Khái niệm về công lý

Một phần của tài liệu Lẽ công bằng – nguồn của pháp luật dân sự việt nam (Trang 30 - 32)

1.2. Lý thuyết về lẽ công bằng

1.2.2. Khái niệm về công lý

Trên thế giới, khái niệm công lý, lẽ công bằng đã hình thành, xuất hiện tại thời kỳ La Mã cổ đại. Trong quyển Institutes của Justinian đã có định nghĩa về cơng lý là quyết tâm mang tính thường trực và vĩnh cửu trong việc thừa nhận những quyền vốn có thuộc về mỗi người. Tuy nhiên, khái niệm công lý tại Việt Nam hiện nay chỉ xuất hiện trong các tài liệu ngôn ngữ từ điển, với quan niệm chung nhất của xã hội với lương tri, đạo lý, lẽ phải, lẽ công bằng, sự đúng đắn, hợp tình, hợp lý, thấu đáo, thỏa đáng. Theo từ điển Tiếng Việt, công lý được hiểu là cái lẽ phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội; sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người, hay cịn có nghĩa là lẽ phải, lẽ cơng bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, khơng thiên lệch, khơng tư vị.

Ngồi ra, dưới góc độ về ngơn ngữ, còn phải kể đến định nghĩa khái niệm của GS Nguyễn Lân trong cuốn Từ và Ngữ Tiếng Việt, Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người. Công: không thiên vị, lý: lý lẽ. Công lý là lẽ công bằng mọi người đều cơng nhận.

Có thể nói, những định nghĩa nêu trên đã phần nào chỉ ra được bản chất và đối tượng nghiên cứu của khái niệm công lý. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những tiếp cận từ góc độ ngơn ngữ chứ chưa thực sự bám sát được đầy đủ, toàn diện những quy luật, dấu hiệu đặc trưng của công lý.

Trong nền khoa học pháp lý thế giới, John Finnis đã từng đưa ra ba thành tố của cơng lý mà có thể áp dụng với bất kỳ khái niệm công lý nào:

1. Hướng tới người khác, công lý hướng tới mối quan hệ giữa con người 2. Nghĩa vụ và quyền, công lý liên quan đến những gì thuộc về người khác và những gì người khác có quyền xứng đáng được hưởng. 3. Sự bình đẳng, cơng lý là sự bình đẳng giữa người với người, tuy nhiên có nhiều cơ chế bình đẳng như: sự tương ứng tỷ lệ (như giữa tỷ lệ đóng góp và quyền tương xứng với tỷ lệ đó), sự cân bằng. Tuy nhiên, để có thể khái quát một cách toàn diện hơn những dấu hiệu cơ bản, phổ quát và đặc trưng chung của công lý trong nền khoa học pháp lý, chúng ta cần lưu ý một số yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, công lý là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử và tính giai cấp sâu sắc. Cơng lý chỉ xuất hiện khi cơ sở kinh tế - xã hội của loài người phát triển đến một trình độ nhất định với những đặc trưng về quyền tư hữu, sự phân hóa, bất bình đẳng và xung đột xã hội. Mỗi chế độ định trị, giải cấp thống trị sẽ quy định nội hàm cụ thể của cơng lý trong xã hội đó.

Thứ hai, công lý làm phẩm hạnh thiết yếu của một xã hội văn minh, tiến bộ, trật tự và ổn định, chấm dứt giai đoạn các thành viên xã hội tự ý sử dụng bạo lực để báo thù. Từ khía cạnh luân lý, đạo đức, công lý là phẩm hạnh tự hồn thiện mình trong mối quan hệ hướng tới người khác, giúp mỗi cá nhân tăng ý thức, tâm thức thận trọng, giảm tâm thức liều lĩnh, tự tiết chế, kiểm soát những hành vi làm phương hại đến các thành viên khác trong xã hội. Từ khía cạnh pháp lý, công lý là nghĩa vụ, bổn phận của một cá nhân đối với người khác khi quyền bị xâm phạm.

Thứ ba, công lý làm một phẩm hạnh xã hội mang tính chính trị sau sắc, nó khẳng định tính hợp pháp, chính đáng, chính nghĩa, chính thống cho sự ra đời và tồn tại của mỗi chính quyền, là giá trị dân chủ quan trọng để nhân dân

đấu tranh bảo vệ các quyền tự do và là cơ chế giúp tạo đồng thuận xã hội, sự bình ổn, ổn định, gắn kết, nhân ái, hài hịa. Do đó mọi cồng đồng xã hội đều có nghĩa vụ bảo vệ công lý.

Thứ tư, xét về bản chất, công lý là đại lượng công bằng, để dàn xếp những mâu thuẫn, xung đột không thể tránh khỏi xảy ra giữa các thành viên xã hội. Ở khía cạnh phổ quát, đại lượng này có thể được quan niệm là công bằng trong phân phối cho mọi người những gì họ xứng đáng, trao cho mỗi người cái họ đáng được hưởng, hay đó là nghĩa vụ hoàn lại, trả lại cho mọi người cái mà họ có quyền được hưởng [17].

Một phần của tài liệu Lẽ công bằng – nguồn của pháp luật dân sự việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)