Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần bốc xếp vận tải và thương mại dịch vụ bắc hà (Trang 45 - 52)

2.1.1 .Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí hai bên

2.2.1. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật

Khi HĐLĐ được chấm dứt hợp pháp, pháp luật lao động cho một khoảng thời gian là 14 làm việc để NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của bên kia. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn có thể kéo dài nhưng không được vượt quá 30 ngày. Với thời hạn này, NSDLĐ phải tiến hành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm cho NLĐ, kèm thêm những giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ (nếu có). Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của NLĐ theo thỏa ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký kết sẽ được ưu tiên thanh toán. Các quy định này đều đã được ghi nhận tại Điều 46, 47, 48 BLLĐ năm 2019. Trong đó, nếu NLĐ đủ điều kiện thì họ được hưởng các loại trợ cấp như sau:

a) Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền NSDLĐ chi trả cho NLĐ trong quỹ tài chính của mình. Khoản tiền này được tính dựa trên tiền lương và q trình làm việc của NLĐ tại đơn vị sử dụng lao động. Vấn đề này được quy định rất chi tiết tại Điều 46 BLLĐ năm 2019; khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

 Trường hợp được hưởng trợ cấp thơi việc:

Có hai trường hợp NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

Thứ nhất, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6,

7, 9, Điều 34 BLLĐ năm 2019 như sau:

- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

40

- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm cơng việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thơng báo khơng có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

Thứ hai, người sử dụng đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại

Điều 36 BLLĐ năm 2019:

- Người lao động thường xun khơng hồn thành công việc theo hợp đồng lao động;

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

41

mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

- Người lao động khơng có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

- Người lao động tự ý bỏ việc mà khơng có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

 Điều kiện hưởng trợ cấp:

NLĐ được hưởng trợ cấp khi thời gian làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và phải thuộc một trong các trường hợp ở trên.

 Thời gian tính trợ cấp:

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thơi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc trước đó (nếu có). Trong đó:

+ Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực

42

hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ cơng việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động 2019.

+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

+ Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

 Tiền lương tính trợ cấp thơi việc:

Tiền lương được tính bình qn theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.

b) Trợ cấp mất việc làm

Đây là khoản tiền bù đắp cho người lao động khi đột nhiên bị mất việc do hoàn cảnh khách quan về kinh tế, kỹ thuật mà người sử dụng lao động không thể làm gì khác. Quy định về mức chi trả cho loại trợ cấp này được ghi nhận tại Điều 47 BLLĐ năm 2019; khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 14 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

 Trường hợp hưởng trợ cấp mất việc làm:

43

nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Điều 42 BLLĐ năm 2019). Trong đó, thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế gồm những trường hợp sau đây:

- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; - Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;

- Thay đổi quy trình, cơng nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;

- Khủng hoảng hoặc suy thối kinh tế;

- Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Thứ hai, NLĐ bị mất việc làm trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất,

chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 43 BLLĐ năm 2019). Đây là trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân, khi có các hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,... người sử dụng lao động khơng cịn là chủ thể ban đầu trong quan hệ lao động với người lao động nữa. Người sử dụng lao động mới có thể sắp xếp cho người lao động tiếp tục thực hiện công việc, nhưng nếu khơng thể bố trí cho người lao động, người sử dụng lao động mới phải cho người lao động thôi việc và trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

 Điều kiện hưởng trợ cấp:

Để được hưởng trợ cấp thôi việc, NLĐ phải làm việc cho đơn vị sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên và phải thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

 Thời gian tính trợ cấp:

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thơi việc trước đó (nếu có). Trong đó:

44

+ Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ cơng việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động 2019.

+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

+ Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

 Tiền lương tính trợ cấp mất việc:

Tiền lương được tính bình qn theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.

45

c) Chế độ bảo hiểm xã hội

Chế độ bảo hiểm xã hội được trích từ quỹ bảo hiểm xã hội do NLĐ đóng góp trong suốt quãng thời gian làm việc với mức đóng là 8% tiền lương hàng tháng. Khi chấm dứt HĐLĐ, nếu NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm làm đầy đủ thủ tục chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội để cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện các chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thanh toán tất cả các khoản trợ cấp khác cho NLĐ.

Tùy thuộc vào từng trường hợp chấm dứt và phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hay mức độ thương tật mà NLĐ được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội với mức khác nhau. Ngồi ra, NSDLĐ có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ.

d) Các quyền lợi khác theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật Ngoài những chế độ, trợ cấp như đã phân tích ở trên, khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐ cịn có thể được nhận những khoản phụ cấp, chế độ khác như: tiền nợ lương, trả chậm lương hoặc tiền tạm ứng, khoản nợ trong quá trình làm việc, chế độ bảo hiểm thất nghiệp,… Bên cạnh đó, NLĐ phải hồn trả lại các cơng cụ, phương tiện lao động mà NSDLĐ đã giao để phục vụ cho cơng việc.

Trong q trình thực thi BLLĐ 2019, có một số điểm bất cập đã xảy ra như sau:

Một là, theo quy định của luật hiện hành thì NLĐ là người nước ngồi

khơng được hưởng trợ cấp thơi việc do Giấy phép lao động hết hiệu lực khi HĐLĐ chấm dứt.

Ý nghĩa của trợ cấp thôi việc là ghi nhận cơng sức đóng góp của NLĐ trong suốt thời gian NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ. Đồng thời đây cũng là khoản tiền giúp NLĐ chi trả chi phí sinh hoạt cho khoảng thời gian chưa tìm

46

được cơng việc phù hợp. Xuất phát từ ý nghĩa này, từ BLLĐ năm 1994 đến BLLĐ năm 2012, chỉ các trường hợp NLĐ mắc “lỗi nặng” mới không được hưởng trợ cấp như NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; NLĐ bị kỷ luật sa thải. Tuy nhiên đến BLLĐ 2019, NLĐ nước ngoài “mặc nhiên” được xếp vào trường hợp này khi HĐLĐ chấm dứt do Giấy phép lao động hết hiệu lực. Có thể thấy, đây là sự thiếu sót, bất hợp lý của Điều 46 BLLĐ năm 2019.

Hai là, từ quá trình xây dựng Dự án BLLĐ năm 1994, Ban soạn thảo đã

thuyết minh trong cơ cấu của trợ cấp mất việc làm bao gồm cả khoản trợ cấp thôi việc như các trường hợp chấm dứt HĐLĐ khác và khoản tiền bồi thường (50% trong mức trợ cấp mất việc làm) mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ do làm mất chỗ làm việc của NLĐ. Với cơ cấu này, quy định về trợ cấp mất việc làm nhìn chung được giữ nguyên từ BLLĐ năm 1994 đến BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019. Theo quy định này thì người bị mất việc càng nhiều thì mức đền bù càng thấp và đây chính là điểm bất hợp lý của quy định này. Sẽ phù hợp hơn nếu thực hiện trợ cấp thôi việc cho NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 34 BLLĐ năm 2019 như những trường hợp khác. Ngoài ra, NSDLĐ phải đền bù thêm một khoản do làm mất chỗ làm việc của NLĐ tùy thuộc mức độ mất việc làm của NLĐ. [21, tr.33]

Một phần của tài liệu Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần bốc xếp vận tải và thương mại dịch vụ bắc hà (Trang 45 - 52)