Cơ cấu tổ chức quản lý GDMN

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

- Chức năng kiểm tra: U là hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức Kiểm tra là

1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý GDMN

Theo luật Tổ chức chính phủ, luật Giáo dục và sự phân cơng của Chính phủ, Bộ GDĐT quản lý nhà nước về giáo dục tiền học đường, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và một phần giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý giáo dục nghề nghiệp (trừ TCCN). [25]

Theo luật Hội đồng nhân dân và UBND, luật Giáo dục và theo sự phân cấp của chính phủ, UBND các cấp thực hiện QL nhà nước, bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi QL, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương; đồng thời, kiểm soát các trường ngồi cơng lập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Phạm vi quản lý trong lĩnh vực GD của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện được phân định như sau: cấp tỉnh QL các trường trung học phổ thông, các trường trung cấp và trường dạy nghề, các trường cao đẳng của tỉnh, các trung tâm GDTX của tỉnh...; cấp huyện QL các trường tiểu học, THCS, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm GDTX và trung tâm dạy nghề của huyện... Cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh quản lý về GD là Sở GDĐT; cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý về GD là Phòng GDĐT.

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cơ cấu quản lý giáo dục Việt Nam [25, tr. 18]

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ cơ cấu hệ thống giáo dục

Về mặt quản lý nhà nước, các cơ sở GDMN hoặc do UBND cấp huyện thành lập (cơ sở công lập), hoặc do cộng đồng xã, phường thành lập (cơ sở dân lập), hoặc do tư nhân thành lập (cơ sở tư thục).

Chính phủ khuyến khích tư nhân thành lập các cơ sở GD tiền học đường tư thục. Các trường này được hưởng chính sách ưu đãi như được giao hoặc cho thuê đất, được giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, được hưởng ưu đãi về thuế và tín dụng.

1.3.2. Phịng GD-ĐT và cơng tác quản lý GDMN

Phịng GD-ĐT là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, là hệ thống tổ chức quản lý hành chính Nhà nước về lĩnh vực GD-ĐT ở địa phương. [79, tr. 201-203]

Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Phòng GD-ĐT:

+ Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phương.

+ Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các trường và các cơ sở GD khác của địa phương thực hiện các quy định về giáo dục và đào tạo trong các trường học.

+ Các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh quy định cụ thể.

Phòng GD-ĐT huyện quản lý các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xun.

Tùy theo tình hình và khối lượng cơng việc của địa phương, UBND huyện sẽ quyết định cụ thể việc thành lập tổ công tác chuyên môn. Đối với các Phòng GD-ĐT của TP.HCM, có 1 Phó Trưởng phịng phụ trách cơng tác quản lý GDMN; có Tổ MN gồm 2 - 3 chuyên viên.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)