6. Đạo đức trong nghiên cứu
1.2. Lý luận về bắt nạt học đường
1.2.3. Đo lường hành vi bắt nạt học đường
Danh sách đối chiếu “Life in School” (Cuộc sống học đường) được Arora và cộng sự (1994) thiết kế như là một thang đo gián tiếp và chính xác về bắt nạt. Danh sách này khơng đưa ra câu hỏi như là “Bạn có đang bị bắt nạt khơng?” cũng như loại bỏ cách diễn đạt nhạy cảm về bắt nạt, khơng sử dụng từ “bắt nạt” bởi nó có thể dẫn đến sự phản hồi thiếu chính xác bởi sự xấu hổ, tức giận, bận tâm khi là nạn nhân của khách thể. Nó tiếp cận khách thể bằng cách cung cấp nhiều thơng tin chính xác về việc đã và đang xảy ra với họ trong một khoảng thời gian nhất định- tuần vừa rồi, thông tin thu được từ học sinh hoàn toàn được dựa trên sự quan sát hành vi cụ thể. Thang đo gồm 39 câu phát ngơn (một nửa trong số đó là câu trung tính hoặc khen ngợi, cịn lại là hành vi bắt nạt trực tiếp và hung tính về thể chất) mà một học sinh có thể trải qua trong tuần vừa rồi “Trong suất tuần vừa rồi, một học sinh trong trường nói những điều khiến tơi khó chịu”,… Mỗi một câu kèm theo 3 mức độ “không”, “một lần” và “trên một lần”. Thang đo được thực hiện bởi cả học
sinh và giáo viên. Danh sách đối chiếu này có thể nhận biết được cá nhân nào có thể là nạn nhân của bắt nạt. Thông tin thu thập ở học sinh còn được đa dạng hố về địa bàn (nơng thôn, ngoại thành, thành thị), số mẫu,… [14].
Thang đo Multidimensional Peer-Victimization (MPVS) được xây dựng và phát triển bởi Helen Mynard & Stephen Joseph (2000) từ thực tế rằng bắt nạt đồng trang lứa hiện khá phổ biến và là trải nghiệm thường xuyên của trẻ em và vị thành niên. Nhóm nghiên cứu đề cập đến những nghiên cứu trước đó tách bạch dạng bắt nạt trực tiếp và gián tiếp trong thang đo của mình. Điều này có ưu điểm và hạn chế riêng tuỳ vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên có nhiều thuật ngữ về bắt nạt đều thuộc dạng này hay dạng kia, việc phân định như vậy khiến thông tin thu thập về trải nghiệm bắt nạt của nạn nhân bị thiếu sót và thiếu chính xác. Do đó, cấu trúc của thang đo được đánh giá để xây dựng một hệ thống phân loại rõ ràng, là nền tảng để đánh giá trong tương lai có thể kế thừa. MPVS lựa chọn việc gộp hai dạng bắt nạt trực tiếp và gián tiếp bằng 45 items mô tả chi tiết những hành vi bắt nạt mà một học sinh có thể trải qua. Điểm mạnh của thang đo này là nó được thực hiện trên 812 học sinh từ 11-16 tuổi, đảm bảo độ tín cậy [39].
Erika D. Felix và cộng sự (2011) cho rằng lượng giá chính xác về bắt nạt là điều thiết yếu để lên kế hoạch phịng ngừa. Nhóm nghiên cứu nhận thấy hạn chế của những báo cáo đánh giá về nạn nhân hoá bắt nạt bao gồm sự thiếu hụt thông tin đo lường tâm lý, sử dụng thuật ngữ thiếu khách quan và chưa đủ các thành phần về bắt nạt (lịch sử vấn đề, sự mất cân bằng quyền lực). Để khắc phục những hạn chế này, nhóm tác giả đã phát triển thang đo California Bullying Victimization (CBVS), thang đo tự đánh giá ba phần của định nghĩa bắt nạt mà không sử dụng trực tiếp thuật ngữ này. CBVS đảm bảo độ tin câỵ và tính hợp lệ đối với khách thể, tính hợp lệ được kiểm định thong qua việc đồng quản lý cách biện pháp về sức khoẻ tâm thần. Ngoài ra test được kiểm nghiệm độ tin cậy trong thời gian 2 tuần và có tương quan tích cực
với một đánh giá bắt nạt khác và có quan hệ mật thiết với các biện pháp về tình trạng sức khoẻ tâm thần [27].
Về phía Việt Nam, Trần Văn Cơng và cộng sự (2014) đã thực hiện một nghiên cứu với quy mơ lớn học sinh với quy trình thu thập dữ liệu nghiêm túc và cơng phu, dựa trên một bảng hỏi về bắt nạt đã được thích nghi và phát triển ở Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã xây dựng được thang đo bắt nạt cho trẻ em Việt Nam và thang đo này được chứng minh có độ tin cậy và hiệu lực. Thang đo gồm 20 câu kèm theo là câu trả lời được thiết kế theo dạng Likert 4 điểm: 0 = Khơng có bao giờ; 1 = Hiếm khi; 2 = Thỉnh thoảng; 3 = Thường xuyên [2].
Mỗi thang đo đều được xây dựng với hướng tiếp cận khác nhau và có sự kế thừa hạn chế từ những nghiên cứu trước. Trong đề tài của mình, nhóm nghiên cứu lựa chọn thang đo của Trần Văn Công và cộng sự bởi tính phổ quát và chi tiết trong các câu của nó cũng như đây là thang đo được chuẩn hố và có độ tin cậy, hiệu lực nhằm thu thập được thơng tin chính xác và đẩy đủ.