12.1. Bối cảnh và tình trạng khai thác cát sơng
Về mặt lịch sử, nhu cầu cốt liệu cho đến cuối Thế chiến II khơng đáng kể, vì hầu hết nhà ở được xây dựng bằng gỗ và đường xá được làm bằng đất sét nén. Trong quá trình tái thiết sau Thế chiến II, nhu cầu cốt liệu tăng đáng kể, hầu hết nguồn cung từ cát và sỏi được khai thác từ sông, cộng với cát sỏi nạo vét từ biển, dù cát sỏi từ biển đôi khi gây ra vấn đề khi trộn bê tông.
Vào năm 1990, nhu cầu cốt liệu ở Nhật Bản đạt mức đỉnh, gần một tỷ tấn/năm. Kể từ đó, nhu cầu giảm một nửa. Diễn thế cung cầu cốt liệu hơn 30 năm qua ở Nhật Bản được minh họa trong biểu đồ dưới đây:
Thống kê của Hiệp hội Đá dăm Nhật Bản cho thấy cát và sỏi chỉ chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu quốc gia hiện nay (400 triệu tấn/ năm), nguồn cung chủ yếu hiện nay là từ các mỏ khai thác đá dăm.
Mã màu sơ đồ (bên trái) là:
Hồng = đá vụn
Xanh lam nhạt = cát sông Xanh lam đậm = cát núi Nâu = cát trên đất liền Xanh lá cây = cát biển Vàng = các loại cát khác. Hình 12.1. Cung/cầu cốt liệu ở Nhật Bản
12.2. Xây dựng khung quản trị
12.2.1. Pháp luật và tác động của pháp luật
Sự ra đời của các quy định mạnh mẽ về mơi trường, có hiệu lực vào thời điểm Thế Vận hội Tokyo năm 1990, làm giảm đáng kể hoạt động khai thác trên sông và do đó tạo ra động thái sản xuất cốt liệu từ các mỏ đá cứng.
Hoạt động khai thác khoáng sản ở Nhật Bản được điều chỉnh theo Luật Khai thác Khống sản Số 289 Năm 1950 nói chung khơng hiệu quả, khi cốt liệu khơng được bao gồm trong danh
sách các loại khoáng sản được chỉ định. Luật sửa đổi Luật Khai thác được áp dụng 61 năm sau, vào năm 2012, nhưng luật này vẫn khơng sửa đổi danh sách các loại khống sản được chỉ định.
Cũng như ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, hoạt động khai thác cát và sỏi hiện được quản lý chặt chẽ thông qua luật môi trường ở Nhật Bản. Thay đổi hiệu quả từ khai thác trên sông sang sản xuất cốt liệu từ các mỏ đá cứng ở Nhật Bản là do lượng trầm tích sơng ngày càng ít và do điều tiết sông và xây đập, cộng với các quy định về môi trường. Hoạt động khai thác từ các mỏ đá cứng trên núi hiện nay khả thi hơn và hấp dẫn hơn về thương mại.
12.2.2. Nghiên cứu điển hình: Sơng Shinano
Sơng Shinano (xem bản đồ bên trái) là dịng sơng dài nhất Nhật Bản, dẫn lưu cho hầu hết hai tỉnh Nagano và Niigata. Sông bắt nguồn từ chân Núi Kobushi, trên Dãy Alps of Honshu của Nhật Bản, và chảy theo hướng bắc- đông bắc ra Biển Nhật Bản tại Tỉnh Niigata. Thượng nguồn sông được hợp thành bởi nhiều nhánh sông, bao gồm Sông Sai và Sông Uono. Cả hai nhánh sông này đều dẫn lưu cho phần lưu vực giữa các núi nhỏ nhưng màu mỡ và đông dân. Vùng hạ lưu Sông Shinano trở thành đồng bằng và sình lầy khi sơng cắt ngang Đồng bằng Niigata.
Do hạ lưu sông thường ngập lụt trong mùa băng tan, năm 1923, người ta đã xây dựng một kênh xả tại Ohkouzu. Tuy nhiên, lượng cát và bùn vận chuyển giảm khiến vùng đồng bằng sông dễ bị biển tác động. Tình hình trầm trọng hơn khi sụt lún đất do nước ngầm rút để khai thác khí thiên nhiên. Shinano từ lâu đã là một đường thủy nội địa với nhiều cảng sơng, trong đó có cảng Niigata ở ngay cửa sơng.
Hình 12.2.
Sơng Shigano
Trước khi xây dựng kênh chuyển dòng Ohkouzu, thiệt hại do lũ lụt xảy ra ba hoặc bốn năm một lần. Tuy nhiên, sau khi xây dựng kênh này, thiệt hại do lũ lụt đã giảm và hơn nữa đầm lầy Ashinuma biến thành vùng đất khô giúp canh tác tốt hơn. Trên các khu vực thường xảy ra lũ lụt, các chuyến tàu tốc hành Shinkansen giờ đây có thể chạy qua và hoạt động giao thông vận tải bằng đường cao tốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự thịnh vượng của các thành phố, thị trấn và làng mạc dọc lưu vực Shinano.
Kênh chuyển dịng Ohkouzu là sơng nhân tạo được xây dựng bằng cách đào đất trong vòng 10 km tính từ đầu Ohkouzu tại Thị trấn Bunsuijj. Đây là nơi Sông Shinano gần vùng Biển Nhật Bản nhất với bãi biển Teradomari. Kênh được xây dựng nhằm bảo vệ Đồng bằng Echigo trước tác động của lũ lụt trên Sơng Shinano. Trong thời gian mưa, đập chính được đóng lại và tổng lưu lượng nước lũ từ thượng nguồn Shinano được chuyển hướng ra Biển Nhật Bản qua đập di động và đập cố định, ở phía bên của kênh chuyển dịng.
Bài học chính Thực hành tốt
Khai thác cát trên sông hầu như đã bị loại bỏ ở Nhật Bản
Khai thác cát ở Sông Shinano từng đóng vai trị quan trọng về kinh tế trong q khứ nhưng ngày nay gần như bị loại bỏ nhờ kết hợp chuyển hướng sông, phát triển đô thị, xây dựng đập và áp dụng luật môi trường.
Tài liệu tham khảo
1. “Hoạt động Khai thác ở Nhật Bản” của Hiroyasu Konno và Yoshiaki Otsuki, Nghiên cứu Nghiệp vụ Luật, 2019.
2. “Đạo luật Khai thác của Nhật Bản, được sửa đổi lần đầu tiên sau 61 năm”, của Hiroaki Takahashi,
DLA Piper, 2012.