 và được Hội đồng Môi trường Canterbury thông qua năm 2012.

Bộ quy tắc lưu ý khai thác sỏi đóng vai trị quan trọng trong quản lý nguy cơ lũ lụt tại Canterbury. Quản lý sỏi và thảm thực vật trong lịng sơng có thể tăng cường tính ổn định của luồng sông và hạn chế nguy cơ lũ lụt. Nhưng khai thác sỏi q mức sẽ gia tăng xói mịn và rửa trơi, khiến các tài sản như cửa lấy nước, bờ ngăn và thảm thực vật gần bờ chịu rủi ro rất lớn.

Khai thác sỏi có thể duy trì và cải thiện mơi trường sơng đồng thời góp phần vào mục tiêu tổng thể của Sở Môi trường Canterbury về quản lý khai thác sỏi bền vững nhằm quản lý lũ lụt và chống xói mịn đồng thời bảo vệ và nâng cao các giá trị mơi trường, văn hóa, kinh tế và xã hội.

8.2.1. Quy định liên quan đến thực hành khai thác

Các tiêu chuẩn trong Bộ Quy tắc xác định các thực hành tốt về môi trường thông qua:  Nhận biết và bảo vệ đặc điểm tự nhiên của lịng sơng bện.

 Xem xét mơi trường sống và đa dạng hình thái.  Giảm thiểu cơng trình trong vùng nước chảy.  Giảm thiểu xả cặn hoặc chất gây ô nhiễm.

 Giảm thiểu/tránh ảnh hưởng của các hoạt động đến môi trường sống, sinh sản và di cư của cá, việc khai thác bị hạn chế trong thời gian mực nước sông thấp.

 Nhận biết mức độ nhạy cảm của các địa điểm khảo cổ hoặc di tích lịch sử.  Nhận biết các giá trị sinh thái của sông.

 Nhận thức và đáp ứng các giá trị văn hóa.  Nhận biết và xem xét các trường hợp khẩn cấp.  Giảm thiểu di chuyển của dịch hại thủy sinh.  Quản lý nguy cơ lũ lụt và xói mịn.

Bộ quy tắc đưa ra các yêu cầu chi tiết về khai thác khác nhau như:  Cấm các phương tiện, máy móc đi vào vùng nước chảy.

 Các cơng trình tạm thời chỉ được cho phép trong thời gian ngắn và không được cản trở khu vực cá sinh sản.

 Có các biện pháp nghiêm ngặt phịng ngừa chống rị rỉ nhiên liệu; khu vực chứa nhiên liệu phải cao hơn mực nước lũ.

 Giảm thiểu phát thải bụi.

Ngành công nghiệp khai thác đá địa phương hiện cũng đã xây dựng “Quy tắc Thực hành Tốt 2019” tự nguyện cho tất cả các hoạt động khai thác ở vùng Greater Christchurch. Bộ Quy tắc Thực hành cung cấp khuôn khổ về quản lý có trách nhiệm và các thực hành tốt trong ngành với tầm nhìn của đầy đủ các bên liên quan, hiện được thực hiện trong toàn khu vực.

Trong phần giới thiệu, Bộ Quy tắc nêu rõ ngành khai thác đá mong muốn hợp tác với các cơ quan hữu quan để xây dựng các giải pháp bền vững; cùng nhau xây dựng Bộ Quy tắc Thực hành Khai thác Đá để tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc thực hành tốt nhất. Điều này tạo hiểu biết súc tích về các nguyên tắc khai thác đá và đưa ra các chiến lược giảm thiểu một cách bền vững áp dụng cho các mỏ đá, đảm bảo đạt được các kết quả tích cực.

Các quan ngại của cộng đồng gần mỏ đá đang hoạt động hoặc được đề xuất khai thác bao gồm bụi, chất lượng khơng khí, chất lượng nước, phương tiện giao thông, giảm giá trị tiện ích, kỳ vọng thay đổi cảnh quan và các tác động tiềm ẩn lên tài sản tư nhân. Bộ quy tắc ngành được thiết kế để tạo niềm tin cho cộng đồng và chính quyền địa phương, đảm bảo rằng chỉ thực hiện các hoạt động khai thác đá an tồn và có trách nhiệm như đã thống nhất. Hướng dẫn Thực hành Tốt Canterbury và Bộ quy tắc Thực hành Tốt đã được các cơ quan cấp phép và ngành khai thác ở các khu vực khác của New Zealand thông qua.

8.3. Giám sát mức độ tuân thủ và theo dõi hoạt động trái phép

Trong khi các cơ quan chức năng có các cán bộ phụ trách đảm bảo sự tn thủ, cơng tác kiểm sốt chính thực sự lại do các cá nhân và cộng đồng địa phương thực hiện. Canterbury là khu vực du lịch còn nguyên sơ và chịu áp lực mạnh mẽ của công chúng về bảo tồn sinh thái.

8.3.1. Lưu ý quan trọng

Điều khoản tham chiếu của dự án bao gồm Sông Waikato ở North Island (Đảo Bắc), nhưng AQA báo cáo rằng hoạt động khai thác cát ở đó đã bị ngừng kể từ những năm 1970. Cát sắt hiện được khai thác từ vùng đất liền kề đầu Sơng Waikato. Cạnh đó, có một số khu vực nhỏ khai thác cát trên đất liền dọc theo bờ sơng, nhìn chung cách sơng khơng q 30 mét. Vẫn còn nhiều hoạt động khai thác trên sơng ở New Zealand, nhìn chung, chủ yếu để quản lý dòng chảy và giảm thiểu lũ lụt, đồng thời cung cấp nguồn cát và sỏi hiệu quả về chi phí cho hoạt động xây dựng. Hầu hết các khu vực hiện nay có các điều kiện cấp phép tương tự như ở Canterbury.

Động lực chính hạn chế hoạt động khai thác trên sơng là do mưa ít hơn và dịng chảy thấp hơn, làm suy thối sơng. Đặc biệt North Island có nhiều sơng dốc, hay bị suy thối tự nhiên. Dịng chảy thấp làm gia tăng suy thối cùng hiện tượng hạn hán những năm gần đây làm giảm đáng kể lượng khai thác trên sông ở một số khu vực, dẫn đến chuyển dịch sang các nguồn cung thay thế từ các mỏ đá cứng.

Bài học chính Thực hành tốt

 Tồn tại và ảnh hưởng tích cực của một hiệp hội cốt liệu quốc gia uy tín.

 Nghiên cứu điển hình đạt được mục tiêu tổng thể là khai thác sỏi bền vững cho mục đích quản lý lũ lụt và kiểm sốt xói mịn, đồng thời bảo vệ và nâng cao các giá trị về mơi trường, văn hóa, xã hội và kinh tế.

 Thừa nhận quản lý kém hoạt động khai thác trên sông gây ra suy thối mơi trường nghiêm trọng, nhưng cũng thừa nhận khai thác cát và sỏi một cách thông minh từ các sơng cũng có thể mang lại lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế.

 Do Đạo luật của Chính quyền Địa phương được áp dụng cho các hội đồng khu vực, cấp phép tại địa phương được ủy quyền cho từng vùng và mang tính cụ thể cao.

 Kiểm soát tuân thủ bổ sung được giao cho công chúng giám sát và báo cáo về bất kỳ sơ suất nào.

 Yêu cầu kỹ thuật:

y cấm các phương tiện, máy móc đi vào vùng nước chảy;

y các cơng trình tạm thời chỉ được phép sử dụng trong thời gian ngắn và không được cản trở khu vực cá sinh sản;

y có các biện pháp phịng ngừa nghiêm ngặt chống rò rỉ nhiên liệu; khu vực chứa nhiên liệu phải trên mực nước lũ;

y phải giảm thiểu phát thải bụi.

 Ngành công nghiệp này đã xây dựng một quy tắc ứng xử tự nguyện với mục đích tạo ra tuân thủ của cộng đồng và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động khai thác an toàn và có trách nhiệm như đã thỏa thuận sẽ được thực hiện.

Tài liệu tham khảo

1. “Hướng dẫn & Bộ quy tắc Thực hành Khai thác Trên sông của Hội đồng Khu vực Canterbury”. 2. Bộ quy tắc thực hành tốt áp dụng tự nguyện với tất cả các hoạt động khai thác đá ở vùng

Greater Christchurch.

Một phần của tài liệu PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)