Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng

Một phần của tài liệu Lẽ công bằng – nguồn của pháp luật dân sự việt nam (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LẼ CÔNG BẰNG

2.2. Pháp luật hiện hành về lẽ công bằng

2.2.4. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng

Theo quy định hiện hành, thẩm quyền áp dụng lẽ cơng bằng thuộc tồ án đang xét xử vụ án. Để bảo bảo tính khách quan và cơng bằng trong q

trình giải quyết tranh chấp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Khi áp dụng lẽ cơng bằng, tồ án có vai trị quan trọng trong việc điều khiển quá trình tranh tụng và tuân theo những nguyên tắc, thủ tục tố tụng dân sự, bảo đảm quyền bình đẳng của các bên đương sự trong quá trình tranh tụng. Trong quá trình tranh tụng để áp dụng lẽ cơng bằng, chủ toạ phiên toà phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho những người tham gia tranh tụng bày tỏ quan điểm của mình và có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến, chứng cứ không liên quan đến vụ án. Như vậy, việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự có những nội dung, phương thức tranh tụng tại phiên tồ cũng khơng có sự khác biệt nào so với các tranh chấp dân sự có sẵn quy phạm pháp luật để viện dẫn áp để giải quyết tranh chấp. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên toà giải quyết tranh chấp bằng việc áp dụng lẽ công bằng cũng tuân theo quy định tại Điều 247 BLTTDS năm 2015.

Khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi rõ những yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền, nghĩa vụ liên quan để qua đó căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã xem xét tại phiên toà, kết quả tranh tụng tại phiên tồ để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những sự kiện để áp dụng lẽ công bằng. Căn cứ phán quyết của tồ án là dựa trên lẽ cơng bằng, các yếu tố của lẽ công bằng được mô tả, viện dẫn áp dụng. Thay vì viện dẫn điều luật trong các vụ tranh chấp có luật để áp dụng hoặc có tập quán để áp dụng hoặc có luật để áp dụng tương tự hoặc có án lệ để áp dụng, thì trường hợp lẽ công bằng được áp dụng để giải quyết tranh chấp cũng phải được toà án xác định rõ. Có quan điểm cho rằng: “khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi rõ những

yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để qua đó căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tịa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những sự kiện để áp dụng lẽ công bằng. Căn cứ phán quyết của Tòa án là dựa trên lẽ công bằng, các yếu tố của lẽ công bằng được mơ tả, viện dẫn áp dụng. Thay vì viện dẫn điều luật trong các vụ tranh chấp có luật để áp dụng hoặc có tập quán để áp dụng hoặc có luật để áp dụng tương tự hoặc có án lệ để áp dụng, thì trường hợp lẽ cơng bằng được áp dụng để giải quyết tranh chấp cũng phải được tịa án xác định rõ. Ý kiến này có những điểm hợp lý nhất định khi cho rằng Hội đồng xét xử cần xác định rõ ràng rằng căn cứ để hội đồng xét xử ra bản án, quyết định là dựa trên lẽ công bằng và các yếu tố của lẽ công bằng được mô tả, viện dẫn cụ thể- đây là cơ sở quan trọng để các đương sự đưa ra các lập luận để thực hiện quyền kháng cáo, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở các cấp xét xử cao hơn.

Một phần của tài liệu Lẽ công bằng – nguồn của pháp luật dân sự việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)