6. Đạo đức trong nghiên cứu
3.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
3.6.4. Các hướng đi trong tương lai
Dựa trên kết quả nghiên cứu và tổng quan tài liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy trong tương lai, đề tài này có thể phát triển như sau:
Đầu tiên, khi tiến hành khảo sát, chúng tôi đã kế thừa thang đo bắt nạt cho trẻ em Việt Nam được xây dựng bởi các tác giả Trần Văn Công và cộng
sự và thu được dữ liệu đáng tin cậy. Những nhà nghiên cứu về đề tài tương tự trong tương lai ở Việt Nam có thể tham khảo thang đo trên và kết quả nghiên cứu chúng tôi về học sinh trung học phổ thông để phát triển sâu hơn về mối liên hệ giữa bắt nạt học đường và lòng tự trọng đối với học sinh cũng như Việt hoá các thang đo về bắt nạt học đường đã được ứng dụng trên thế giới nhưng còn mới ở Việt Nam. Từ những nhận định mà chúng tôi đưa ra, các nhà tâm lý có thể xây dựng các chương trình phịng ngừa bắt nạt học đường bằng cách đưa ra các hoạt động củng cố lòng tự trọng của học sinh,…
Tiếp theo, khi chúng tôi mở rộng đề tài, chúng tơi có thể khắc phục những hạn chế đã đề cập ở trên như sử dụng bảng tự thuật, nghiên cứu cắt ngang và thiếu sự tham gia của giáo viên, phụ huynh,… Trong tương lai cũng là nghiên cứu mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh THPT, chúng tôi sẽ lựa chọn mẫu khách thể rộng hơn và mang tính đại diện thay vì tính thuận tiện của nghiên cứu hiện tại, cũng như thiết kế bảng câu hỏi có sự tham gia của phụ huynh, giáo viên. Bên cạnh đó, hướng đi trong tương lai cho nghiên cứu này có thể mở rộng nhóm khách thể thay vì chỉ tập trung vào nạn nhân của bắt nạt học đường, mà bao gồm kẻ bắt nạt, đồng loã, người chứng kiến.
Cuối cùng, với những biến dự báo lịng tự trọng và có khả năng hạn chế bắt nạt học đường như thành tích học tập, số bạn thân. Trong tương lai, nghiên cứu này có thể thực hiện theo nghiên cúu can thiệp với những giải pháp được pháp triển lên, cụ thể là tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng để thấy được vai trị của các biến điều tiết. Từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nâng cao lòng tự trọng của học sinh và hạn chế sự biến tướng của bắt nạt học đường.
Tóm tắt chương 3
Trước hết, kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực trạng bắt nạt học đường đang diễn ra ở học sinh THPT với tỷ lệ nhỏ khi chỉ có 10.7% số khách thể báo
cáo các em từng trải nghiệm bắt nạt trong vịng 1 năm trở lại đây. Trong số các nhóm hình thức bắt nạt được đề cập, “bắt nạt trực tiếp” xuất hiện với tần số nhiều nhất (ĐTB= 0.98) và thấp nhất là mức độ thể chất (ĐTB=0.23). Điều này có thể lý giải rằng ở độ tuổi các em, các em đã ý thức hơn về việc mình đã trưởng thành không nên thể hiện thái độ ghét bạn này, không ưa bạn kia bằng “nắm đấm” thay vào đó là những hành vi ngầm ẩm chủ yêu về mặt tinh thần [20]. Kết hợp với các nghiên cứu về bắt nạt học đường trước đây ở Việt Nam, tỷ lệ học sinh bị người khác bắt nạt trực tuyến dao động từ 12.8% đến 36% [11]. Ngồi ra, mức độ vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn khi học sinh không chỉ trải qua một loại hình thức mà cịn có thể trải qua các hành vi khác nhau [2].
Trong các nhóm hình thức bắt nạt, hình thức “Bắt nạt mối quan hệ”, điểm trung bình của nữ cao hơn nam, cho thấy học sinh nữ trải nghiệm hình thức này nhiều hơn so với nam và điều này có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về mức độ bắt nạt giữa các khối lớp có thể chú ý tới nhóm hành vi “Bắt nạt trực tiếp” khi lớp11 trải nghiệm hình thức này nhiều hơn hẳn so với lớp 10 và kết quả này mang tính đại diện. Với những hình thức bắt nạt khác như “Bắt nạt trực tuyến”, “Bắt nạt thể chất” thì chúng có sự tương quan nghịch với hoàn cảnh kinh tế gia đình. Ở hai nhóm hình thức lần lượt là “Bắt nạt mối quan hệ”, “Xâm phạm tài sản” với số bạn thân mà khách thể có tương quan mạnh, tức là càng ít số bạn thân thì mức độ trải qua các hình thức trên càng lớn. Tương tự như vậy trong mối liên hệ với số lượng bạn thân nhưng ở mức tương quan yếu lần lượt là “Bắt nạt trực tuyến”, “Bắt nạt trực tiếp”.
Bên cạnh đó, kết qủa chỉ ra sự tương quan giữa “Lòng tự trọng” với “Xếp loại học tập”, điểm lòng tự trọng càng cao thì xếp loại học tập càng thấp. Và mối tương quan thuận giữa “Lòng tự trọng” và số bạn thân.
Nhìn chung, giữa “Lịng tự trọng” và Bắt nạt học đường có mối tương quan nghịch ở mức độ mạnh, tức là khách thể trải qua hành vi bắt nạt càng
nhiều thì lịng tự trọng càng thấp. Điều này tương tự giữa các nhóm hình thức bắt nạt với “Lịng tự trọng”, cụ thể giữa hình thức “Bắt nạt trực tiếp”, “Bắt nạt mối quan hệ”, “Xâm phạm tài sản” có tương quan mạnh hơn so với các nhóm cịn lại. Trong khi hình thức “Bắt nạt trực tuyến” có tương quan yếu hơn khi đặt trong mối liên hệ với lịng tự trọng và “Bắt nạt thể chất” khơng có mối tương quan với lịng tự trọng.
Nhìn chung, có một mối tương quan nghịch giữa "lịng tự trọng" và bắt nạt học đường. Đặc biệt là mối tương quan giữa "bắt nạt trực tiếp", "bắt nạt quan hệ", "xâm phạm tài sản" mạnh hơn các nhóm khác khi đặt vào sự lien hệ với “lịng tự trọng”.
Trong khn khổ luận văn thạc sĩ, nhóm nghiên cứu cũng có một vài hạn chế khi số khách thể khơng mang tính đại diện và bảng hỏi khảo sát chưa thực sự đa chiều cũng như thời gian tiến hành còn hạn chế. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng khẳng định được giả thuyết ban đầu là có mối liên hệ giữa bắt nạt học đường và lịng tự trọng của học sinh THPT cũng như hình thức thiên về tinh thần có mức độ phổ biến hơn so với hình thức thể chất và tài sản. Do đó, trong tương lai, các nghiên cứu sau có thể phát triển từ kết quả của chúng tôi với hướng nghiên cứu trường diễn và thu thập thông tin đa chiều từ giáo viên, phụ huynh,…
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực trạng bắt nạt học đường hiện nay trong khuôn khổ khảo sát và đặt vào mối liên hệ với lòng tự trọng của học sinh, cũng như tác động của thành tích học tập, số lượng bạn thân, giới tính đến lịng tự trọng và bắt nạt học đường, từ đó trả lời cho những câu hỏi và khẳng định hay bác bỏ những giả thuyết nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra.
Thứ nhất, trong một năm vừa qua tính từ thời điểm khảo sát, chỉ có 22 học sinh báo cáo rằng họ trải qua bắt nạt, chiếm 10.7 % còn lại 89.3% khách thể lựa chọn là không. Con số này cho thấy thực trạng bắt nạt diễn ra ở nhóm khách thể tương đối thấp. Bên cạnh đó, chúng tơi nhận thấy hình thức bắt nạt trực tiếp diễn ra phổ biến hơn ở học sinh tham gia khảo sát so với các dạng còn lại (ĐTB = 0.98) trong khi bắt nạt trực tuyến diễn ra với tần suất rất thấp dù được khảo sát vào thời điểm dịch bệnh phức tạp và học sinh học online ở nhà, chủ yếu giao tiếp với thầy cô, các bạn qua mạng internet. Sự khác biệt về tần suất trải nghiệm hình thức này giữa khối lớp 11 và 10 có ý nghĩa thống kê (lớp 11 trải nghiệm nhiều hơn lớp 10). Ngoài ra, ở hình thức “Bắt nạt mối quan hệ”, điểm trung bình của nữ cao hơn nam, cho thấy học sinh nữ trải nghiệm hình thức này nhiều hơn so với nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, số liệu chỉ ra, các dạng bắt nạt “Bắt nạt trực tuyến”, “Bắt nạt thể chất” với hồn cảnh kinh tế gia đình có mối tương quan mạnh tức là kinh tế gia đình càng thấp thì mức độ bắt nạt ở hai nhóm này càng lớn. Tương tự, từng nhóm hình thức lần lượt là “Bắt nạt mối quan hệ”, “Xâm phạm tài sản” với số bạn thân mà khách thể có tương quan mạnh, tức là càng ít số bạn thân thì mức độ trải qua các hình thức trên càng lớn.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về lịng tự trọng giữa các khối lớp, cụ thể lớp 12 (r = 2.58) cao hơn lớp 11 (r =2.54). Đặt lòng tự trọng vào sự tương quan với xếp loại học tập và số bạn thân thì giữa lịng
tự trọng với xếp loại học tập” có mối tương quan yếu, điểm lịng tự trọng càng cao thì xếp loại học tập càng thấp. Ngược lại với đó là sự tương quan giữa lòng tự trọng và số bạn thân với tỉ lệ thuận ở mức độ mạnh.
Thứ 3, mối tương quan giữa lòng tự trọng và bắt nạt học đường là mối tương quan nghịch với mức độ mạnh, học sinh tham gia mẫu khảo sát càng trải nghiệm hành vi bắt nạt thì lịng tự trọng càng thấp và có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra được mối tương quan nghịch giữa hai biến này. Bên cạnh đó, số lượng bạn có tác động đến lịng tự trọng và góp phần giảm mức độ bắt nạt diễn ra ở nhóm khách thể.
Từ những kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Với những hạn chế của nghiên cứu nêu trên, những nghiên cứu trong tương lai cần thực hiện thêm nghiên cứu trường diễn để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa bắt nạt học đường và các yếu tố liên quan, bổ sung thêm dữ liệu từ cha mẹ, giáo viên, v.v, thu thập dữ liệu trên cả học sinh đến từ các trường khác không chỉ nằm trong số lượng là 3 trường được khảo sát.
Như đã đề cập ở trên, mối liên hệ giữa lòng tự trọng và bắt nạt học đường là tương quan nghịch cho thấy lòng tự trọng càng cao, bắt nạt học đường càng thấp. Do đó, để hạn chế thực trạng bắt nạt học đường thì chúng ta cần xây dựng những hoạt động đẩy mạnh lòng tự trọng ở học sinh. Cụ thể, cần xây dựng một chương trình hoặc nhỏ hơn là chuỗi hoạt động giáo dục và lòng tự trọng cho học sinh, những hoạt động này có thể đưa vào chương trình ngoại khố hoặc chuỗi tiết học trong kĩ năng sống để học sinh hiểu được rõ lịng tự trọng là gì, biểu hiện và vai trị của nó trong các vấn đề học đường như bắt nạt. Các hoạt động nhóm để học sinh thực hiện nhằm thúc đẩy lòng tự trọng. Unicef cũng đưa ra sổ tay hướng dẫn cách để trẻ tiếp cận lòng tự trọng với lứa tuổi từ 5-15 tuổi như hoạt động đóng vai ngành nghề yêu thích để thấy được giá trị của bản thân khi làm cơng việc ấy, hay hoạt động phong bì giúp
học sinh học cách nhận ra điểm mạnh, yếu điểm của bản thân và góp ý một cách tích cực, xây dựng với người khác,… Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách bộ môn hay chuyên viên tâm lý/tham vấn học đường có thể tham khảo sổ tay của Unicef để xây dựng chương trình giáo dục lịng tự trọng phù hợp đến học sinh.
Tiếp theo, để góp phần hạn chế thực trạng bắt nạt ngày càng biến tướng như hiện nay, các trường học cần triển khai các hoạt động để đánh giá được bắt nạt học đường có đang diễn ra ngầm ẩn hay khơng, bởi cấp học càng cao, hình thực bắt nạt càng linh hoạt (ít tồn tại dưới dạng trực tiếp thay vào đó là bắt nạt trực tiếp hay còn gọi là bắt nạt tinh thần). Hoạt động này có thể thực hiện dưới hình thức khảo sát với những câu hỏi được thiết kế kĩ càng, phù hợp với văn hoá và đặc điểm học sinh và mang tính tự thuật để các em có cơ hội nói lên “tình trạng” của mình và có thể giúp đỡ đúng thời điểm. Thời điểm phát phiếu hỏi có thể vào đầu hoặc khi học kì kết thúc. Ngồi ra đường dây nóng hay hịm thư để học sinh có thể liên lạc cần được tập trung phát triển và giới thiệu đến các em như là một cách thức thể hiện tiếng nói của các em trong suốt q trình đi học.
Trong chương trình phịng ngừa, có thể đưa vào hoạt động ngoại khố, workshop hay mơn học kĩ năng mềm những chủ đề như “Dạy học sinh các
nhóm kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường”, “Xây dựng quy tắc ứng xử bạn bè trong phạm vi lớp học, trường học”, được đề cập trong “Thực trạng và biện pháp ứng phó với bắt nạt học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh” của Phan Thị Thanh Hương [3]. Bởi việc xây dựng chương trình về phát triển kỹ năng mềm và đưa vào khung chương trình phổ cập từ sớm giúp các em có cơ hội làm quen và học tập và rèn luyện nhóm kỹ năng là vô cùng quan trọng. Bởi khi các em được học các nhóm kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo,… kết hợp với thực hành giúp các em làm việc với người khác một cách dễ dàng và thích nghi được trong mơi trường
tương tác đa dạng từ đó hỗ trợ các em định hình về giá trị bản thân và trở nên tự tin thể hiện mình trước đám đơng. Bên cạnh đó, việc được trang bị nhóm kỹ năng mềm từ nhỏ kết hợp với chương trình giáo dục về phịng tránh bắt nạt học đường, các em có cơ hội học những kỹ năng bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày một biến tướng.
Chưa hết, nhà trường có thể xây dựng và triển khai các hoạt động ngoại khoá để tăng cường tương tác giữa học sinh giúp các em thiết lập được mối quan hệ bạn bè, có thể được nhiều người bạn mới. Chính việc xây dựng cho mình mạng lưới bạn bè trong và ngồi trường sẽ giúp các em hạn chế nguy cơ trải nghiệm bắt nạt bởi các em có thể cảm thấy an tồn khi mình được chia sẻ, bảo vệ bởi nhóm bạn mà mình kết giao. Cùng với đó việc có những nhóm bạn học đường giúp các em trở nên tự tin trong giao tiếp và biết chia sẻ vấn đề, khó khăn của mình cũng như ý thức cao hơn về bản thân nhằm giảm thiểu nguy cơ bị bắt nạt học đường.
Như đã đề cập ở trên, thành tích hay khả năng học tập cũng có tác động hành vi bắt nạt học đường và lòng tự trọng của học sinh, do đó việc nhà trường hay chính giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các giáo viên bộ môn xây dựng hệ thống phương pháp tiếp cận học tập cho học sinh cùng với hệ thống thi đua khen thưởng để khuyến khích khả năng học tập của các em. Các em được tiếp cận với phương pháp học tập phù hợp và thúc đẩy khả năng học tập qua làm việc nhóm, làm việc cá nhân và hiểu đúng tầm quan trọng của việc thể hiện giá trị bản thân qua phương pháp học tập hiệu quả cũng góp phần hạn chế khả năng trải nghiệm bắt nạt học đường ở học sinh.
Tiếp theo, mặc dù bắt nạt trực tuyến không phải là dạng bắt nạt phổ biến khi khảo sát diễn ra nhưng trước tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, căng thẳng như hiện nay, việc học online vẫn có thể kéo dài và là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ bắt nạt trực tuyến. Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra kiến nghị nhằm phòng ngừa bắt nạt trực tuyến. Trước hết, hậu quả của bắt nạt trực tuyến ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần, thể chất được khẳng định qua nhiều nghiên cứu, cho thấy đây là một vấn đề cần được can thiệp và phịng ngừa khẩn trương. Do đó, các chương trình phịng ngừa và can thiệp bắt nạt trực tuyến cũng sẽ gồm những thành phần như chương trình can thiệp và phịng ngừa bắt nạt truyền