Áp dụng lẽ công bằng trong một số trường hợp thực tiễn

Một phần của tài liệu Lẽ công bằng – nguồn của pháp luật dân sự việt nam (Trang 77)

CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LẼ CÔNG BẰNG

3.1. Thực trạng áp dụng dung lẽ công bằng

3.1.3. Áp dụng lẽ công bằng trong một số trường hợp thực tiễn

Trong thực tế, có rất nhiều vụ án mà đương sự đã cố tình tẩu tán tài sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bằng cách xác lập một giao dịch khác với bên thứ ba. Mặc dù BLTTDS đã có những quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tuy nhiên khơng phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng và có hiệu quả. Trong vụ kiện tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, nguyên đơn yêu cầu Tòa án hủy “Hợp đồng tặng cho nhà ở” giữa bị đơn với người thứ ba vì cho rằng, bị đơn có tài sản nhưng khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà lại đem tài sản đó tặng cho người khác để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Rõ ràng trong trường hợp này, cả pháp luật và tập qn đều khơng có quy định nào cấm một người tặng cho tài sản khi bản thân họ chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người cho vay tài sản, Thẩm phán có thể dựa vào nguyên tắc Lẽ công bằng cũng như các quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung, với quan điểm pháp lý rằng: Khi một người chưa thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với người khác, thì họ khơng có quyền tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình cho người thứ ba, để hủy bỏ giao dịch tặng cho nhà ở nói trên. Và, chúng ta có thể nói rằng, trong trường hợp này, Lẽ cơng bằng đã được tịa án áp dụng để khắc phục những thiếu sót mà trước đó luật pháp đã chưa tiên liệu được [20].

Một phần của tài liệu Lẽ công bằng – nguồn của pháp luật dân sự việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)