Huy động vốn thông qua hoạt động đi vay

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26 - 28)

1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM

1.3.3. Huy động vốn thông qua hoạt động đi vay

Nguồn vốn đi vay nhằm làm tăng thêm khả năng thanh toán cho ngân hàng, nguồn vốn vay đƣợc hình thành bởi:

* Vay NHTW:

- Vốn vay ngắn hạn bổ sung: Là hình thức các NHTM vay vốn bổ sung vốn ngắn hạn của mình. Trong hình thức vay này, các NHTM chỉ đƣợc vay khi cịn hạn mức tín dụng đã thỏa thuận.

- Vốn vay để thanh toán: Các NHTM vay NHTW để thực hiện cơng tác thanh tốn giữa các ngân hàng nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán (thời hạn vay thƣờng ngắn).

- Tái cấp vốn: NHTW cho NHTM vay trên cơ sở chứng từ có giá. Các chứng

từ này phải là các chứng từ có chất lƣợng, tức phải thỏa mãn những điều kiện: hợp pháp, hợp lệ, đảm bảo an toàn. Tái cấp vốn bao gồm 2 hình thức:

Cho vay có chiết khấu: NHTW nhận các chứng từ có giá mà các NHTM đó chiết khấu trƣớc đây để thực hiện các nghiệp vụ giống nhƣ các NHTM đó làm. Tuy nhiên, việc cho vay tái chiết khấu đối với các NHTM đó đƣợc giới hạn trong mức cho phép ( hạn mức tái chiết khấu) để thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc.

Cho vay có bảo đảm: là hình thức các NHTM đem các chứng từ có giá đến NHTW để làm đảm bảo xin vay vốn. Căn cứ trên tổng mệnh giá các chứng từ có giá làm đảm bảo, NHTW sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tùy theo sự quản lý của Nhà nƣớc.

Trong số đó hình thức thƣờng gặp là vay chiết khấu. Với vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng, NHTW luôn cho các NHTM vay với một mức giá nhất định: đó là lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu đƣợc NHTW sử dụng nhƣ một công cụ điều tiết vĩ mô, tùy vào yêu cầu điều tiết của nền kinh tế mà lãi suất này đƣợc nâng cao hoặc hạ thấp. Để hạn chế tình trạng các NHTM ồ ạt vay vốn, NHTW sử dụng các công cụ nhƣ hạn mức tái chiết khấu hay lãi suất tái chiết khấu. Song dù sao, đây cũng là sân sau của hoạt động huy động vốn nhằm làm gia tăng vốn khả dụng trong kinh doanh của các NHTM.

* Vay từ các tổ chức tín dụng khác:

Đó là các khoản vay thông thƣờng mà các NHTM vay lẫn nhau trên thị trƣờng liên ngân hàng hay thị trƣờng tiền tệ. Các NHTM thƣờng sử dụng giải pháp đi vay trong các trƣờng hợp sau:

+ Thứ nhất: các NHTM thƣờng chỉ vay NHTW khi khơng cịn giải pháp nào khác nhằm tránh việc sử dụng tối đa hạn mức tái chiết khấu, mà qua đấy có thể gây sự chú ý của NHTW.

+ Thứ hai: để tránh việc để mất đi khách hàng tốt trong khi ngân hàng đang có khó khăn về vốn.

Các hình thức huy động vốn khác:

- Các NHTM có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các hoạt động ủy thác về dịch vụ xã hội nhƣ: câu lạc bộ giáng sinh, nghỉ hè và các kế hoạch khác đƣợc mệnh danh là “câu lạc bộ tiết kiệm”. Các kế hoạch này đƣợc tạo ra để khuyến khích những ngƣời gửi tiền tiết kiệm ký thác mỗi tuần một số tiền đủ lớn để ngƣời giữ tiền trang trải các chi phí cho các dịch vụ trên. Để mở rộng nguồn vốn này, các NHTM phải khơng ngừng nâng cao uy tín, phát triển các dịch vụ ngân hàng…

- Vốn trong thanh toán: là nguồn vốn phát sinh trong q trình thanh tốn của NHTM do có sự chênh lệch về thời điểm hạch toán trên tài khoản của khách hàng.

Thực tế vốn tiền tệ nhàn rỗi đƣợc tạo ra thông qua:

+ Do chênh lệch giữa thời điểm trích tài khoản ngƣời trả tiền và thời điểm nhập số tiền đó vào tài khoản ngƣời thụ hƣởng đó tạo ra một lƣợng tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. Loại vốn này đƣợc tạo ra trong q trình thanh tốn khơng dùng tiền mặt giữa các khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh tốn tại các NHTM.

+ Do trong một số hình thức thanh tốn: séc bảo chi, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng…khách hàng phải lƣu ký một lƣợng tiền nhất định để đảm bảo việc thanh toán với ngƣời thụ hƣởng, bởi vậy tiền đó trả nhƣng thực tế chƣa đƣợc thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng nên đã tạo ra một lƣợng vốn nhàn rỗi nhất định có thể sử dụng làm vốn kinh doanh cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)