- Chỉ thị 34/2008/CTTTg ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; và
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý GDMN qua mạng internet tại TP.HCM với những ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý – chuyên viên – giáo viên – phụ huynh, cho phép chúng tôi đi đến những kết luận khoa học và những đề nghị sư phạm sau đây:
1. Kết luận
Giáo dục và đào tạo đóng vai trị chủ yếu trong việc gìn giữ, phát triển và truyền bá nền văn minh nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển và giáo dục đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống của mình. Chính vì vậy, chính phủ và nhân dân các nước đánh giá cao vai trò của giáo dục....
Việc đổi mới quản lý giáo dục là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn đổi mới quản lý thành cơng địi hỏi các cấp quản lý giáo dục phải đổi mới nhận thức về nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, thường xuyên là quản lý chất lượng giáo dục. Triển khai việc đổi mới được tiến hành kiên quyết và đồng bộ từ việc hình thành khung luật pháp, tăng cường năng lực đội ngũ quản lý, tổ chức bộ máy và các điều kiện cần thiết về tài chính, nguồn lực và thơng tin để đổi mới hiệu quả.
Ngày nay, khi CNTT càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào các tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong cơng tác quản lý, giảng dạy, học tập nói chung và quản lý GDMN nói riêng. Là một trong những trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của cả nước, TPHCM đang là địa phương đi đầu về ứng dụng CNTT trong quản lý nền hành chính. Đến nay, ngành giáo dục TPHCM nói chung và GDMN nói riêng đã đạt được một số thành công ban đầu và đã rút ra được những bài học quý giá cho việc áp dụng thành cơng CNTT, trong đó các yếu tố mang tính quyết định là: sự quyết tâm cao trong chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Thành phố; có chương trình mục tiêu để phát triển CNTT; sự ủng hộ của đông đảo đội ngũ cán bộ quản lý, GV...
Công tác quản lý GDMN qua mạng internet ở TPHCM bước đầu đã có những thành cơng, đạt được hiệu quả nhất định. Về kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy hầu hết cán
bộ quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý GDMN qua mạng internet trong cơng cuộc đổi mới quản lý, hình thức / phương tiện internet được sử dụng thường xuyên với mức độ là rất hứng thú và hứng thú cao, dần dần sẽ thay thế cho hình thức quản lý bằng văn bản (phương tiện / hình thức bưu điện) vì hình thức này khơng cịn phổ biến và phù hợp trong thời đại kỹ thuật số. Quản lý GDMN qua mạng internet mang đến rất nhiều hiệu quả trong quản lý: giúp cho tất cả các thơng tin được cập nhật nhanh chóng, các thơng tin của đơn vị được công khai với cộng đồng. Sự công khai thông tin làm cho cộng đồng đánh giá được đơn vị, làm cho đơn vị thân thiện với cộng đồng. Với ưu điểm có thể xem thơng tin vào những thời gian khác nhau, ở những địa điểm khác nhau, giúp cho công việc quản lý trở nên chủ động hơn. Internet giúp q trình quản lý được nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Nhờ internet, thông tin quản lý được truyền đi trong hệ thống quản lý hầu như tức thì, trực tiếp khơng thơng qua khâu trung gian nên thông tin được nắm bắt một cách nhanh chóng, chân thực. Từ nguồn thơng tin đó, người quản lý có thể xử lý thơng tin quản lý kịp thời và chính xác, giúp cho những quyết định quản lý sát với thực tế đang diễn ra, giúp cho quyết định quản lý có hiệu quả hơn. Quản lý bằng internet giúp công việc quản lý hứng thú hơn, nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn hiện nay, việc quản lý GDMN qua mạng internet vẫn chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, viễn thông và internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; đầu tư cho công nghệ thông tin chưa đủ mức cần thiết; quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, UD CNTT ở một số nơi cịn hình thức, chưa thiết thực và cịn lãng phí. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT trong GDMN vẫn cịn khơng ít khó khăn là vì ở vài nơi, việc xác định tầm quan trọng của CNTT trong GDMN của các cấp ngành còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc đầu tư kinh phí để xây dựng phòng ốc, mua sắm trang thiết bị máy tính và các phụ kiện như máy in, máy chiếu, đường truyền internet... là rất khó khăn. Với GVMN, giờ làm việc trên lớp chiếm hầu hết thời gian trong ngày ảnh hưởng tới việc tìm hiểu, nghiên cứu, sáng tạo, tìm kiếm thơng tin qua mạng. Một số giáo viên đã quen với cách làm "thủ cơng" dẫn đến "sức ì" đáng kể trong việc tiếp cận, làm quen với các phương tiện hiện đại...
Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý GDMN qua mạng internet, có thể sử dụng các nhóm biện pháp sau:
+ Nhóm biện pháp tác động vào nhận thức.
+ Nhóm biện pháp tăng cường các chức năng quản lý.
+ Nhóm biện pháp đổi mới cơng tác QL các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực).
+ Nhóm biện pháp tạo động lực.
+ Nhóm biện pháp quản lý sự phối hợp. + Nhóm biện pháp quản lý sự thay đổi. U
Tóm lại:Ulý luận về quản lý đã xác định khoa quản lý là một nghề, là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật. Việc ứng dụng CNTT nói chung và việc quản lý GDMN qua mạng internet nói riêng khơng làm cho cơng tác quản lý mất đi tính nghệ thuật, mất tính sáng tạo vốn có của nó. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý khơng thể thay thế vai trị của con người. Năng lực của con người vẫn là là yếu tố quyết định. Hiệu suất quản lý sẽ tăng lên gấp bội nếu ứng dụng CNTT vào công tác này một cách hợp lý. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào quản lý phụ thuộc vào nhận thức và thái độ của lãnh đạo. Từ có nhận thức đúng về CNTT thì sẽ có hành động đúng. Ở cấp quản lý vĩ mơ, hành động đúng thì sẽ tác động mạnh đến hệ thống còn lại.
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng ở trên, cần phát huy những thuận lợi, ưu điểm mà công tác quản lý GDMN qua mạng internet ở TPHCM đã đạt được, đồng thời cần phải khẩn trương khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, đồng thời vận dung linh hoạt hệ thống các nhóm biện pháp đã được khảo sát ở trên để công tác quản lý GDMN qua mạng internet được thành công hơn, đạt hiệu quả cao hơn nữa.
2. Kiến nghị
Trong thời gian tới, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc ứng dụng CNTT vào quản lý sẽ ngày càng được đẩy mạnh hơn nữa. Do đó, rất cần sự đổi mới cách thức quản lý nói chung và quản lý GDMN nói riêng. Chỉ đạo ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong trường MN là cơ hội tốt để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho CB - GV - CNV, giúp đội ngũ thực hiện thành cơng mục tiêu chăm sóc trẻ và thực hiện thành cơng công tác quản lý GDMN.
Để nâng cao hiệu quả chỉ đạo ứng dụng công nghệ thơng tin đội ngũ cán bộ quản lý cần có sự đầu tư tập trung, phù hợp với nhu cầu của đội ngũ và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đây là cơ hội tốt để phát huy tính tích cực, nâng cao trình độ của đội ngũ.
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý GDMN qua mạng internet, ngành GDMN nói riêng và ngành GD thành phố Hồ Chí Minh nói chung rất mong nhận được sự góp sức của tồn xã hội, của lãnh đạo các cấp, cụ thể:
- Với Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo: cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp qui về quản lý qua mạng internet; có chế độ đặc biệt cho thành phố về các chương trình dạy học, hỗ trợ thành phố các chương trình quản lý, hội họp trực tuyến (Video conference). Bộ GD&ĐT cần ban hành văn bản quản lý, chỉ đạo cụ thể về ứng dụng CNTT trong GDMN, tạo điều kiện để địa phương làm căn cứ tham mưu với UBND các cấp trong việc đầu tư kinh phí, hỗ trợ triển khai chương trình, đề án của cơ sở; có chính sách hỗ trợ kinh phí, máy tính phục vụ ứng dụng CNTT; tập huấn, nâng cao trình độ tin học, hướng dẫn lựa chọn và khai thác sử dụng phần mềm quản lý trường mầm non, phần mềm kế toán và các phần mềm phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ; biên soạn tài liệu phù hợp với cấp học và trình độ của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non; tổ chức các hội thảo ứng dụng CNTT để các trường có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị điển hình về ứng dụng CNTT trong GDMN...
- Với lãnh đạo thành phố: có chế độ cho kỹ thuật viên phịng máy và cán bộ thơng tin của đơn vị mầm non. Ưu tiên cho ngành giáo dục những chỉ tiêu về đào tạo công nghệ thông tin, về thiết bị công nghệ thông tin, về nhân sự CNTT.
- Với gia đình, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội: đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới quản lý giáo dục nói riêng là vấn đề khó khăn, phức tạp nếu chúng ta khơng bắt đầu từ đổi mới tư duy, thống nhất quan điểm từ ba mơi trường giáo dục. Vì vậy kiến nghị các ban, ngành, đồn thể, các tổ chức xã hội của thành phố hỗ trợ ngành giáo dục trong việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn xã hội về chủ trương đổi mới (quản lý) giáo dục nhằm làm cho mọi người dân đều nhận thức đúng và tham gia vào công cuộc đổi mới (quản lý) giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục cho con em nhân dân thành phố. Đối với q phụ huynh học sinh, kiến nghị gia đình, phụ huynh quan tâm chia sẻ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường ứng dụng thành công CNTT vào QL.
- Các công ty tin học dành cho giáo dục những chương trình, dự án tăng cường năng lực CNTT cho ngành.
- Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo và toàn xã hội (đặc biệt là CBQL) về công tác ứng dụng CNTT (cụ thể là internet) vào quản lý nói chung và vào quản lý GDMN nói riêng.
- Các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện, tiến hành kiểm tra, đánh giá. Mỗi cấp quản lý, mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo đều có một cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm, có một bộ phận chức năng làm đầu mối quản lý về lĩnh vực ứng dụng CNTT.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT vào quản lý.
- Huy động tối đa các nguồn lực cho ứng dụng và phát triển CNTT, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào công nghệ thông tin - truyền thông; tăng cường hợp tác quốc tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế, vốn vay quốc tế phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Hồn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho ứng dụng và phát triển CNTT. Xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các dự án CNTT.
- Tăng cường đổi mới công tác quản lý Nhà nước, sớm kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý về CNTT và viễn thông để thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực này.
- Đầu tư cơ sở vật chất như trang bị máy tính đến từng trường, từng giáo viên; cần lưu ý việc đầu tư cơ sở vật chất cho CNTT phải phù hợp năng lực và trình độ CNTT hiện có của cán bộ giáo viên. Trong thực tế, việc trang bị khá nhiều thiết bị CNTT đắt tiền nhưng hiệu quả thấp, gây lãng phí cho ngân sách của đơn vị. Việc trang bị cơ sở vật chất cần có sự tương xứng với trình độ nhân lực sử dụng, nhu cầu sử dụng của đơn vị.
- Phủ mạng internet toàn thành phố, đảm bảo chất lượng mạng ổn định, tốc độ truy cập nhanh.
- Tiếp tục phổ cập, bồi dưỡng trình độ tin học cho CB GV thành phố, mở các lớp tin học từ cơ bản đến nâng cao; khuyến khích GV học tin học; có hình thức khen thưởng động viên khi học và làm tốt, tổ chức dự giờ bằng hình thức trực tuyến...; bồi dưỡng GV cốt cán về CNTT trong các nhà trường để hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc UD CNTT. Chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, vừa học vừa thực hành ngay trên cơng việc của mình.
- Hồn chỉnh trang web GDMN; đầu tư suy nghĩ các văn bản, thông báo, biểu mẫu báo cáo sao cho đơn giản, thuận lợi đối với cơ sở và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cấp trên…
- Phòng GDMN phối hợp Trung tâm thơng tin và chương trình giáo dục đảm bảo vận hành liên tục, an toàn hệ thống website của Sở, tăng cường tốc độ đường truyền, nâng cao khả năng vận hành của hệ thống mạng GD, sử dụng công nghệ mới, tăng cường hệ thống bảo mật, lưu trữ, tích hợp hệ thống SREM của Bộ vào hệ thống website của Sở để nâng cao hiệu quả quản lý chỉ đạo ngành; bổ sung chức năng quản lý các đơn vị qua website của đơn vị. Xây dựng các trang web báo cáo trực tuyến (báo cáo nhanh, sơ kết, tổng kết...), cập nhật thông tin trên web kịp thời, chính xác, tạo điều kiện để các đơn vị đưa thông tin về hoạt động chuyên môn và phong trào, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin trong ngành. Phát triển tài nguyên dạy học, xây dựng kho tư liệu dạy học...
- Phối hợp với các đơn vị để nắm bắt nhu cầu, điều chỉnh mức độ UDCNTT phù hợp để xây dựng các sản phẩm CNTT thiết thực phục vụ lợi ích của đơng đảo đội ngũ CB GV CNV, phụ huynh, học sinh toàn thành phố.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV cốt cán làm nòng cốt trong việc tiếp cận và triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý GDMN...
- Triển khai kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT trong GDMN ngay từ đầu năm học, phân công người hướng dẫn trực tiếp, phân cơng GV giỏi vi tính và một số trường MN có điều kiện hỗ trợ giúp đồng nghiệp và trường khác.
- Thực hiện ưu đãi đầu tư phát triển công nghệ thông tin - truyền thông theo quy định của Chính phủ. Xây dựng, ban hành các quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư phù hợp với điều kiện của thành phố và đúng theo luật pháp chung.
- Nâng cao hiệu lực thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sản xuất và ứng dụng phần mềm.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý về công nghệ thông tin - truyền thông.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống thơng tin quản lý hành chính tại các quận -huyện và sở - ngành.
- Xây dựng và nâng cấp kiến trúc cơng nghệ thơng tin, viễn thơng của tồn thành phố, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng.