Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần bốc xếp vận tải và thương mại dịch vụ bắc hà (Trang 52 - 55)

2.1.1 .Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí hai bên

2.2.2. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, bên có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu những trách nhiệm pháp lý phát sinh do thực hiện không đúng quyền của mình, gây ảnh hưởng đến chủ thể khác. Các trách nhiệm đó được xác định theo một số trường hợp sau:

Thứ nhất, nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, trách

nhiệm pháp lý của NSDLĐ với NLĐ được quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, theo đó:

47

- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp khơng cịn vị trí, cơng việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngồi khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngồi khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ hai, khi NSDLĐ kỷ luật sa thải NLĐ một cách bất hợp pháp, trách

nhiệm pháp lý dành cho họ trong trường hợp này được căn cứ theo nội dung của Điều 41 BLLĐ 2019:

48

- NSDLĐ kỷ luật sa thải trái pháp luật phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

- Trường hợp NLĐ khơng cịn mong muốn làm việc, thì ngồi khoản tiền bồi thường quy định ở trên NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của BLLĐ.

- Vì lí do khách quan hay chủ quan, NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ làm việc và NLĐ đồng ý, thì ngồi khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 41 BLLĐ và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng số tiền được bồi thường ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

- Trường hợp NLĐ vẫn muốn tiếp tục làm việc nhưng đơn vị sử dụng lao động khơng cịn vị trí, cơng việc như đã giao kết trong HĐLĐ, hai bên tiến hành thương lượng, đàm phán để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

- Ở trường hợp này, NSDLĐ không phải bồi thường tiền lương trong những ngày không báo trước bởi lẽ trong thủ tục xử lý kỷ luật sa thải NLĐ khơng có nội dung phải thơng báo trước. Chính vì vậy, vấn đề trách nhiệm pháp lý tương ứng không được pháp luật đặt ra cho NSDLĐ.

Thứ ba, NLĐ phải chịu trách nhiệm pháp lý với NSDLĐ theo Điều 40

BLLĐ năm 2019 khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, như sau:

- NLĐ không được trợ cấp thôi việc.

- Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

49

- NLĐ phải hồn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại Điều 62 của BLLĐ về hợp đồng đào tạo nghề.

Tuy nhiên, các vụ việc phát sinh từ thực tiễn cho thấy, khi NLĐ đang làm việc, đóng bảo hiểm tại đơn vị sử dụng lao động khác thì mới có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLD trái pháp luật và lúc này phải giải quyết tiền lương và bảo hiểm cho NLĐ. Nếu NSDLĐ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì gây ra sự chồng chéo, nghĩa là người lao động được đóng bảo hiểm ở hai nơi. Điều này là bất hợp lý. Do vậy, trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần giải quyết theo hướng buộc NSDLĐ thanh toán trực tiếp tiền bảo hiểm cho NLĐ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần bốc xếp vận tải và thương mại dịch vụ bắc hà (Trang 52 - 55)