CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LẼ CÔNG BẰNG
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về áp dụng lẽ
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện về áp dụng
dụng lẽ công bằng
Thứ nhất, lẽ công bằng cũng cần được ghi nhận như một nguồn thành văn như án lệ. Án lệ được hiểu là một bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Thực tế hiện nay, mặc dù chưa có số liệu thơng kê chính xác, nhưng việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ án đã được các thẩm phán áp dụng nhiều trên thực tế. Tuy nhiên, vì chưa có các hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc áp dụng lẽ công bằng, vì vậy việc các thẩm phán áp dụng lẽ công bằng trong thực tiễn xét xử đã thực sự đúng như bản chất hay chưa, các thẩm phán có áp dụng lẽ cơng bằng một cách chính xác hay không. Đến nay, những thắc mắc đó vẫn chưa có lời giải đáp.
Vì vậy, nên chăng việc Hội đồng thẩm pháp Tòa án nhân dân tối cao cần nghiên cứu, đánh giá các bản án có áp dụng lẽ cơng bằng. Từ đó, ban hành nghị quyết hướng dẫn về việc áp dụng lẽ công bằng, là cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng một cách chính xác, hiểu quả nhất.
Thứ hai, trao đổi nghiệp vụ, tập huấn kiến thức, chia sẽ kinh nghiệm trong thực tiễn áp dụng lẽ công bằng. Hiện nay, việc áp dụng lẽ công bằng chưa được quan tâm, chú trọng. Bằng chứng là việc khơng có một thống kê chính xác nào về việc áp dụng lẽ công bằng trong các bản án, quyết định của Tịa án. Thiết nghĩ, lẽ cơng bằng là một khái niệm còn rất mới tại Việt Nam, ngành Tịa án nói riêng và nên tư pháp nói chung cần có những nghiên cứu, quan tậm đặc biệt hơn nữa. TANDTC cần có những thống kê chính xác, các bản án có áp dụng lẽ cơng bằng phải bắt buộc công bố trên cổng thông tin điện tử của TANDTC. Đó là một nguồn quan trọng để nhà làm luật, các thẩm phán, các luật gia có thể nghiên cứu, đưa ra những đóng góp bổ ích để ngày càng hồn thiện hơn về chế định lẽ công bằng.
Mặt khác, ngành tòa án cũng cần tổ chức những hội thảo đặc biệt, những chuyên đề liên quan đến việc áp dụng lẽ công bằng. Những vụ án áp dụng lẽ công bằng cần được nghiên cứu chuyên sâu, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, qua đó có thể đúc rút nhiều kinh nghiệm sâu sắc để áp dụng các vụ việc có tính chất tương tự.
Tiếp theo, là yếu tố về con người. Theo kinh nghiệm các nước, kể cả các nước có nền tư pháp lâu đời và phát triển, xét xử theo lẽ công bằng là một cơng việc khó khăn và phức tạp của tịa án nói chung và các thẩm phán nói riêng, bởi hai lẽ. Một là nguyên tắc hàng đầu của thẩm phán khi xét xử là “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và các thẩm phán đều được đào tạo để xét xử theo phương thức cơ bản là áp dụng luật pháp hiện hành để ra các phán quyết cho các vụ án. Xét xử theo lẽ công bằng là việc không được đào tạo hoặc không quen thuộc. Hai là khi khơng có cơ sở luật định, thẩm phán bắt buộc phải dựa vào nhận thức và lương tâm của mình về lẽ cơng bằng. Nếu một thẩm phán nào đó khơng có lẽ cơng bằng ngự trị trong nhận thức và lương tâm, do suy thoái đạo đức hay những tác động bên ngồi thì việc ban
hành những bản án tùy tiện và thiên vị là điều không tránh khỏi. Khi đó hy vọng của người dân vào lẽ cơng bằng chỉ cịn dựa vào các thẩm phán của tòa cấp trên và vai trò kiểm sát tư pháp của các kiểm sát viên. Với đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp, bên cạnh những yêu cầu chung về phẩm chất đối với cán bộ, công chức Tồ án, Thẩm phán cịn có những u cầu riêng biệt trong thực thi nhiệm vụ và ứng xử trong đời thường. Do đó, việc xây dựng một bộ “công cụ pháp lý” làm thước đo giá trị đạo đức, phẩm chất, để mỗi Thẩm phán lấy đó làm tiêu chuẩn tự tu dưỡng, rèn luyện; để Nhà nước, Nhân dân và xã hội có thể giám sát, đánh giá được năng lực, phẩm chất của Thẩm phán trong quá trình thực thi và bảo vệ công lý là rất cần thiết; nhất là trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ những đặc thù nghề nghiệp nêu trên, Thẩm phán cần được hình thành bởi những yếu tố sau:
Một là, bản lĩnh nghề nghiệp
Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Do đó, Thẩm phán là nghề nghiệp gắn liền với tính độc lập, tự chủ, tự quyết; khả năng phân tích và đưa ra phán quyết chính xác, hợp lý, hợp tình trên cơ sở pháp luật. Đây chính là những yếu tố phản ánh bản lĩnh nghề nghiệp của Thẩm phán; được hình thành, củng cố và phát triển trên cơ sở các phẩm chất quyết đốn, khách quan, vơ tư, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài, nhất là những tác động mang tính chất vụ lợi cá nhân. Trong nhiều vụ án, người Thẩm phán phải ra những quyết định trong điều kiện, tình huống khó khăn; cơng tâm xem xét, nhận định chính xác sự thật khách quan để có được phán quyết đúng đắn. Đó chính là những thách thức thể hiện bản lĩnh chính trị, nhân cách và đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.
Hai là, tinh thần trách nhiệm và sự chuyên cần
không chậm trễ trong thực hiện các công việc được giao, bảo đảm đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Pháp luật chậm trễ là pháp luật thiếu trách nhiệm và vô tâm, làm kéo dài tình trạng pháp lý căng thẳng của người dân. Thẩm phán có tinh thần trách nhiệm là người ý thức cơng việc mình làm, dám chịu trách nhiệm về các hành vi của mình; khẩn trương nhưng thận trọng khi xem xét, đánh giá các chứng cứ và áp dụng pháp luật trong từng vụ án cụ thể.
Ba là, sự vô tư, khách quan và công bằng trong thực thi công vụ
Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử, thực thi công lý. Sự công bằng, công minh là đặc trưng tiêu biểu của hoạt động xét xử. Quyền được xét xử công bằng là quyền của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật tố tụng ghi nhận. Bởi lẽ đó, trong xét xử, Thẩm phán khơng được thiên vị; không được phân biệt đối xử các quyền con người; khơng vì ác ý, cảm tình hoặc có bất kỳ định kiến nào khác để làm sai lệch kết quả xét xử; không được phát biểu hay đưa ra bất cứ bình luận nào có thể làm ảnh hưởng tới vụ việc mình đang giải quyết.
Bốn là, sự liêm chính
Liêm chính tư pháp là địi hỏi cơ bản của mọi quốc gia về một nền tư pháp trong sạch, với đội ngũ cán bộ tư pháp liêm khiết, dấn thân cho việc duy trì, bảo vệ lẽ phải và cơng lý. Liêm chính là giá trị hình thành nên nhân cách, là phẩm chất cốt lõi của người Thẩm phán. Liêm chính là phẩm chất để đấu tranh loại bỏ tham nhũng; sự suy thối về tư tưởng, chính trị; phẩm chất đạo đức, làm xói mịn tính cơng bằng của Tịa án. Vì vậy, Thẩm phán khơng được lợi dụng quyền năng pháp lý của mình để thúc đẩy lợi ích cá nhân; khơng được để bất kỳ ai, khơng phụ thuộc vào vị trí cơng tác và địa vị của họ, các đồng nghiệp, người thân thích, bạn bè hoặc người quen tác động, ngăn cản, làm sai lệch hoạt động xét xử.
Năm là, năng lực chuyên nghiệp
môn và nghiệp vụ tinh thông để ban hành các bản án hay quyết định khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Năng lực được coi là yếu tố đầu tiên tạo nên đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. Tinh thông về nghiệp vụ, thành thạo trong sử dụng những kỹ năng là những yêu cầu bắt buộc đối với các Thẩm phán. Thẩm phán phải luôn trau dồi và củng cố kiến thức, kỹ năng để bồi dưỡng năng lực; ln cập nhật thơng tin về tình hình phát triển của luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế; các vấn đề quan trọng của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nhằm tạo sự hiểu biết sâu sắc về mọi vấn đề của cuộc sống để áp dụng pháp luật đúng đắn nhất.
Tóm lại, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, sự vô tư, khách quan và công bằng trong thực thi nhiệm vụ; đức tính thanh liêm và trung thực; sự đúng mực trong ứng xử… có quan hệ chặt chẽ với nhau; yếu tố này là điều kiện hình thành phát triển yếu tố kia, tạo nên phẩm chất đạo đức của Thẩm phán. Để có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, Thẩm phán phải có tinh thần trách nhiệm, ln nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và trau dồi phẩm chất đạo đức, chính trị. Hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ; thành thạo, nhuần nhuyễn trong vận dụng pháp luật; nhạy bén trong xử lý công việc sẽ giúp Thẩm phán độc lập, khách quan trong giải quyết công việc.
Tất cả những phẩm chất nêu trên có được khơng phải do bẩm sinh, mà được hình thành, phát triển và hồn thiện qua q trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn của Thẩm phán. Để hình thành những phẩm chất tốt đẹp đó, địi hỏi một quá trình phấn đấu lâu dài và bền bỉ; trong đó, yếu tố tự rèn luyện và tự bồi dưỡng là đặc biệt quan trọng đối với mỗi Thẩm phán.
Bên cạnh đó, khi thực hiện cơng vụ tại cơ quan; giao tiếp với các cơ quan, tổ chức có quan hệ cơng tác và truyền thơng, báo chí; các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; trong các hoạt động bên ngoài nhiệm vụ xét xử;
trong cuộc sống hàng ngày tại nơi cư trú, trong gia đình, ở nơi công cộng, Thẩm phán phải xử sự phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội; tuân thủ tuyệt đối những quy tắc nghề nghiệp để không ảnh hưởng đến hoạt động xét xử; như: không được phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án khi vụ án đó chưa hoặc đang trong q trình xét xử; khơng được lợi dụng vị trí cơng tác để vụ lợi khi tham gia hoạt động xã hội …; phải nêu gương về đạo đức, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật đối với các thành viên trong gia đình cũng như dân cư nơi cư trú …
Tóm lại, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, sự vô tư, khách quan và cơng bằng trong thực thi nhiệm vụ; đức tính thanh liêm và trung thực; sự đúng mực trong ứng xử … có quan hệ chặt chẽ với nhau; yếu tố này là điều kiện hình thành phát triển yếu tố kia, tạo nên phẩm chất đạo đức của Thẩm phán. Để có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, Thẩm phán phải có tinh thần trách nhiệm, ln nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi phẩm chất đạo đức, chính trị. Hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ; thành thạo, nhuần nhuyễn trong vận dụng pháp luật; nhạy bén trong xử lý công việc sẽ giúp Thẩm phán độc lập, khách quan trong giải quyết công việc.
Tất cả những phẩm chất nêu trên có được khơng phải do bẩm sinh, mà được hình thành, phát triển và hoàn thiện qua quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn của Thẩm phán. Để hình thành những phẩm chất tốt đẹp đó, địi hỏi một quá trình phấn đấu lâu dài và bền bỉ; trong đó, yếu tố tự rèn luyện và tự bồi dưỡng là đặc biệt quan trọng đối với mỗi Thẩm phán.
KẾT LUẬN
Có một chân lý là: Pháp luật càng tốt, càng hồn thiện thì sẽ càng hạn chế được sự sai trái hay lạm dụng của con người. Nhưng cũng có một chân lý khác: Có con người đủ năng lực và đạo đức tốt thì mới có một hệ thống tư pháp trong sạch, bảo vệ được công lý của xã hội và công bằng cho người dân. Và cuối cùng thì có hay khơng có luật, lẽ cơng bằng phải ln là yêu cầu tối thượng và đích đến của mọi bản án, bởi lẽ cơng bằng khơng phải là điều gì xa lạ mà chính là cơng lý và lẽ phải của xã hội loài người.
Nghiên cứu các quy định pháp luật về lẽ công bằng có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung cũng như ngành Luật Dân sự nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh về lẽ cơng bằng cịn chưa cụ thể và có nhiều bất cập trong q trình áp dụng vào thực tiễn. Do đó, vấn đề hoàn thiện pháp luật về lẽ cơng bằng giữ vai trị quan trọng trong thực tiễn áp dụng. Hoàn thiện pháp luật về lẽ công bằng nhằm khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành về nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài “Lẽ công bằng, nguồn của pháp luật Dân sự Việt Nam” có ý nghĩa hết sức đặc biệt cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Bên cạnh việc phân tích các vấn đề lý luận của chế định lẽ công bằng, luận văn đồng thời nêu rõ thực trạng áp dụng lẽ công bằng trong thực tiễn xét xử tại tòa án để từ đó đưa ra những giải pháp có thể áp dụng hiệu quả, phù hợp hơn.
Luận văn đã phân tích vấn đề áp dụng lẽ công bằng theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ việc phân tích, tìm hiểu để phát hiện ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giúp hồn thiện chính sách pháp luật về lẽ cơng bằng. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về áp dụng lẽ cơng bằng để từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và những giải pháp có thể áp dụng hiệu quả, phù hợp thực tiễn xã hội để hoàn thiện việc thực hiện pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Ngơ Hồng Anh (2016), Bình luận Khoa học Bộ Luật Dân sự năm 2015, Nxb Lao Động.
2. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận Khoa học những điểm mới của Bộ Luật
Dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức.
3. Nguyễn Ngọc Điện (2016), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
4. Liên Hiệp quốc (1966), Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hố.
5. Hồng Thị Kim Quế (2015), Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Quốc hội (2014), Luật Tố chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 7. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.
8. Quốc hội (2015), Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Hà Nội.
9. Phùng Trung Tập (2020), “Áp dụng Lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (01), tháng 1.
10. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Án lệ số 04, Hà Nội. 11. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Án lệ số 07, Hà Nội. 12. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Giải đáp số 01, Hà Nội
13. Phạm Hồng Thái (2020), Tư tưởng về công lý và quyền tiếp cận công lý
trong pháp luật Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Ngọc Thuận, Nguyễn Tá Nhí, Quốc triều hình luật, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
II. Tài liệu Website
15. Áp dụng chế định “Lẽ công bằng” theo Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015,
https://sotuphap.tayninh.gov.vn/Lists/TinTuc/DispForm.aspx?ID=1030.
16. Cơ chế nào để áp dụng lẽ công bằng, https://www.daibieunhandan.vn/co-
che-nao-de-ap-dung-le-cong-bang-352523.
17. Đi tim định nghĩa khái niệm công lý tại Việt Nam,