Xây dựng ma trận hoạch định chiến lược QSPM và đề xuất chiến lược phát

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công ty cho thuê tài chính ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 100 - 103)

4.2 Đề xuất chiến lược phát triển và giải pháp thực thi chiến lược cho Công ty Cho

4.2.1 Xây dựng ma trận hoạch định chiến lược QSPM và đề xuất chiến lược phát

Trong bối cảnh nguồn lực của Công ty là hữu hạn, để khai thác hiệu quả các nguồn lực và đạt được mục tiêu phát triển nêu trên, Công ty cần phải xác định rõ trong từng giai đoạn nhất định sẽ ưu tiên phân bổ nguồn lực vào chiến lược nào. Để đánh giá thứ tự ưu tiên thực hiện các chiến lược, tác giả sử dụng ma trận QSPM. Các chiến lược phát triển đối với Vietcombank Leasing được tác giả khái quát hoá thành hai loại chiến lược khả thi có khả năng thay thế, bổ trợ cho nhau như sau:

Chiến lược 1: Chiến lược Tăng trưởng (trên cơ sở thâm nhập/ phát triển

thị trường/ triển khai sản phẩm mới) nhằm tạo thêm lợi thế cạnh tranh. Nhóm chiến lược này dựa trên tư duy “hướng ngoại”, hướng đến việc gia tăng quy mô và thị phần hoạt động, bao gồm các giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội đang có trên thị trường như đẩy mạnh công tác marketing, công tác quảng cáo tiếp thị bán hàng, tăng cường các hoạt động khuyến mãi/ ưu đãi lãi suất, mở rộng mạng lưới hoạt động... nhằm gia tăng doanh số và lợi nhuận. Đặc điểm của chiến lược này là có thể chấp nhận những thiệt thòi ngắn hạn nhất thời để mở rộng phạm vi hoạt động, chiếm lĩnh thị phần và thị trường để đón đầu các cơ hội phát triển và có được lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

Chiến lược 2: Chiến lược Phát triển ổn định dựa trên cơ sở chủ động rà

soát và khắc phục các tồn tại yếu kém, củng cố nội lực (thông qua tái cấu trúc cải tổ bộ máy, đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát quản trị rủi ro, chủ động xử lý nợ xấu/ nợ tiềm ẩn rủi ro, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, hồn thiện quy trình tác nghiệp...) nhằm hướng đến sự cân bằng và ổn định hoạt động trong khoảng thời gian nhất định, làm cơ sở cho sự tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo. Nhóm chiến lược

91

này dựa trên tư duy “hướng nội” nhằm hoàn thiện các yếu tố nội tại (cải tổ theo chiều sâu, khắc phục các tồn tại yếu kém), tận dụng các thế mạnh của tổ chức để hướng tới phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu theo hướng ít rủi ro.

Để đánh giá trong giai đoạn hiện nay Vietcombank Leasing nên ưu tiên phân bổ nguồn lực hiện có cho chiến lược nào, tác giả sử dụng ma trận QSPM như sau:

Bảng 4.1: Ma trận QSPM của Vietcombank Leasing

TT Chỉ tiêu Trọng

số

Chiến lƣợc thay thế Chiến lƣợc 1 Chiến lƣợc 2

AS TAS AS TAS I Nhân tố bên ngồi chính

1 Mơi trường vĩ mơ, chính trị, xã hội ổn

định 0,05 1 0,05 1 0,05

2 Hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch 0,05 3 0,15 3 0,15

3 Tốc độ tăng trưởng GDP 0,10 3 0,30 2 0,2

4 Tỷ lệ lạm phát 0,1 3 0,30 2 0,2

5 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các

chính sách giãn cách xã hội 0,1 2 0,40 4 0,3

6

Chính sách của NHNN về cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

0,1 4 0,40 3 0,3

7 Các yếu tố về văn hóa, xã hội, giáo

dục, cơng nghệ… 0,05 2 0,10 2 0,1

8

Sự thay đổi lãi suất trên thị trường (Lãi suất Libor, lãi vay liên ngân hàng)

0,1 3 0,30 2 0,2

9 Thói quen sử dụng dịch vụ cho thuê

92 TT Chỉ tiêu Trọng số Chiến lƣợc thay thế Chiến lƣợc 1 Chiến lƣợc 2 AS TAS AS TAS

10 Chiến lược mở rộng thị phần của đối

thủ cạnh tranh 0,1 3 0,30 2 0,2

11 Mức độ cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại 0,1 4 0,40 3 0,3

12 Rào cản gia nhập ngành CTTC 0,05 1 0,05 1 0,05

Tổng cộng I 1,00 2,95 2,25

II Nhân tố bên trong chính Trọng số

1 Vốn chủ sở hữu 0,1 3 0,30 4 0,4

2 Vốn điều lệ 0,05 1 0,05 2 0,1

3 Dư nợ tín dụng 0,2 4 0,80 4 0,8

4 Kiểm soát và thu hồi nợ xấu 0,075 3 0,23 4 0,3

5 Cơ cấu tổ chức 0,05 1 0,05 1 0,05

6 Mạng lưới hoạt động 0,05 2 0,10 1 0,05

7 Trình độ nguồn nhân lực 0,075 3 0,23 4 0,3

8 Mức độ gắn bó của Người lao động 0,05 3 0,15 3 0,15

9 Chính sách tiền lương, phúc lợi cho

người lao động 0,1 4 0,40 4 0,4

10 Uy tín, thương hiệu 0,05 3 0,15 2 0,1

11 Quy trình, quy chế hoạt động 0,1 3 0,30 4 0,4

12 Kiểm soát, quản trị rủi ro 0,1 3 0,30 4 0,4

Tổng cộng II 1.00 3,05 3,45

Tổng toàn bộ (I) + (II) 6,01 5,70

93

Ghi chú:

AS: số điểm hấp dẫn, TAS: tổng số điểm hấp dẫn

Mức độ 1: Không hấp dẫn, Mức độ 2: Ít hấp dẫn, Mức độ 3: Khá hấp dẫn, Mức độ 4: Hấp dẫn Mức độ 5: Rất hấp dẫn

Ma trận QSPM cho thấy Chiến lược 1 có tổng điểm TAS là 6,01 điểm, cao hơn Chiến lược 2 có TAS là 5,70 điểm, do vậy Chiến lược 1 sẽ là chiến lược được ưu tiên lựa chọn trong giai đoạn hiện tại. Kết luận này cũng phù hợp với thực tế là thời gian qua Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có nhiều nỗ lực để kích thích và phục hồi nền kinh tế, hướng dịng vốn tín dụng chảy vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công ty cho thuê tài chính ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)