PHỤ LỤC 6 MỸ SÔNG MISSISSIPP

Một phần của tài liệu PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA (Trang 36 - 39)

6.1. Bối cảnh và tình trạng khai thác cát sơng

Tại Mỹ, hầu hết cát và sỏi được khai thác trên đất liền, khoảng chưa tới 2% được khai thác từ các sông lớn hơn, chủ yếu là Mississippi. Dựa trên Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ năm 2019, tổng cộng 979 triệu tấn cát và sỏi đã được khai thác. 2% lượng này tương đương với khoảng 19 triệu tấn/năm là cát sỏi được khai thác từ sơng.Hình 6.1. Bản đồ sông Mississippi

Khai thác cát và sỏi bằng cách nạo vét vùng nước hoặc thậm chí gần vùng nước (bao gồm cả vùng đất ngập nước) địi hỏi quy trình cấp phép dài dịng và chi tiết như các tác động mơi trường đến vùng nước, các lồi có nguy cơ tuyệt chủng, bờ sông và đất xung quanh, hoạt động nông nghiệp, đánh bắt cá và các vấn đề sinh thái khác. Đạo luật Nước sạch (có từ năm 1972) áp dụng hình phạt rất cao, được thực thi mạnh mẽ và có các quy định rất nghiêm ngặt về quyền khởi kiện của cơng dân. Do đó, hoạt động nạo vét bất hợp pháp ở Mỹ rất hiếm khi xảy ra.

6.2. Xây dựng khung quản trị

Như nhiều vấn đề môi trường ở Mỹ, quy định khai thác cát sơng được điều chỉnh tùy tình hình cụ thể thay vì sử dụng quy tắc thực hành tốt chung. Chương trình điều tiết của Cơng binh Lục qn Hoa Kỳ bao gồm cả quy định về việc khai thác và thải bỏ vật liệu nạo vét hoặc vật liệu san lấp vào vùng biển của Hoa Kỳ và các cơng trình xây dựng hoặc cơng trình trong vùng biển hàng hải của Hoa Kỳ, được đánh giá theo Mục 404 của Đạo luật Nước sạch và Mục 10 của Đạo luật Sơng ngịi và Bến cảng năm 1899. Các yêu cầu được tóm tắt trong nội dung trong bảng bên dưới, được trình bày chi tiết tại https://www.usace.army.mil/Missions/Civil- Works/Regulatory-Program-and-Permits/Obtain-a-Permit/.

Quản lý tài nguyên nước là vấn đề quan trọng đối với ngành cốt liệu của Mỹ. Hiệp hội Đá, Cát & Sỏi Quốc gia (NSSGA) đang tham gia vào nỗ lực vận động để làm rõ thế nào là tài nguyên nước chịu sự quản lý của liên bang, còn gọi là quy định Tài nguyên Nước của Hoa Kỳ (“WOTUS”) theo Đạo luật Nước sạch. Cuộc vận động bao gồm hàng trăm cuộc họp với quốc hội và một số chính quyền, cùng các ý kiến về quy định đề xuất và các vụ kiện đang diễn ra. Một số thành viên NSSGA tiến hành nạo vét các vùng nước lớn trên Sơng Mississippi nhằm tạo lợi ích bổ sung quan trọng là làm cạn bùn để tàu bè có thể đi lại qua sơng và hạn chế lũ lụt.

Xin giấy phép

Mọi hoạt động trong vùng biển hàng hải của quốc gia, bao gồm cả hoạt động xây dựng và nạo vét, đều phải xin giấy phép Công binh Lục quân Hoa Kỳ. Công binh Lục quân Hoa Kỳ sẽ ước tính lợi ích và thiệt hại dự kiến một cách hợp lý của các dự án được đề xuất, đồng thời ra quyết định cấp phép công nhận các giá trị thiết yếu của hệ sinh thái dưới nước của quốc gia đối với cộng đồng cũng như quyền sở hữu của các đơn vị tư nhân/cá nhân muốn sử dụng đất của họ. Trong q trình cấp phép, Cơng binh Lục qn Hoa Kỳ sẽ xem xét quan điểm của các cơ quan khác thuộc liên bang, tiểu bang và địa phương, cũng như các nhóm lợi ích và cộng đồng.

Xem xét cẩn thận các lợi ích cơng luôn hướng đến các quyết định công bằng cho phép sử dụng hợp lý tài sản tư nhân, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, đồng thời bù đắp cho các tác động trong hạn mức cho phép đối với vùng biển của Mỹ. Các tác động tiêu cực đến môi trường biển được đền bù bằng các yêu cầu giảm thiểu bao gồm phục hồi, tăng cường, phát huy và bảo tồn các chức năng và giá trị của biển. Công binh Lục quân Hoa Kỳ sẽ cố gắng đưa ra các quyết định cấp phép một cách kịp thời để giảm thiểu tác động đến đối tượng chịu ảnh hưởng.

6.2.1. Quy định liên quan đến thực hành khai thác

Cấp phép cát sông rất phức tạp và có thể gây ra nhiều trì hỗn cho việc bắt đầu hoạt động mới hoặc mở rộng. Nếu vùng nước bị tác động, có thể phải thực hiện công tác khôi phục hoặc đền bù hết sức tốn kém. Các tiểu bang và chính quyền địa phương có thể yêu cầu giấy phép bổ sung, nhưng các giấy phép này thường dựa theo chương trình của Cơng binh Lục quân Hoa Kỳ. Một số nghiên cứu đã xác nhận giá trị sinh thái và kinh tế chính của sơng và đưa ra ví dụ về hoạt động nạo vét cát được quản lý tốt để giúp khôi phục các vùng đất ngập nước (xem tài liệu tham khảo bên dưới).

Theo phản hồi từ thị trường, khi tiếp cận cát và sỏi khai thác từ sông và đất liền trở nên hạn chế hơn ở một số khu vực đô thị của Mỹ, khoảng cách vận chuyển đối với các nguồn cung sẵn có sẽ xa hơn (và tốn kém), đặc biệt là đối với cát tự nhiên truyền thống. Điều này đang dần tạo ra sự thay thế cát tự nhiên bằng các loại cát nghiền thường có sẵn tại địa phương. Đây là cơ hội kinh doanh mới cho đơn vị sản xuất đá nghiền có trách nhiệm.

Bài học chính Thực hành tốt

 Sản lượng khai thác cát sơng cịn hạn chế, chỉ chiếm 2% nhu cầu cát sỏi cả nước.  Hiệp hội cốt liệu quốc gia có trách nhiệm và hoạt động rất tích cực.

 Chỉ được thực hiện khai thác cốt liệu trên sông theo điều khoản cấp phép rất chặt chẽ và phải được giải trình về mặt kiểm sốt lũ lụt và khả năng điều hướng của sông.

 Không cứng nhắc dựa vào hướng dẫn thực hành tốt nhất chung nào; các điều kiện cấp phép tùy thuộc quyết định của USACE; các quyết định ấy luôn gắn liền với biến động thực tế của cuộc sống và USACE đóng vai trị như một cơ quan trung ương điều hành một danh mục toàn diện về luật pháp liên quan đến tài nguyên nước và môi trường.

 Luật mơi trường (bao gồm nước, các lồi được bảo vệ) có hiệu lực mạnh mẽ trong việc chấm dứt khai thác cốt liệu trên sơng ở Mỹ; cùng với đó, cơng dân được trao quyền khởi kiện về thiệt hại hoặc ô nhiễm gây ra.

 Xu hướng dài hạn là chuyển từ cát tự nhiên (bao gồm cát từ các mỏ khô) sang sản xuất cát nghiền từ các mỏ đá cứng, và được các nhà quản lý xem là bền vững hơn.

Mặt cần cải thiện

 Trong một số trường hợp, các quy tắc có thể q khắt khe khi khơng cho phép khai thác trên sông một cách bền vững.

Tài liệu tham khảo:

1. Chi tiết về yêu cầu giấy phép của Công binh Lục quân Hoa Kỳ tại: https://www.usace. army.mil/Missions/Civil-Works/Regulatory-Program-and-Permits/Obtain-a-Permit/.

2. “Tác động của Sông Mississippi và đồng bằng sông đối với hải dương học, sinh thái và kinh tế của hệ sinh thái biển lớn Vịnh Mexico”, Kolker và cộng sự, 2018.

3. Ủy ban Hoạch định Khu vực Sơng Mississippi, 2017-2022, Chiến lược Phát triển Kinh tế Tồn diện.

4. “Cát sông Mississippi để phục hồi Đảo Barrier ở Louisiana: Điều tra địa vật lý & địa kỹ thuật để khai thác cát”, Jeffrey L. Andrews và cộng sự.

5. Quy tắc và Quy định Khai thác và Cải tạo Bề mặt Mississippi, thuộc thẩm quyền của Ủy ban Chất lượng Môi trường Mississippi, 2009.

6. Sở Tài nguyên Thiên nhiên Wisconsin, Khai thác Cát Công nghiệp ở Wisconsin.

7. “Phân tích Chiến lược để Đánh giá Cơng khai, tháng 6 năm 2016”.

Một phần của tài liệu PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA (Trang 36 - 39)