Các loại hình DHKH

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học kết hợp (blended learning) trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 25)

Thực ra Blended learning không phải là một sự đổi mới vì nó là sản phẩm phụ tự nhiên khi k thuật số len lỏi vào không gian lớp học. Nói cách khác, DHKH là kết hợp giữa học trực tuyến và trực tiếp, nghĩa là thực chất HS đã thực hiện một số hình thức học tập pha trộn này trong nhiều năm qua. Nhƣng khi phƣơng tiện truyền thông xã hội và k thuật số ngày càng phát triển thì DHKH sẽ ngày càng phong phú về nội dung và hình thức.

Dựa vào đặc thù của ngƣời học và của lớp học, nhóm tác giả Staker và Horn (2012) đã đƣa ra bốn mơ hình DHKH nhƣ sau:

- Mơ hình rotation (mơ hình quay vịng/ ln phiên): Có 3 mơ hình nhỏ là station rotation (hoán đổi trạm), lab rotation (hốn đổi phịng thực hành) và individual rotation (quay vòng cá nhân). Tại mỗi mơ hình, HS hốn đổi trạm hoặc phòng thực hành hoặc học theo kế hoạch cá nhân trong một khoảng thời gian quy định, HS cần đổi trạm và học đầy đủ tất cả các trạm theo hƣớng dẫn của GV.

- Mơ hình flex (linh hoạt): GV là ngƣời xây dựng chƣơng trình học tập, bài giảng online và đánh giá trực tuyến. HS truy cập qua các phần mềm học tập trực tuyến và học tập theo kế hoạch, lịch trình riêng của cá nhân. GV sẽ hƣớng dẫn online hoặc hỗ trợ trực tiếp nếu cần thiết thông qua các hình thức hƣớng dẫn nhóm nhỏ, dự án nhóm hoặc hƣớng dẫn cá nhân..

- Mơ hình tự pha trộn (self-blend model): Theo mơ hình này, ngƣời học tham gia một hoặc nhiều khóa học trực tuyến để bổ sung cho các khóa học truyền thống.

- Mơ hình ảo (enriched-virtual model): Ngƣời học phân chia thời gian của họ giữa việc đến trƣờng học và học tập từ xa trong môi trƣờng trực tuyến [45].

1.2.1.3. Các mức độ của mơ hình dạy học kết hợp

Theo nhóm tác giả Aycock, Garnham & Kaleta (2002) [32], việc phân chia các loại khóa học dựa vào tỉ lệ phần trăm nội dung giảng dạy trực tuyến. Nếu có ít nhất 80% nội dung khóa học đƣợc giảng dạy trực tuyến thì đây là khóa học trực tuyến. Khóa học đƣợc coi là dạy học trực tiếp nếu có nhỏ hơn 29% nội dung đƣợc giảng dạy trực tuyến. Và nhƣ vậy, DHKH là mơ hình có từ 30% - 79% là dạy học trực tuyến, còn lại là dạy học trực tiếp.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Hà Thị Hƣơng chia 3 mức độ sử dụng mơ hình DHKH dựa theo tỉ lệ dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến nhƣ sau:

- Mức độ 1: GV cung cấp bài giảng và dạy học trực tiếp trên lớp, hỗ trợ các tài liệu hƣớng dẫn môn học cho HS. Ở mức độ này, lớp học truyền thống đóng vai trị chủ đạo, lớp học trực tuyến chỉ đóng vai trị hỗ trợ (khơng bắt buộc). Tỉ lệ kết hợp giữa lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến là 80: 20.

- Mức 2: GV phải thiết kế các bài giảng trực tuyến và cung cấp cho HS. Mức độ này thì vai trị của lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến ngang bằng nhau (50: 50).

- Mức 3: GV cung cấp tài liệu đa phƣơng tiện (có âm thanh, hình ảnh, video…) cho HS xây dựng hệ thống kiểm tra trực tuyến để kiểm tra định kỳ cho môn học. Mức này cao hơn hẳn so với 2 mức độ trƣớc, học tập trực tuyến đóng vai trị chủ đạo ở mức này. Tỉ lệ kết hợp giữa lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến là 30: 70 [19].

Tỉ lệ kết hợp ở mức độ 1 thuận lợi với GV chƣa tự tin hoặc mới làm quen với việc sử dụng các công cụ công nghệ dạy học và hỗ trợ dạy học trực tuyến,

cũng nhƣ mới làm quen với việc thiết kế các bài học, khóa học ở dạng kết hợp. GV có thể dựa trên nền tảng của các bài học có sẵn và bổ sung một số các hoạt động dạy học ở dạng trực tuyến mà không cần phải thay đổi phƣơng pháp giảng dạy. Ví dụ, GV yêu cầu HS ngồi các hoạt động học tập thƣờng kỳ cịn phải nộp bài, thảo luận qua mạng... thông qua một số công cụ ở dạng webquest, wiki, hay mạng xã hội nhƣ Facebook. Mức độ này cũng khơng địi hỏi HS phải có trình độ cao về mức độ sử dụng công nghệ. HS đƣợc đánh giá bởi cả hoạt động trên lớp cũng nhƣ hoạt động ngồi khơng gian lớp học truyền thống. Tuy nhiên, dạng thức này có thể gây nên sự quá tải với cả HS và GV do ngoài thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập và đánh giá trong dạy học trực tiếp, họ còn phải thực hiện thêm các hoạt động này ở dạy học trực tuyến. Trong khi đó, GV và HS khơng nhận đƣợc hỗ trợ kĩ thuật cần thiết từ đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp hoặc hỗ trợ các công cụ dạy học trực tuyến.

Đối với mức độ 2, một số các hoạt động học tập trong bài học/khóa học truyền thống đƣợc GV thiết kế lại và thay thế bởi các hoạt động học tập trong môi trƣờng trực tuyến. Cơng việc này địi hỏi ngƣời GV phải có sự hiểu biết và sự thành thạo nhất định khi sử dụng công nghệ để thiết kế hoạt động học tập và môi trƣờng dạy học trực tuyến. Trƣớc khi thiết kế, GV cần phải tƣ duy xem những hoạt động, nội dung nào trong dạy trực tiếp có thể thay thế ở dạng trực tuyến để đạt hiệu quả dạy học tốt hơn. Số lƣợng các hoạt động thay thế, nội dung thay thế không cố định mà phụ thuộc vào các điều kiện dạy học cụ thể nhƣ: đặc điểm ngƣời học, kinh nghiệm dạy học, phong cách dạy học, mục tiêu dạy học và các nguồn học liệu trực tuyến. Các hoạt động dạy học đƣợc GV thiết kế theo kịch bản dạy học, gắn với sự thay đổi của PPDH phù hợp với bối cảnh. Nội dung bài giảng đƣợc cung cấp trƣớc cho HS thông qua môi trƣờng trực tuyến cụ thể. Học liệu cần tìm hiểu có thể ở các dạng: slide bài giảng, đoạn phim ngắn… Sau khi nghiên cứu phần mục tiêu và nội dung bài học đƣợc quy định, HS phải thực hiện các nhiệm vụ học tập nhƣ trả lời một số câu hỏi, viết tóm tắt hay thu hoạch.... Ở mức độ này, HS và GV cũng phải chịu một áp lực nhất định. Đặc biệt, GV cần lựa chọn và phân bổ hoạt động phù hợp với hoạt động dạy học trực tiếp cũng nhƣ trực tuyến.

Mức độ 3 đặt ra yêu cầu cao nhất đối với GV khi thiết kế khóa học. GV cần thiết kế khóa học hồn tồn mới chứ không đơn thuần là điều chỉnh khóa học dựa trên nội dung và tiến trình dạy học truyền thống. Mức độ này đòi hỏi GV khơng những phải có hiểu biết cao về các cơng cụ, cơng nghệ để thiết kế bài

dạy, khóa học và kiểm tra đánh giá ở dạng thức kết hợp và trực tuyến mà cịn cần có những kiến thức về lí thuyết và trải nghiệm về DHKH để thiết kế bài học và khóa học. Việc thiết kế và xây dựng khóa học kiểu này có thể mất thời gian gấp nhiều lần so với thiết kế một khóa học theo dạng thức truyền thống do vậy GV cần không ngừng nâng cao hiểu biết về những công cụ, công nghệ và phƣơng pháp dạy học, kĩ thuật dạy học để có thể thiết kế khóa học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả. Đây là một trở ngại khá lớn, đòi hỏi GV phải đầu tƣ thời gian và công sức.

Trong luận văn này, chúng tôi thiết kế hoạt động dạy học trực tiếp song song với việc dạy học trực tuyến, tỉ lệ kết hợp giữa dạy trực tiếp và trực tuyến là 50: 50 nhằm nâng cao chất lƣợng học tập và phát triển NLTH cho HS.

1.2.1.4. Ưu điểm của dạy học kết hợp

DHKH đã và đang trở thành xu hƣớng giáo dục tất yếu, bởi lẽ mơ hình này kết hợp đƣợc những ƣu điểm của dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến mang lại rất nhiều lợi thế trong quá trình dạy học. Cụ thể, mơ hình này có những ƣu điểm sau:

- Linh hoạt về thời gian và không gian diễn ra các hoạt động dạy và học, sao cho phù hợp với từng nội dung, khả năng tổ chức vì việc học vừa diễn ra trên lớp vừa diễn ra thông qua mạng máy tính.

- Thời gian học đƣợc thay đổi cho phù hợp với khả năng học của cá nhân ngƣời học. Ngƣời học có thể chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm học tập với các thiết bị có thể kết nối internet nhƣ smart phone, máy tính, ipad… ngƣời học có thể học bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra, ngƣời học khi vắng mặt trên lớp cũng không lo bị mất kiến thức cơ bản.

- Áp dụng các PPDH tiên tiến hiện nay, phù hợp với nội dung dạy, tƣơng thích với từng đối tƣợng học và khả năng học của HS. DHKH tạo điều kiện cho HS tích cực, chủ động hơn trong học tập. HS chủ động trao đổi với bạn học, với GV hoặc chủ động tìm kiếm thơng tin để hồn thành nhiệm vụ học tập, từ đó phát triển năng lực tự học của bản thân

- Với không gian học tập cá nhân trƣớc khi đến lớp, HS đƣợc học tập theo năng lực, phong cách học tập riêng của bản thân và thƣờng xuyên nhận đƣợc phản hồi kịp thời từ GV thông qua hệ thống quản lý học tập, từ đó giúp HS điều chỉnh kịp thời hoạt động học tập.

phong phú, GV có cơ hội quan tâm, hƣớng dẫn cả đối tƣợng HS khá giỏi và yếu. - Với các hoạt động trên diễn đàn trực tiếp (phòng chat) hay diễn đàn tin tức của lớp học đệm và hoạt động thảo luận trên lớp tạo điều kiện cho HS nhận đƣợc sự hỗ trợ, hƣớng dẫn của GV và bạn học khi cần thiết.

- Tối ƣu hóa việc sử dụng phƣơng tiện: Trong DKH, ngoài những phƣơng tiện CNTT và truyền thông sử dụng để hỗ trợ trong DH truyền thống còn khai thác tối ƣu những tiện ích từ các phƣơng tiện hiện đại khác trong đó có máy tính, internet, các hệ thống quản lý học tập…

- Hợp lý hóa các nội dung học: Theo đó, cấu trúc nội dung chƣơng trình đƣợc cấu trúc và bố trí một cách phù hợp hơn trên cơ sở SGK (đối với bậc phổ thơng) hay giáo trình (đối với bậc cao đẳng, đại học) và phân phối nội dung chƣơng trình sinh học THCS đƣợc ban hành hoặc đề cƣơng chi tiết môn học.

- Hoạt động của GV có mối liên hệ thống nhất và chặt chẽ với các GV khác và nhà k thuật trong việc thiết kế các nội dung, đƣa ra các chỉ dẫn cho ngƣời tham gia vào khóa học. Do đó, tăng tính chun nghiệp của GV trong q trình dạy học.

Nhƣ vậy, “Mơ hình DHKH khơng chỉ phát huy đƣợc ƣu điểm của hai hình thức tổ chức dạy học truyền thống và trực tuyến, mà sự kết hợp hữu cơ đó cịn làm xuất hiện thêm những ƣu điểm nổi trội mà 2 hình thức tổ chức dạy học trên khơng có đƣợc. Thơng qua hoạt động học trên lớp "thật" GV có thể kích thích đƣợc sự hoạt động tích cực của HS trên lớp học "ảo" một cách chính xác, có kế hoạch. Các em không chỉ đƣợc cung cấp nội dung kiến thức đầy đủ, hệ thống mà còn đƣợc rèn luyện k năng tƣ duy, đặc biệt là k năng viết, nói – diễn đạt vấn đề, đƣợc trau dồi k năng tiếp cận và làm chủ công nghệ cũng nhƣ các thao tác và vận động đƣợc củng cố, phát triển.”[5].

Tóm lại, có thể nói “Mơ hình DHKH phối hợp ưu điểm của dạy học trực tuyến (e - learning) và ưu điểm của dạy học truyền thống (face to face), nó đang nổi lên như là mơ hình giảng dạy chủ yếu của tương lai”.

1.2.1.5. Những khó khăn khi sử dụng mơ hình dạy học kết hợp

- Để tổ chức DH theo mơ hình DHKH, GV cần đầu tƣ thời gian và chuẩn bị nhiều k năng về CNTT hơn so với mơ hình lớp học truyền thống bao gồm: K năng xây dựng và tìm kiếm thông tin dạng số; K năng xây dựng các tổ hợp truyền thông và các bài giảng đa phƣơng tiện; K năng tổ chức các hoạt động học tập trên mạng internet; K năng theo dõi quản lý hoạt động học tập của

ngƣời học online; K năng tƣơng tác với ngƣời học và đánh giá ngƣời học trƣớc, trong và sau khi tới lớp... Nhƣ vậy, ngồi năng lực chun mơn và nghiệp vụ sƣ phạm, GV còn phải tự học để thành thạo k năng CNTT và truyền thơng.

- Ngồi ra, nhà trƣờng và GV cịn gặp khó khăn trong việc áp dụng rộng rãi

các trang thiết bị và kết nối các thiết bị ngoại vi phục vụ cho giảng dạy.

- Bên cạnh đó, HS cũng gặp khó khăn khi phải giải quyết nhiều nhiệm vụ học tập hơn so với hình thức dạy học truyền thống, điều này có thể gây ra tình trạng quá tải cho HS.

1.2.1.6. Kỹ năng cần có của giáo viên để tổ chức tốt mơ hình dạy học kết hợp

Để tổ chức dạy học theo mơ hình DHKH, GV phải thực hiện hàng loạt các cơng việc một cách chun nghiệp, vì vậy GV cần phải có các k năng sau:

- K năng dạy học: Trong dạy học theo mơ hình DHKH, GV khơng những cần những k năng nhƣ khi dạy học truyền thống mà còn cần thành thạo các k năng dạy học trên môi trƣờng không gian lớp học “ảo” nhƣ: K năng tổ chức các hoạt động học tập trên mạng internet; K năng theo dõi quản lý hoạt động học tập của ngƣời học online; K năng theo dõi và đánh giá kết quả học tập của ngƣời học trƣớc khi đến lớp; K năng điều chỉnh phù hợp và linh hoạt nội dung và hình thức bài học phù hợp với trình độ ngƣời học; K năng tƣơng tác với ngƣời học và đánh giá ngƣời học trƣớc, trong và sau khi tới lớp; K năng nhận biết đƣợc hứng thú của ngƣời học khi tham gia vào hoạt động học trên lớp học"ảo";

- K năng sử dụng CNTT trong dạy học: GV cần thành thạo và làm chủ đƣợc các k năng cơng nghệ số để có thể thiết kế các hoạt động dạy học phong phú và sinh động, quản lý lớp học hiệu quả, kiểm tra, đánh giá đƣợc ngƣời học. Do vậy, GV cần có các k năng nhƣ: K năng xây dựng và tìm kiếm thơng tin dạng số; K năng xây dựng các tổ hợp truyền thông và các bài giảng đa phƣơng tiện; K năng lựa chọn, trang bị và kết nối các thiết bị ngoại vi phục vụ cho giảng dạy; K năng kết nối các công cụ để tải bài giảng lên mạng internet; K năng sử dụng, khai thác các tài nguyên học tập trên website học trực tuyến có thể đƣợc sử dụng nhiều mục đích khác nhau; K năng lợi dụng những tiện ích về cơng nghệ miễn phí trên internet để tiết kiệm chi phí khi sử dụng mơ hình DHKH; K năng tạo các cơng cụ tƣơng tác trong q trình dạy học giữa GV và học sinh; K năng tạo ra các công cụ để tăng cƣờngkhi sử dụng mơ hình DHKH làm giảm chi phí đào tạo trực tiếp, đặc biệt là cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và các

trƣờng đại học, nhƣ chi phí đi lại, ăn ở, tài liệu học tập (dạng bản in)…; đồng thời sẽ cải thiện việc giảng dạy cho các lớp đông.

1.2.1.7. Các nền tảng công nghệ trong dạy học kết hợp

Trong DHKH, 2 thành phần khơng thể thiếu đƣợc đó là hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System) và các công cụ dạy học trực tuyến:

- Hệ thống quản lý học tập (LMS) là hệ thống phần mềm và mạng máy tính cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động dạy học qua Internet từ lúc nhập học đến khi HS hồn thành khóa học; giúp cơ sở giáo dục theo dõi và quản lý quá trình học tập của HS; giúp GV giao tiếp với HS trong việc hƣớng dẫn học, giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp HS có thể theo dõi đƣợc tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với GV và các HS khác để trao

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học kết hợp (blended learning) trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)