Đặc điểm của bắt nạt học đường

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 27 - 29)

6. Đạo đức trong nghiên cứu

1.2. Lý luận về bắt nạt học đường

1.2.2. Đặc điểm của bắt nạt học đường

Với một loạt nghiên cứu trong và ngoài nước được đề cập ở trên, bắt nạt học đường bao gồm những hành vi lặp đi lặp lại, gây tổn thương về mặt thể chất, tinh thần cho người khác và vi phạm quyền con người [2], [4], [5], [6], [9], [18], [19], [23], [46].

Dựa trên nghiên cứu dịch tễ học, các khảo sát tình trạng bắt nạt học đường giữa học sinh với học sinh trên thế giới trong đó có Việt Nam đã cho thấy tỉ lệ bắt nạt học đường khác nhau giữa ngoại hình, giới tính, lứa tuổi, vùng miền và châu lục. Cụ thể:

Những nét đặc biệt về ngoại hình ở một số học sinh cũng được xem là nguyên nhân khiến họ bị bắt nạt. Trong nghiên cứu của mình, Robinson và Sarbina (2006) chỉ ra, những học sinh thừa cân hay ngoại hình kém ưa nhìn có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn so với những học sinh có hình thể, cân nặng bình thường bởi vì họ khơng được nhìn nhận như là một thành viên trong nhóm mà bị đánh giá khác biệt, thậm chí ghét bỏ [44].

Về giới tính, học sinh nam có xu hướng thể hiện hành vi bắt nạt thể chất và sử dụng lời nói tấn cơng người khác nhiều hơn giới nữ nhằm thể hiện sự nam tính, sức mạnh của mình [9], [43], [49].

Về lứa tuổi, một số nhà nghiên cứu chỉ ra ở lứa tuổi nhỏ hơn từ trung học cơ sở đổ về trước, hình thức bắt nạt tập trung về mặt thể chất như là đánh, đấm, giật tóc nạn nhân. Ở nhóm tuổi này, các em có xu hướng thể hiện bản

thân qua việc mình bắt nạt được bao nhiều người, đánh nhau giỏi ra sao và dễ dàng kích động bởi những xích mích, hiểu lầm khơng đáng có giữa mình và bạn cùng lớp và tấn cơng người khác về thể chất là cách bảo vệ bản thân và chứng minh rằng mình đúng [36]. Hình thức bắt nạt dần chuyển sang tấn cơng về mặt tình thần ở học sinh phổ thong bởi lúc này khả năng nhận thức và kỹ năng sống của các em được hoàn thiện hơn, các em nhận ra cách bắt nạt người khác một cách ngầm ẩn mà không bị thầy cô phát hiện và các em cũng dễ dàng kiểm sốt hành vi của mình hơn so với lứa tuổi trước. Nên trong các báo cáo về bắt nạt, hành vi tấn công thể chất ở cấp 2 nhiều hơn so với cấp 3 nhưng thực trạng bắt nạt tinh thần ở cấp 3 lại có xu hướng tăng cao do hình thức được sử dụng đa dạng, khó phát hiện. Lúc này, các em nhận ra rằng quyền lực của bản thân thể hiện qua việc cô lập, điều khiển người khác chứ không đơn thuần khiến họ tổn thương về thể chất [41].

Trong nghiên cứu của Reuter-Rice và cộng sự về thực trạng bắt nạt ở nông thôn Mỹ, 192 học sinh có 158 trẻ (82,3 %) khẳng định rằng họ đã trải nghiệm một vài hình thức bắt nạt ít nhất một lần trong ba tháng qua và kết quả này (với ý nghĩa thống kê) cao hơn so với nghiên cứu khác, cho thấy thực trạng bắt nạt ở nông thôn nhiều hơn thành thị một cách rõ rệt ở Mỹ [40].

Theo Hsi-Sheng Wei, tỉ lệ học sinh bị bắt nạt tăng cao ở những nước Châu Á và tương quan thuận giữa sự phát triển của một quốc gia với thực trạng bắt nạt học đườnh. Nghiên cứu này chỉ ra, tỉ lệ bắt nạt ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ [32].

Trong bắt nạt học đường, một học sinh có thể đóng nhiều vai khác nhau hoặc chỉ có một vai duy nhất. Cụ thể, Salmivalli (1997) phân chia và mô tả các vai trong thực trạng bắt nạt gồm đầu tiên là kẻ đầu trò, là người khởi động hành vi hay q trình bắt nạt theo cá nhân hoặc nhóm. Thứ hai là kẻ a dua- người tham gia vào quá trình bắt nạt cùng với kẻ đầu sỏ. Thứ ba là kẻ cổ vũ-

người không tham gia vào quá trình bắt nạt nhưng lại có hành vi tung hơ, khuyến khích nhóm người trên từ những hành vi nhỏ như xem, cười và thể hiện sự thích thú. Thứ tư là người ngồi cuộc, họ là những người không thể hiện sự quan tâm và tỏ ra khơng lien quan gì đến sự kiện bắt nạt. Thứ năm là người chống trả-người tự phản kháng sự bắt nạt, biết cách bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt hoặc thể hiện sự giúp đỡ trực tiếp tới nạn nhân và có hành vi kêu gọi giúp đỡ, yêu cầu chấm dứt sự bắt nạt. Cuối cùng là nạn nhân-người bị bắt nạt, là nhóm người thường ít hoặc khơng dám phản kháng và khó khăn bảo vệ bản thân. (100) Pepler (1998) cho rằng có những học sinh trước đóng vai nạn nhân sau chuyển sang vai kẻ đầu sỏ hoặc a dua, cổ vũ. Ngoài ra, người ngồi cuộc tuy khơng cười đùa và khuyến khích hành vi bắt nạt nhưng chính thái độ thờ ơ, khơng phản kháng nhóm bắt nạt cũng có thể xem như là một dạng của sự phục tùng và điều đó vơ hình củng cố hành vi bắt nạt [Dẫn theo 33].

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)