Khái niệm về bắt nạt

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 25 - 27)

6. Đạo đức trong nghiên cứu

1.2. Lý luận về bắt nạt học đường

1.2.1. Khái niệm về bắt nạt

Milton Keynes (1989) cho rằng bắt nạt là “một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Hành vi này có thể là cách cư xử đặc trưng của một cá nhân muốn đạt quyền lực trên người khác [Dẫn theo 48].

Theo Dan Olweus (1993)– người tiên phong trong nghiên cứu bắt nạt và định nghĩa của ông là một trong những định nghĩa phổ biến nhất được sử dụng trong nghiên cứu về bắt nạt. Ông định nghĩa rằng một đứa trẻ bị bắt nạt khi nó thường xuyên hứng chịu những hành động tiêu cực của một hay một nhóm trẻ khác. Hành động này là được cố tình hoặc chủ ý gây ra, nhằm tổn thương hoặc làm cho người khác lo lắng bằng cách sử dụng sức mạnh thể chất, từ ngữ hoặc bằng cách nào đó như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ tiêu cực và cố ý loại ra khỏi nhóm. Đồng thời người bị bắt nạt cũng gặp khó khăn trong việc phản kháng và bảo vệ mình [Dẫn theo 2].

Banks (1997) khái niệm bắt nạt gồm những hành vi tác động trực tiếp đến người khác như trêu chọc, chửi mắng, đe doạ, đánh, chiếm đồ của nạn nhân bị bắt nạt [17].

Rigby (1998) cho rằng bắt nạt là bất cứ hành vi nào có ý định làm tổn thương người khác về cơ thể hay cảm xúc. Nó khơng chỉ gồm những hành vi trực tiếp như đấm, đá, gọi tên và trêu chọc mà còn phát tán tin đồn, chế nhạo sự khuyết thiếu của người khác, hay giễu cợt về sắc tộc, cô lập hoặc hạ thấp, tiết lộ điều mà người bị bắt nạt muốn giấu. Định nghĩa này phần nào tương

đồng với hành vi bắt nạt với các hình thức gián tiếp theo Ahmad & Smith và Smith & Sharp (1994), là những hành vi nói xấu sau lung, hướng người khác có cùng cái nhìn đố kị và tiêu cực về phía nạn nhân khiến họ bị người khác ác cảm, ghét và không chơi cùng [9], [19]. Có thể hiểu thuật ngữ “bắt nạt” theo hướng tiếp cận này là một diện rộng các hành vi cơ thể và lời nói gây hấn, quấy rầy và tấn công người khác.

Bauman (2007) đã định nghĩa rằng đây là hành vi cố ý, có hại, lặp đi lặp lại, và phản ánh một sự lạm dụng quyền lực. Hành vi bắt nạt có thể là về thể chất (đánh, đá, đấm và đẩy), bằng lời nói (trêu chọc, đe dọa, vu khống), hay bằng quan hệ (tẩy chay, làm tổn thương tình bạn, lan truyền tin đồn) [18].

Về phía Craig và cộng sự (2007) trong một nghiên cứu về bạo lực học đường đã định nghĩa bắt nạt là một hình thức lạm dụng có sự tham gia của các bạn đồng trang lứa mà ở những độ tuổi khác nhau sẽ có những hình thức khác nhau. Bắt nạt được thể hiện rõ ràng bằng hành động gây hấn lặp đi lặp lại mà ở đó có một bên ln có lợi thế về sức mạnh hơn [22].

Hay Schwartz và cộng sự (2011) đưa ra khái niệm bắt nạt là hành vi gây hấn có mục tiêu được thúc đẩy bởi mục đích làm nhục hoặc gây tổn hại có hệ thống cho nạn nhân. Bắt nạt liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực xã hội, tâm lý, hoặc thể chất giữa người khởi xướng và mục tiêu [46].

Theo Hoàng Phê, bắt nạt là “cậy thế cậy quyền doạ dẫm để làm cho người khác phải sợ, ví dụ như bắt nạt trẻ con, ma mới bắt nạt ma cũ [6].

Theo Nguyễn Thị Nga, bắt nạt là “bất cứ hành vi hay lời nói nào đó lặp đi lặp lại cố tình gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý người khác [Dẫn theo 4].

Như vậy, các khái niệm, định nghĩa về bắt nạt của những nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đều có điểm tương đồng rằng bắt nạt là hành vi có chủ đích gây tổn thương đến cơ thể và tâm lý của nạn nhân. Từ những quan

điểm trên, luận văn lựa chọn định nghĩa và bắt nạt của Dan Olweus bởi hướng tiếp cận này thể hiện rõ ràng 3 cấu phần quan trọng của bắt nạt là:

(1) Hành vi hung tính gồm những hành động tiêu cực, không mong muốn;

(2) Nhóm hành vi được định hình cụ thể và lặp đi lặp lại trong thời gian nhất định;

(3) Liên quan đến sự mất cân bằng về quyền lực và sức mạnh.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 25 - 27)