Phân tích mơi trường bên ngồi

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công ty cho thuê tài chính ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 67 - 80)

3.3 Phân tích hoạt động và định hình chiến lược phát triển cho Công ty Cho thuê tà

3.3.1 Phân tích mơi trường bên ngồi

a. Phân tích mơi trƣờng vĩ mơ

Các yếu tố về chính trị và pháp luật

Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo nhất quán và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực hội nhập quốc tế. Trong quản lý kinh tế, Chính phủ tập trung vào việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thông qua cắt giảm chi phí thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, giảm chi phí đầu vào, các chi phí khơng chính thức cho doanh nghiệp và người dân... Những nỗ lực cải cách của Việt Nam về môi trường đầu tư, kinh doanh đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. So với năm 2015, xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2020 (Doing Business 2020) của Việt Nam đã tăng 20 bậc (hiện xếp thứ 70 trong hơn 190 nền kinh tế).

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, do đặc thù hoạt động nên pháp luật quy định và quản lý rất chặt chẽ, khắt khe. Là một nhánh của hoạt động ngân hàng, cho th tài chính theo đó cũng chịu sự quản lý chặt chẽ và phải tuân thủ rất nhiều quy định, ràng buộc pháp lý liên quan. Cụ thể:

58

o Về phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Cơng ty cho th tài chính

Cơng ty cho thuê tài chính chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ lĩnh vực được pháp luật cho phép (từ Điều 112 đến Điều 116 Luật Tổ chức tín dụng), bao gồm các hoạt động như sau:

 Nhận tiền gửi của tổ chức;

 Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 Cho thuê tài chính.

 Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính.

 Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành khơng vượt q 30% tổng tài sản có của cơng ty cho th tài chính.

 Các hoạt động khác như: (i) Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm; (ii) Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư cho bên thuê tài chính; (iii) Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và ủy thác cho thuê tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; (iv) Mua, bán trái phiếu Chính phủ...

Đồng thời, pháp luật quy định Công ty cho thuê tài chính khơng được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, cơng ty liên kết dưới mọi hình thức (Điều

115 Luật Tổ chức tín dụng). Điều này dẫn đến tại Việt Nam các Cơng ty cho th tài chính nói chung và Vietcombank Leasing nói riêng đều khơng thể thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập (nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối doanh nghiệp khác). Một số chiến lược khác như chiến lược đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hố khơng liên quan cũng rất khó thực hiện do đặc thù các công ty cho thuê tài chính bị giới hạn phạm vi và lĩnh vực hoạt động, vì vậy khi muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh, các cơng ty cho th tài chính chỉ có thể lựa chọn một số lĩnh vực trong khuôn khổ đã được cho phép. Đặc thù trên dẫn đến việc hoạch định chiến lược đối với ngành cho th tài chính sẽ bị bó hẹp hơn so với các doanh nghiệp thông thường.

59

o Về địa bàn hoạt động: các cơng ty cho th tài chính được hoạt động trên

toàn lãnh thổ Việt Nam.

o Về thời hạn hoạt động: theo giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp cho từng Cơng ty Cho th tài chính.

Các yếu tố kinh tế

Trên thế giới, đại dịch COVID-19 kéo dài trong các năm qua đã đẩy kinh tế thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ năm 1930, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 giảm xuống mức âm 3,1%. Lạm phát toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do (i) Các biện pháp can thiệp của chính phủ các nước trong chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng, (ii) Giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc do chi phí vận tải gia tăng và (iii) Sự thiếu hụt cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi cung ứng khi các quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế các hoạt động kinh tế.

Tại Việt Nam, GDP năm 2021 của nước ta tăng 2,58%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.

Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, trong năm 2021 nước ta có 116.839 doanh nghiệp đăng ký mới, giảm 13,4% so với năm 2020, là mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay. Số vốn đăng ký thành lập trong năm 2021 đạt 1.611 nghìn tỷ đồng, giảm 27,9% so với năm 2020. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2021 là 43.116 doanh nghiệp, giảm 2,2% so với năm 2020. Sự bùng phát và diễn biến kéo dài của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua đã “bào mòn” nội lực của nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ. Trong năm 2021 cả nước có 119.828 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, tăng 17,8% so với năm 2020. Trong số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có tới 54.960 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (chiếm 45,9%), tức là chưa rời thị trường mà tiếp tục “đóng băng”, chờ đợi thời điểm thích hợp để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, tăng 18% so với năm 2020.

60

(Nguồn: GS.TS.Bùi Quang Tuấn – TS. Hà Huy Ngọc. 2022.Kinh tế Việt Nam năm

2021 và triển vọng năm 2022, Viện chiến lược và chính sách tài chính . https://mof.gov.vn)

Các yếu tố tự nhiên – xã hội

Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính khoảng 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý IV/2021 ước tính khoảng 50,7 triệu người, trong đó lao động có việc làm ước tính là 49,1 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 3,22%.

Dịch Covid-19 trong nước thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tiếp tục tăng tại nhiều địa phương; số bệnh nhân nặng và số ca tử vong chưa giảm. Trong năm 2020 và 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống dân cư. Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2021, ước tính thu nhập bình qn 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm 73 nghìn đồng so với năm 2020; tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020.

Các yếu tố kỹ thuật công nghệ

Khoa học và công nghệ đang có vai trị to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức-kinh tế số” và “xã hội thơng tin”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. Đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, là loại đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội, hiện đại hóa dân tộc. Khoa học và cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao các yếu tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới, mặc dù điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân, khoa học và công nghệ nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, có nhiều đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo thống kê cả nước đã có

61

hơn 4.000 tổ chức khoa học và công nghệ, ba khu công nghệ cao quốc gia, 13 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tám khu công nghệ thông tin tập trung và gần 67.000 cán bộ nghiên cứu; bước đầu xây dựng hạ tầng nghiên cứu trong một số lĩnh vực trọng điểm như cơng nghệ sinh học, hóa dầu, vật liệu, năng lượng, tự động hóa, na-nơ, cơng nghệ tính toán, y học được tăng cường.

Nguồn lực thông tin, nền tảng tri thức Việt số hóa được đầu tư, kết nối và chia sẻ mở trong cộng đồng. Ðầu tư từ doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ, gia tăng mạnh mẽ. Việc ứng dụng công nghệ cao và phát triển sản phẩm theo chuỗi được đẩy mạnh trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn cầu với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi một nước đi sau về công nghệ như Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới tư duy, hành động kịp thời, một mặt kiên trì các giải pháp tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong dài hạn, mặt khác phải tìm hướng đi riêng để phát triển bứt phá, để đưa khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

b. Phân tích mơi trƣờng vi mơ (mơi trƣờng ngành)

 Tổng quan về hệ thống ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tính đến ngày 24/12/2021, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế đã tăng 8,93% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,44% và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%. Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động ngành ngân hàng tại 30/09/2021 như sau:

62

Bảng 3.2: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống ngân hàng tại 30/09/2021 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn điều lệ % vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn % dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi Số tuyệt đối % tăng

trƣởng Số tuyệt đối % tăng trƣởng ROA ROE (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Ngân hàng thương mại Nhà nước 6.209.729 7,22 169.690 9,29 27,91 80,93 0,55 9,48 Ngân hàng Chính sách xã hội 257.679 9,22 19.023 4,12 0,89 4,73 Ngân hàng thương mại Cổ phần 6.602.082 9,07 348.481 9,88 28,39 70,64 0,87 10,23 Ngân hàng liên

doanh, nước ngoài 1.569.828 3,10 134.759 2,65 41,49 0,37 2,75 Cơng ty tài chính, cho thuê 227.075 -0,86 35.077 14,79 37,25 - 1,45 6,90 Ngân hàng Hợp tác xã 52.132 19,35 3.030 0,00 9,63 42,05 0,19 2,32 Quỹ tín dụng nhân dân 156.855 9,53 5.522 9,25 - - 0,63 9,79 Toàn hệ thống 15.075.381 7,53 715.580 8,32 25,09 72,23 0,68 8,25

(Nguồn: số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố trên website https://www.sbv.gov.vn)

Tổng quan về ngành cho thuê tài chính

 Trên thế giới: Tại Nhật Bản có gần 240 cơng ty cho thuê tài chính và gần 97% doanh nghiệp tại Nhật Bản sử dụng dịch vụ cho th tài chính. Tại Trung Quốc, số cơng ty cho thuê tài chính lên tới 3.200 cơng ty và gần 65% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này. Tại Mỹ, khoảng 80% các doanh nghiệp lớn trong danh sách Fortune 500 đều thuê một phần máy móc thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo thống kê, tổng doanh số cho thuê tài chính (CTTC) hàng năm của Top 50 quốc gia về CTTC trên thế giới lên tới hơn 1.300 tỷ USD vào cuối năm 2019.

63

Tại Mỹ, trên 30% tổng số thiết bị được trang bị dưới các dạng hợp đồng thuê, hơn 80% công ty - từ công ty nhỏ mới thành lập đến doanh nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500 - đều thuê một phần hoặc tồn bộ máy móc thiết bị của họ. Tại Nhật Bản, doanh số CTTC hàng năm trên dưới 50 tỷ USD và hơn 90% doanh nghiệp sử dụng th tài chính để đầu tư máy móc thiết bị.

 Tại Việt Nam: Thị trường CTTC mặc dù đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, tuy nhiên CTTC vẫn là thị trường có quy mơ nhỏ bé, một thị trường ngách của hoạt động ngân hàng với dư nợ toàn thị trường CTTC đến hết tháng 12- 2020 chỉ ở mức 29.500 tỷ đồng (khoảng 1,27 tỷ USD), tương đương chỉ chiếm khoảng 0,3% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Hiện tại Việt Nam có 10 cơng ty CTTC đang hoạt động, bao gồm 07 công ty CTTC trong nước (Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Sài gịn Thương tín, Ngân hàng Á Châu, Tập đồn Vinashin), 01 cơng ty liên doanh với nước ngồi (Cơng ty TNHH BIDV-SUMI TRUST) và 03 công ty 100% vốn nước ngồi (Cơng ty Cho th tài chính Quốc tế Chailease, Cơng ty cho th tài chính Kexim, Cơng ty Cho th tài chính Quốc tế Việt Nam).

 Do các Cơng ty cho th tài chính nước ngồi khơng cơng bố số liệu kết quả tài chính và cũng khơng nằm trong Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam, nên tác giả không thể tiếp cận được nguồn số liệu hoạt động chính thống của các cơng ty cho thuê tài chính nước ngồi. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê do Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam cung cấp, đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của các Cơng ty cho th tài chính trong hiệp hội đạt 15,84 nghìn tỷ đồng, quy mơ cho thuê đạt 14,36 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận của các cơng ty đạt 391 tỷ đồng, cụ thể:

64

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của các Cơng ty cho th tài chính

Đơn vị tính: tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Vietinbank Leasing Vietcombank Leasing BIDV– Sumi Trust Leasing Sacombank Leasing ACB Leasing Agribank leasing Tổng cộng

Tên viết tắt VTBL VCBL BSL SBL ACBL ALC1

1 Vốn điều lệ 1.000 500 896 300 500 200 3,396 2 Vốn CSH 1.257 1,104 936 704 560 525 4,036 3 Tổng tài sản 3.454 4.931 2.576 3.557 1.259 64 15.842 4 Dư nợ tín dụng 3.306 4.373 2.397 3.037 1.222 24 14.359 5 Nợ nhóm 2 0,41% 0,00% 0,65% 0,01% 1,96% 0,00% 6 Nợ xấu 0,73% 0,66% 0,96% 2,02% 2,50% 65,70% 7 Trong đó, nợ nhóm 5 0,58% 0,63% 0,70% 1,18% 0,76% 65,70% 8 LN trước thuế 144,49 116,92 24,87 91,16 20,14 (6,98) 390,60 9 Số cán bộ tín dụng (người) 53 54 39 31 18 10 205 10 Số lượng khách hàng 375 429 420 424 351 2 2.001 11 ROE 9,20% 8,47% 2,13% 10,36% 2,88% 1,06% 7,74% 12 ROA 3,35% 1,90% 0,77% 2,05% 1,28% -8,67% 1,97%

(Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam)

Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt khoảng 7%/năm, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5-4,5%/năm, tạo ra nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị (đặc biệt các ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng, chế biến, chế tạo...) và phương tiện vận tải đường bộ phục vụ đầu tư phát triển. Qua các phân tích trên có thể thấy lĩnh vực CTTC tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công ty cho thuê tài chính ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 67 - 80)