CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LẼ CÔNG BẰNG
2.2. Pháp luật hiện hành về lẽ công bằng
2.2.1. Khái niệm Lẽ công bằng
Các nhà nghiên cứu trên thế thời và ở Việt Nam có những quan điểm nhìn nhận và đưa ra các định nghĩa khác nhau về lẽ công bằng nhưng theo Khoản 3, Điều 45 BLTTDS năm 2015: “Lẽ công bằng được xác định trên cơ
sở lẽ phải, được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, khơng thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó” [8, Điều 45, Khoản 3].
Theo quy định này, lẽ cơng bằng có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, lẽ công bằng phải là lẽ phải, những điều hợp lý, hợp tình, phù hợp với các quy tắc xử sử, các chuẩn mực đạo đức, là lẽ phải và có sự hợp lý.
Thứ hai, lẽ cơng bằng phải là những điều được xã hội thừa nhận – tức là được sự thừa nhận của số đông do những yếu tố được nêu tại mục thứ nhất.
Thứ ba, lẽ công bằng phải phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc – đặc điểm này của lẽ công bằng bảo đảm rằng lẽ công bằng là những giá trị tốt đẹp, nhân văn, được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan.
Để có thể áp dụng lẽ cơng bằng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, Tòa án phải tuân theo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 BLDS năm 2015 như sau: vụ việc được giải quyết là vụ việc phát sinh từ quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự; các bên tranh chấp không có thỏa thuận; pháp luật khơng có quy định; khơng có tập qn được áp dụng; khơng thể áp dụng tương tự pháp luật; không áp dụng được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; khơng có án lệ.
sự đã được thừa nhận rộng rãi tuy nhiên song hành với điều đó là những quan ngại về việc có thể có những sự tùy tiện khi áp dụng lẽ công bằng để xét xử khi chưa có những hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng lẽ cơng bằng trong q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự.