CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LẼ CÔNG BẰNG
2.1. Quá trình hình thành và phát triển cơng lý, lẽ cơng bằng ở
2.1.2. Tư tưởng về cơng lí, cơng bằng trong pháp luật cận đại
Nếu như pháp luật thời ký phong kiến có tính tổng hợp bao gồm một phức hợp các quy định của các ngành luật khác nhau như luật hình sự, luật dân sự, luật hơn nhân và gia đình, luật tố tụng thì pháp luật cận đại Việt Nam đã có những sự phân chia và bắt đầu hình thành luật tư. Cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp đơ hộ Việt Nam thì pháp luật theo mơ hình Pháp cũng tràn ngập lãnh thổ Việt Nam. Bằng chứng là ba Bộ luật Dân sự đã ra đời bao gồm: BLDS giản yếu áp dụng tại Nam Kỳ năm 1883, BLDS Bắc Kỳ năm 1931, BLDS năm 1936.
Nam Kỳ là xứ thuộc địa của Pháp. Do đó, vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 19 các tranh chấp pháp lý đều do các tòa án Pháp xử. Nhu cầu về pháp luật theo kiểu của Pháp được đặt ra. BLDS giản yếu được ban hành vào ngày 26/03/1884, nhưng vẫn quen gọi là Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 bởi trước đó có hai sắc lệnh được ban hành vào năm 1883 liên quan tới quốc tịch, cư trú và hộ tịch. Bộ luật này được xem là giản yếu bởi nó có nhiều khiếm khuyết cả về phạm vi điều chỉnh và về sự phù hợp với xã hội Việt Nam thời đó. Về phạm vi, Bộ luật này chủ yếu chỉ quy định về nhân thân. Vấn đề thiếu sự phù hợp với xã hội Việt Nam của bộ luật này có thể được xem là một cải cách tiến bộ xét từ quan điểm ngày nay.
BLDS Bắc Kỳ năm 1931 được ban hành bởi Thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ. Bộ luật này có tinh thần tơn trọng các phong tục tập quán riêng của các dân tộc ít người ở vùng cao, tức là các tập quán phong tục này vẫn được áp dụng. Bộ luật này có tiến bộ về phương diện pháp điển hóa bởi đã suy tính tới việc hợp nhất luật dân sự và luật thương mại, và thực tế đã có nhiều quy định về hình thức thương hội trong chương nói về khế ước lập hội. Điều này cho thấy sự chuyển biến theo chiều hướng phát triển thương mại.
BLDS Trung Kỳ được ban hành từng quyển suốt từ năm 1936 tới năm 1939, song vẫn được gọi là BLDS Trung Kỳ năm 1936 bởi vào năm đó, quyển thứ nhất của Bộ luật này được thơng qua. Bộ luật này gần như chép lại BLDS Bắc Kỳ năm 1931 với một vài sửa đổi không lớn. Tuy nhiên, Bộ luật này cho thấy có sự thay đổi lớn về quan điểm pháp điển hóa so với BLDS Bắc Kỳ năm 1931 ở chỗ Bộ luật này đã khơng quy định về các hình thức thương hội trong chương nói về khế ước lập hội như BLDS Bắc Kỳ năm 1931 để chuẩn bị cho sự ra đời Bộ luật Thương mại (BLTM) năm 1942. Sự thay đổi này khiến cho Bộ luật này càng gần gũi với BLDS Pháp.
Ngoài việc phân chia các ngành luật khác với luật cổ, quan niệm về nguồn của pháp luật và thứ tự ưu tiên áp dụng các lồi nguồn đã có sự thay đổi cơ bản từ khi có sự thay đổi cưỡng bức pháp luật theo truyền thống Civil Law. BLDS Bắc Kỳ năm 1931 quy định:
Khi nào khơng có điều luật thi hành được, thì quan Thẩm phán xử theo tập qn phong tục, và nếu khơng có phong tục, thì xử theo lẽ phải và sự công bằng, cùng là châm chước tục riêng, thói quen và tình ý của người đương sự.
Quan Thẩm phán sẽ giải quyết theo luật học và án lệ. (Điều thứ 4). BLDS Trung Kỳ năm 1936 cũng chép nguyên như vậy với việc sửa sang một vài từ có tính cách vùng miền. Các quy tắc này khơng tìm thấy trong
Thiên mở đầu của BLDS Pháp, nhưng có thể tìm thấy trong BLDS hiện hành của Louisiana (Hoa Kỳ).
Cũng như hai BLDS Bắc Kỳ và Trung Kỳ, BLDS năm 1972 của Việt Nam Cộng Hòa cũng đã quy định rõ các nguồn luật và thứ tự áp dụng các nguồn luật khi giải quyết vụ việc. BLDS 1972 có quy định: “Gặp trường hợp nào khơng có điều luật để dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ, nếu khơng có tục lệ, sẽ theo lẽ cơng bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý chí của các đương sự”.
Ngồi việc cho thấy việc mở rộng các loại nguồn của pháp luật và định ra thứ tự ưu tiên áp dụng các loại nguồn, điều luật này cho thấy ba biến đổi lớn, đó là: (1) thay đổi căn nguyên của pháp luật từ luân lý sang cơng lý; (2) giao việc giải thích luật cho thẩm phán; và (3) khuyến khích sự phát triển của học thuyết pháp lý.
Chép lại Điều 4 BLDS Pháp, BLDS của Việt Nam thời kỳ cận đại đều có quy định về nguyên tắc bất khả thụ lý vụ việc. Điều thứ 5 BLDS Bắc Kỳ năm 1931 quy định như sau: “Phàm Thẩm phán lấy cớ rằng luật không định, không rõ, hay là khơng đủ mà thối thác khơng xét xử thì có thể bị truy tố về tội bất khả thụ lý”. Điều thứ 5 BLDS Trung Kỳ năm 1936 cũng viết tương tự.
Điều 8 BLDS 1972 có nêu: Thẩm phán nào khơng chịu xét xử vì lẽ luật khơng quy định hay luật tối nghĩa, thiếu sót sẽ có thể bị truy tố về tội bất kháng thụ lý [19].
Như vậy, pháp luật Việt Nam thời kỳ cận đại đã có những quy định rất rõ ràng thể hiện việc áp dụng các nguồn của pháp luật dân sự, và cũng đã có quy định về lẽ công bằng. Mặc dù chưa được khái quát rõ được khái niệm về lẽ công bằng, nhưng chúng ta cũng đã thấy được tư tưởng tiến bộ của pháp luật thời kỳ này. Khi mà pháp luật dân sự hiện đại, cụ thể là BLDS 1995 và BLDS 2005 đã khơng có quy định về vấn đề này.