Những phát hiện chính trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 63 - 65)

6. Đạo đức trong nghiên cứu

3.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

3.6.2. Những phát hiện chính trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu về Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thơng trên địa bàn thành phố Hải Phịng, chúng

tơi có 3 phát hiện chính.

Đầu tiên, khi nghiên cứu về những nhóm hình thức bắt nạt diễn ra ở học sinh trung học phổ thơng, hình thức bắt nạt trực tiếp bao gồm: “Trêu chọc em”, “ Mang em ra làm trò cười”, “Gọi em bằng biệt danh xấu” và “Cười em một cách ác ý” là những dạng bắt nạt phổ biến nhất trong nhóm học sinh tham gia khảo sát. Ít diễn ra hơn cả là hình thức bắt nạt thể chất gồm “Làm em tổn thương về thân thể”, “Đánh hoặc đá em”, “Doạ làm em tổn thương sau này”. Kết quả này củng cố nhận định của Reuter và Karin về những hành vi bắt nạt ngầm ẩn tác động đến tinh thần nạn nhân diễn ra nhiều hơn khi các những kẻ bắt nạt ngày càng trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, phát hiện của chúng tơi có ý nghĩa phản đối sự bình thường hố khi học sinh dùng những tên gọi, từ ngữ không hay cho người khác hoặc trêu đùa khiến người không thoải mái, tác động tiêu cực đến suy nghĩ, cảm xúc của họ. Đặc biệt khi học sinh trung học

phổ thông là giai đoạn mà các em để ý đến đánh giá của thầy cô, bạn cùng lớp về mình (những người tiếp xúc với mình nhiều hơn cả), coi đó là một trong những thước đo tự phản ánh giá trị bản thân [19] nên việc sử dụng lời nói với bạn bè cùng lớp cũng cần được lưu ý, làm rõ bản chất tránh trường hợp kẻ bắt nạt mượn nó làm vũ khí tấn cơng người khác. Trong bối cảnh trường học, giáo viên và học sinh có thể được khuyến nghị về dạng hình thức bắt nạt này, nhằm đủ kiến thức và kỹ năng phát hiện những dạng bắt nạt ngầm ẩm, trà trộn trong lối giao tiếp ứng xử hàng ngày cũng như đủ tinh tế để tơn trọng tính cá nhân và mong muốn của học sinh khi có học sinh thấy thoải mái với kiểu trêu chọc, đặt biệt danh nhưng có học sinh thấy khó chịu hay tổn thương thì họ có quyền u cầu đối phương dừng lại mà không bị lên án, đánh giá bởi thầy cô, học sinh khác theo kiểu “Bạn này đang làm quá lên”, “Đồ khơng biết đùa, có thể cũng dỗi”,…

Thứ hai, mối tương quan giữa bắt nạt học đường và lòng tự trọng tuy không phải là đề tài mới mẻ nhưng nó vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình hoặc khuyến nghị những giải pháp thay đổi thực trạng bắt nạt học đường diễn ra ngày càng biến tướng như hiện nay. Trong nghiên cứu của chúng tơi, bắt nạt học đường và lịng tự trọng của học sinh tham gia khảo sát tương quan nghịch, học sinh nào càng ít trải nghiệm hành vi bắt nạt thì lịng tự trọng của các em càng cao và chúng ta có thể diễn giải rằng, khi sự đánh giá của các em và bản thân cũng như sự nhìn nhận khách quan từ người khác dành cho các em càng tích cực, thì các em sẽ hạn chế được việc trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường. Điều này có ý nghĩa mạnh mẽ trong việc đưa ra những biện pháp phòng ngừa bắt nạt học đường mà chúng tôi sẽ đề cập cụ thể ở phần khuyến nghị của đề tài.

Thứ ba, các chỉ báo như thành tích học tập, số lượng bạn thân song song với bắt nạt học đường có thể dự báo lịng tự trọng của học sinh THPT. Trong tương lai, khi khắc phục được hạn chế còn tồn đọng hiện tại và phát triển kết

quả nghiên cứu sẵn có, thì phát hiện này đóng góp vào việc hạn chế bắt nạt học đường cũng như thúc đẩy động lực học tập từ tác động môi trường đến học sinh. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến số lượng bạn thân là một trong những yếu tố nâng cao lòng tự trọng và hạn chết bắt nạt học đường, chưa kể mối quan hệ giữa các học sinh với được cải thiện, các em có thể nhận được nguồn lực to lớn tác động đến năng lực học tập, nâng cao chất lượng học tập (bạn bè có thể giúp đỡ nhau học “Học thầy không tày học bạn”), tương tác với bạn bè củng cố giá trị mà cá nhân đó nhận định về bản thân, mối quan hệ tốt thì sự bắt nạt cũng khó tồn tại và biến tướng.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)