Quản lý trường học

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

- Chức năng kiểm tra: U là hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức Kiểm tra là

1.2.3.3. Quản lý trường học

Quản lý trường học là quản lý hoạt động giáo dục của nhà giáo, hoạt động học tập và rèn luyện của người học, các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục của nhà trường (cụ thể là quản lý các hoạt động sư phạm trên lớp và ngoài giờ lên lớp; quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên, học sinh; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục...).

Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục – đào tạo. Hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp nên việc quản lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.

Quản lý trường học là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập giáo dục của nhà trường.

PGS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.

Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của QL, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng. QL nhà trường khác với các loại QL xã hội được quy định bởi bản chất hoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng QL vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.

Công tác quản lý nhà trường bao gồm: - Quản lý giáo viên, quản lý học sinh. - Quản lý quá trình dạy học và giáo dục.

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. - Quản lý tài chính trường học.

- Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng…

Quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có tiến lên một trạng thái phát triển mới. Bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực giáo dục và hướng các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục. Trọng tâm

của công tác QL nhà trường là: chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn của các cấp QL giáo dục cao hơn. Thực hiện đúng chương trình và phương pháp GD để chất lượng GD ngày một nâng cao. QL phải sát sao với các công việc, kiểm tra, thanh tra kịp thời để giúp đỡ, uốn nắn, tạo điều kiện cho các hoạt động được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra; xây dựng đội ngũ giáo viên, công nhân viên và tập thể học sinh dạy tốt, học tốt; tạo bầu khơng khí sư phạm vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; quản lý tốt việc học tập của học sinh theo quy chế của Bộ GD-ĐT; QL cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập, giáo dục học sinh; QL nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng quy tắc tài chính của nhà nước và của ngành giáo dục; đồng thời biết động viên, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng, mua sắm thêm thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học; QL việc thi đua khen thưởng và việc đề bạt cán bộ kế cận, nâng bậc lương cho GV.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)