Thực trạng lòng tự trọng

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 54)

6. Đạo đức trong nghiên cứu

3.2. Thực trạng lòng tự trọng

Thực hiện so sánh T-Test “Lòng tự trọng” giữa nam và nữ không cho thấy sự khác biệt. Dù vậy trong phạm vi nghiên cứu, điểm lòng tự trọng ở nam (ĐTB= 2.62) cao hơn nữ (ĐTB=2.53). Tương tự khơng có sự khác biệt về “lòng tự trọng” giữa khu vực sinh sống (thành thị và nông thôn).

Khi so sánh lòng tự trọng ở 3 trường THPT bằng phương pháp Oneway, chúng tơi thấy khơng có sự khác biệt. Điểm “Lòng tự trọng” của trường THPT Lương Thế Vinh nhỉnh hơn một chút so với hai trường cịn lại.

Biểu đồ 7. Điểm trung bình lịng tự trọng giữa các trường trung học phổ thông

Tiếp theo là so sánh lòng tự trọng giữa các khối lớp từ 10 đến 12 của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phịng. Có sự khác biệt về điểm lòng tự trọng giữa khối lớp 12 và 11, p <0.05. Cụ thể lòng tự trọng lớp 12 cao hơn lớp 11 (r = 2.58 > r = 2.52)

Biểu đồ 8. Điểm trung bình lịng tự trọng giữa các khối lớp

2. 56 2. 54 2. 58 LÒNG TỰ TRỌNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Ngồi ra, kết quả thu được cho thấy lòng tự trọng ở học sinh phân theo mức độ kinh tế gia đình cũng như học sinh lựa chọn nam/nữ là bạn chơi khơng có sự khác biệt.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa xếp loại học tập, số lượng bạn thân” với lòng tự trọng, cụ thể:

Bảng 3. Tương quan giữa lòng tự trọng với xếp loại học tập và số bạn thân

Xếp loại học tập Số bạn thân

Lòng tự trọng -.151* .200*

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Giữa “Lòng tự trọng” với “Xếp loại học tập” có mối tương quan yếu, điểm lịng tự trọng càng cao thì xếp loại học tập càng thấp. Ngược lại với đó là sự tương quan giữa “Lịng tự trọng” và số bạn thân với tỉ lệ thuận ở mức độ mạnh. Tức là càng có nhiều bạn thân thì điểm lịng tự trọng càng cao.

2. 57 2. 52 2. 69

LÒNG TỰ TRONG GIỮA CÁC KHỐI LỚP

3.3. Mối tương quan giữa bắt nạt và lịng tự trọng

Phân tích mối quan hệ giữa bắt nạt và lòng tự trọng ở học sinh cho thấy giữa hai biến này có mối tương quan nghịch. Nếu lịng tự trọng tăng thì bặt nạt học đường có xu hướng giảm.

Dựa vào bảng 4, dễ thấy các nhóm hình thức bắt nạt có mối tương quan chặt chẽ với nhau vì chúng cùng thuộc một phạm vi. Trong khi đó “Lịng tự trọng” thuộc phạm vi xa hơn nhưng khơng vì thế mà sự tương quan giữa chúng kém chặt chẽ.

Nhìn chung, giữa “Lịng tự trọng” và Bắt nạt học đường có mối tương quan nghịch ở mức độ trung bình, tức là khách thể trải qua hành vi bắt nạt càng nhiều thì lịng tự trọng càng thấp. Điều này tương tự giữa các nhóm hình thức bắt nạt với “Lòng tự trọng”, cụ thể giữa hình thức “Bắt nạt trực tiếp”, “Bắt nạt mối quan hệ”, “Xâm phạm tài sản” có sự tương quan rõ ràng hơn so với các nhóm cịn lại. Trong khi hình thức “Bắt nạt trực tuyến” có tương quan yếu hơn khi đặt trong mối liên hệ với lòng tự trọng và “Bắt nạt thể chất” khơng có mối tương quan với lịng tự trọng.

Bảng 4. Tương quan giữa lòng tự trọng và bắt nạt học đường ĐTBC lòng tự trọng ĐTBC bắt nạt trực tuyến ĐTBC bắt nạt trực tiếp ĐTBC bắt nạt mối quan hệ ĐTBC bắt nạt thể chất ĐTBC xâm phạm tài sản ĐTBC bắt nạt ĐTBC lòng tự trọng -.140* -.213** -.241** -.123 -.213** - .243** ĐTBC bắt nạt trực tuyến -.140* .595** .642** .618* .431** .844** ĐTBC bắt nạt -.213** .595** .526** .518** .463** .811**

trực tiếp ĐTBC bắt nạt mối quan hệ -.241** .642** .526** .459** .562** .850** ĐTBC bắt nạt thể chất -.123 .618** .518** .459** .380** .700** ĐTBC xâm phạm tài sản -.213** .431** .463** .562** .380** .690** ĐTBC bắt nạt -.243** .844** .811** .850** .700** .690**

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

3.4. Mối tương quan giữa các biến nghiên cứu và lòng tự trọng

Phân tích mối tương quan thơng qua bảng 5-giữa các biến nghiên cứu: giới tính, số lượng bạn thân, thành tích học tập và bắt nạt học đường và lòng tự trọng cho thấy như sau: Tương quan mạnh nhất với lòng tự trọng là bắt nạt học đường với r = -.243**. Đây là mối tương quan nghịch khá mạnh, có nghĩa là lịng tự trọng càng cao thì trải nghiệm bắt nạt càng thấp và ngược lại. Thấp nhất trong mối tương quan với lòng tự trọng là xếp loại học tập (r = -.151*), đây được xem là mối tương quan yếu tuy nhiên nó vẫn có ý nghĩa thống kê và cho thấy tỉ lệ nghịch giữa hai biến này, xếp loại học tập càng thấp (học càng giỏi) thì lịng tự trọng càng cao.

Bên cạnh đó, giữa bắt nạt học đường và số lượng bạn thân có mối tương quan nghịch rất mạnh (r = -.248**) cho thấy số lượng bạn thân càng nhiều thì trải nghiệm bắt nạt càng ít hoặc ngược lại.

Bảng 5. Tương quan giữa lòng tự trọng và các biến nghiên cứu Biến nghiên cứu Xếp loại học tập Số lượng bạn thân Bắt nạt học đường Lịng tự trọng Giới tính -.193** -.184** .041 -.128 Xếp loại học tập .087 .030 -.151 * Số lượng bạn thân .087 -.248 ** .200** Bắt nạt học đường .030 -.248 ** -.243** Lòng tự trọng -.151 * .200** -.243**

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

3.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

3.6.1. Kết quả nghiên cứu phản ánh giả thuyết ban đầu

Ở phần mở đầu của luận văn, chúng tơi có đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và đi kèm mỗi câu hỏi là giả thuyết được chúng tôi dựa trên những tài liệu cùng về lĩnh vực tương quan giữa bắt nạt và lòng tự trọng để xác định hướng nghiên cứu của mình cũng như xây dựng bộ câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu nhằm trả lời cho những câu hỏi chúng tôi đặt ra và đối chiếu với giả thuyết ban đầu. Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt đi theo 3 câu hỏi và phân tích đối chiếu kết quả thu được với giả thuyết đã có.

Với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Hiện nay, học sinh trải qua những

hình thức bắt nạt nào, mức độ ra sao? Ở câu hỏi này, chúng tôi đưa ra hai giả

nhất tại thời điểm khảo sát và Trong thời gian giãn cách xã hội, bắt nạt trực tuyến là hình thức phổ biến nhất ở khách thể được khảo sát

Với giả thuyết thứ nhất, dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT và đặc điểm bắt nạt học đường ở lựa tuổi này, các hình thức bắt nạt về thể chất khơng cịn phổ biến nữa thay vào đó là dạng bắt nạt tác động về tinh thần diễn ra mạnh mẽ hơn [44]. Do đó chúng tơi đưa ra giả thuyết như trên. Sau khi thu thập và chạy dữ liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết này được khẳng định.

Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, bắt nạt trực tiếp bao gồm: hành vi trêu chọc, mang người khác ra làm trò cười, gọi biệt danh xấu hay cười ác ý là những dạng bắt nạt phổ biến hơn cả. Phát hiện này giống với nhận định của Reuter và Karin trong Psychosocial response by adolescent male victims to peer bullying, Dissertation Abtracts International: Section B: The Sciences and Engineering Vol 67. Theo những tác giả này, hành vi bắt nạt về mặt thể chất ở lứa học sinh phổ thơng có xu hướng giảm dần nhưng bắt nạt tinh thần có xu hướng gia tăng vì những hình thức này ngầm ẩn dưới dạng giao tiếp giữa các bạn học với nhau, khiến giáo viên và người lớn khó phát hiện. Hơn nữa đến giai đoạn này, các em đã hoàn thiện hơn nhận thức và kỹ năng sống cũng như có xu hướng thể hiện quyền lực, cái tôi cá nhân một cách khéo léo hơn nên những học sinh bắt nạt bạn cùng lớp sử dụng việc kiểm sốt, điều khiển người khác thay vì gây tổn thương về mặt thể chất dễ bị phát hiện [26].

Với giả thuyết thứ hai, chúng tôi đưa ra giả thuyết này là bởi thời điểm nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu tấn công các tỉnh thành miền Bắc trở lại trong đó có Hải Phịng, vì thế tồn bộ học sinh các cấp phải thực hiện học online ở nhà. Việc các em giao lưu tiếp xúc với bạn bè, thầy cô chủ yếu là qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo,… và nền tảng học tập trực tuyến như Zoom, Google meet,… thành ra thực trạng bắt nạt

học đường sẽ biến tướng theo một cách khác và các em – nạn nhân sẽ hứng chịu cơng kích, đe doạ hay bị làm phiền,… trên mạng internet nhiều hơn so với những dạng bắt nạt khác.

Sau khi xử lý số liệu, kết quả chúng tôi thu được bác bỏ giả thuyết trên. Dù được tiến hành khảo sát vào thời điểm các em học sinh học tập, giao tiếp với thầy cô bạn bè qua mạng internet nhưng hình thức bắt nạt trực tiếp xảy ra thường xuyên hơn so với hình thức bắt nạt trực tuyến (ĐTB của bắt nạt trực tiếp là 0.98 trong khi bắt nạt trực tuyến là 0.24). Lý giải cho điều này, tuy khảo sát vào thời điểm dịch bệnh nhưng câu hỏi khảo sát về bắt nạt nói riêng và các câu hỏi khác nói chung được đề cập về mặt thời gian diễn ra là trong một năm tính từ thời điểm học sinh trả lời bảng hỏi. Dịch bệnh diễn ra khiến học sinh học online khoảng 3 tháng (tháng 3-5/2021) nhưng trước đó học sinh học trực tiếp với thầy cơ, bạn bè nên có lẽ kết quả nghiêng nhiều hơn về thời điểm trước đó.

Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Thực trạng lòng tự trọng của học sinh

THPT hiện nay ra sao? Chúng tôi đề cập ba giả thuyết.

Ở giả thuyết thứ nhất: Lòng tự trọng của học sinh nữ ở mẫu khảo sát dự

kiến thấp hơn nam. Kết quả nghiên cứu lý luận ghi nhận yếu tố giới có ảnh hưởng như thế nào đến lòng tự trọng, đa phần những nghiên cứu chúng tơi đọc đều chỉ ra có sự khác biệt về lòng tự trọng giữa nam và nữ.

Do đó khi thực hiện nghiên cứu về lịng tự trọng của học sinh trung học phổ thông, chúng tơi đưa ra giải thuyết rằng điểm lịng tự trọng học sinh nữ thấp hơn nam và kết quả thu được khẳng định giả thuyết này, tuy nhiên kết quả không mang ý nghĩa thống kê. Kết quả này giống với Robert (1992), Tessa và cộng sự (2013) khi những tác giả này đều chỉ ra có học sinh nam hay nam giới nói chung có xu hướng nhận đánh giá tích cực và học tự đánh giá bản thân cao hơn so với giới còn lại [43], [49].

Ở giả thuyết thứ hai: Lòng tự trọng ở học sinh khối 12 và 11 có sự khác

biệt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khẳng định giả thuyết trên. Đặc biệt kết quả này mang ý nghĩa thống kê khi khối lớp 12 có điểm lịng tự trọng là 2.58 lớn hơn khối lớp 11 là 2.54 với p<0.05. Phát hiện này giống với Bos và

cộng sự (2006) trong nghiên cứu “Changing self-esteem in children and adolescents: a roadmap for future interventions” khi họ đề cập rằng càng lớn lòng tự trọng các em càng cao, đặc biệt là cuối cấp trung học bởi đây là lúc phát triển hoàn chỉnh cho tâm-sinh lý của các em, là bước đà để các em chuẩn bị cho chặng đường mới của cuộc đời.

Ở giả thuyết thứ ba: Về Thành tích học tập, mối quan hệ bạn bè có ảnh

hưởng đến lịng tự trọng của học sinh. Dữ liệu chúng tôi thu được khẳng định

giả thuyết trên. Trong nghiên cứu của mình, chúng tơi thấy được mối tương quan giữa lịng tự trọng với thành tích học và số bạn thân (hay cịn gọi là mối quan hệ bạn bè) lần lượt là tỷ lệ nghịch và thuận. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Mann và cộng sự (2004) khi họ chỉ ra rằng trẻ em có lịng tự trọng thấp thường kém thành công ở trường bao gồm mảng học tập so với những trẻ tự đánh giá lịng tự trọng của mình cao [34]. Về tương quan với số lượng bạn thân, Dalgas (2006) trong “Effects of a Self-Esteem Intervention Program on School-Age Children, Pediatric Nursing” kết luận rằng học sinh có bạn thì thay đổi đáng kể về lịng tự trọng thay vì những trẻ ít bạn [24].

Với câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Có hay khơng mối liên hệ giữa lịng tự

trọng và bắt nạt học đường ở mẫu nghiên cứu? Giải thuyết: Lòng tự trọng và bắt nạt học đường ở học sinh thuộc mẫu khảo sát của tương quan nghịch

được đưa ra cho câu hỏi này

Khi thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa lòng tự trọng và bắt nạt học đường, chúng tôi tham khảo các tài liệu về chủ đề tương tự và hầu hết các nhà nghiên cứu đều đưa ra rằng có tồn tại mối tương quan giữa lịng tự trọng và bắt nạt học đường và đó là tương quan nghịch, lịng tự trọng càng cao thì

việc trải nghiệm bắt nạt càng ít hoặc ngược lại [9], [10], [17], [20], [30], [41]. Do đó, chúng tơi đưa ra giả thuyết rằng trong mẫu khẩu sát mà chúng tôi thực hiện, kết quả sẽ chỉ ra tương quan nghịch.

Kết quả chúng tôi thu được khẳng định giả thuyết trên với r = -.243**, mối tương nghịch giữa hai biến rất mạnh, củng cố giả thuyết ban đầu. Như vậy phát hiện này tương đồng với các tác giả trên thế giới nghiên cứu về mối quan hệ giữa bắt nạt và lịng tự trọng trước đó. Cụ thể, Carol và O’Moore chỉ ra nạn nhân và những đi bắt nạt ở lứa tuổi sau tiểu học thì có lịng tự trọng thấp hơn so với nhóm cịn lại [21], [24]. Đồng quan điểm, Ikechukwu Uba và cộng sự dựa theo số liệu trong nghiên cứu của mình nhận định rằng khi lịng tự trọng tăng lên, các hành vi bắt nạt sẽ giảm đối với cả nạn nhân và kẻ bắt nạt [30].

3.6.2. Những phát hiện chính trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu về Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lịng tự trọng của học sinh trung học phổ thơng trên địa bàn thành phố Hải Phịng, chúng

tơi có 3 phát hiện chính.

Đầu tiên, khi nghiên cứu về những nhóm hình thức bắt nạt diễn ra ở học sinh trung học phổ thơng, hình thức bắt nạt trực tiếp bao gồm: “Trêu chọc em”, “ Mang em ra làm trò cười”, “Gọi em bằng biệt danh xấu” và “Cười em một cách ác ý” là những dạng bắt nạt phổ biến nhất trong nhóm học sinh tham gia khảo sát. Ít diễn ra hơn cả là hình thức bắt nạt thể chất gồm “Làm em tổn thương về thân thể”, “Đánh hoặc đá em”, “Doạ làm em tổn thương sau này”. Kết quả này củng cố nhận định của Reuter và Karin về những hành vi bắt nạt ngầm ẩn tác động đến tinh thần nạn nhân diễn ra nhiều hơn khi các những kẻ bắt nạt ngày càng trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, phát hiện của chúng tơi có ý nghĩa phản đối sự bình thường hố khi học sinh dùng những tên gọi, từ ngữ không hay cho người khác hoặc trêu đùa khiến người không thoải mái, tác động tiêu cực đến suy nghĩ, cảm xúc của họ. Đặc biệt khi học sinh trung học

phổ thông là giai đoạn mà các em để ý đến đánh giá của thầy cơ, bạn cùng lớp về mình (những người tiếp xúc với mình nhiều hơn cả), coi đó là một trong những thước đo tự phản ánh giá trị bản thân [19] nên việc sử dụng lời nói với bạn bè cùng lớp cũng cần được lưu ý, làm rõ bản chất tránh trường hợp kẻ bắt nạt mượn nó làm vũ khí tấn cơng người khác. Trong bối cảnh trường học, giáo viên và học sinh có thể được khuyến nghị về dạng hình thức bắt nạt này, nhằm đủ kiến thức và kỹ năng phát hiện những dạng bắt nạt ngầm ẩm, trà trộn

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)