Phân tích mơi trường bên trong

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công ty cho thuê tài chính ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 80 - 93)

3.3 Phân tích hoạt động và định hình chiến lược phát triển cho Công ty Cho thuê tà

3.3.2 Phân tích mơi trường bên trong

Để phân tích mơi trường bên trong của Vietcombank Leasing, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp (i) phân tích theo nguồn lực và năng lực doanh nghiệp, (ii) phân tích theo chuỗi giá trị và (iii) phân tích ma trận các yếu tố nội bộ (IFE), cụ thể:

a. Phân tích theo nguồn lực và năng lực doanh nghiệp

71

o Nguồn lực về nhân sự:

Tổng số lao động của Vietcombank Leasing tại ngày 31/12/2021 là 128 người, trong đó có 72 lao động nữ. Phần lớn lao động của Cơng ty đều có trình độ đại học trở lên (chiếm tỷ lê ~ 95%, trừ một số vị trí lao động giản đơn như lễ tân, lao công, bảo vệ, lái xe...). Độ tuổi lao động bình quân xấp xỉ khoảng 36 tuổi. Cụ thể:

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp nguồn nhân lực của Vietcombank Leasing

Đơn vị tính: người, %

Theo trình độ lao động Theo độ tuổi lao động

Trình độ Số lượng Tỷ lệ Độ tuổi Số người Tỷ lệ

Trên đại học 26 20,3% Dưới 30 38 29,7%

Đại học 95 74,2% 30-40 42 32,8%

Cao đẳng 1 0,8% 40-50 35 27,3%

Trung cấp 5 3,9% 50-58 11 8,6%

Trung học phổ thông 1 0,8% Trên 60 2 1,6%

Tổng cộng 128 100,0% Tổng cộng 128 100,0%

(Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự Vietcombank Leasing)

o Nguồn lực về tài chính:

 Về hoạt động tín dụng: trong giai đoạn 2017-2021, hoạt động kinh doanh của VCBL vẫn tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng ngày càng suy giảm. Điều này hàm ý mặc dù hiện tại Vietcombank Leasing vẫn đang giữ vị trí dẫn đầu về thị phần và quy mơ tín dụng, nhưng Cơng ty đã và đang dần chững lại so với sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh khác. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm cho ban lãnh đạo Công ty nếu không kịp thời điều chỉnh về mặt chiến lược và có những giải pháp, chiến thuật phù hợp có thể sẽ dẫn đến việc đánh mất vị thế dẫn đầu và thị phần hoạt động trong thời gian tới.

72

Bảng 3.6: Bảng các chỉ tiêu hoạt động chính của Vietcombank Leasing

Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 CAGR 2017- 2021 Số tuyệt đối % Yoy Số tuyệt đối % Yoy Số tuyệt đối % Yoy Số tuyệt đối % Yoy Số tuyệt đối % Yoy 1 Doanh thu 178 24% 325 83% 358 10% 374 5% 375 0% 20.5% 2 Chi phí 92 20% 221 141% 262 18% 251 -4% 197 -21% 21.0% 3 Lợi nhuận trước thuế 86 29% 104 21% 97 -7% 123 28% 145 18% 14.0% 4 Dư nợ cuối kỳ 3.540 22% 3.884 10% 4,436 14% 4,618 4% 4376 -5% 5.4% 5 Dư nợ bình quân 3.225 11% 3.622 12% 4,124 14% 4,356 6% 4348 0% 7.8% 6 Tỷ lệ nợ xấu 0 -32% 0.88% -18% 0.78% -11% 0.86% 10% 0.50% -42% -17.3% 8 Tổng tài sản 4.137 30% 4,493 9% 5,086 13% 5,486 8% 5,310 -3% 6.4% 9 Vốn Chủ sở hữu 780 8% 849.3 9% 923.8 9% 1.019 10% 1,114 9% 9.3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn của Vietcombank Leasing)

 Về hoạt động huy động vốn: Vietcombank Leasing được hỗ trợ huy động vốn từ ngân hàng mẹ Vietcombank. Ngoài các hỗ trợ về nguồn vốn, Vietcombank Leasing còn nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng mẹ về công nghệ, về thương hiệu, về hỗ trợ quản trị điều hành.

 Về doanh thu và lợi nhuận: về tổng thể doanh thu và lợi nhuận của Công ty vẫn tăng trưởng trong giai đoạn 2017 – 2021, tuy nhiên kết quả kinh doanh chưa ổn định, cụ thể năm 2017 và 2018 lợi nhuận lần lượt tăng 29% và 21%, năm 2019 lợi nhuận giảm 8%, năm 2020 và 2021 lợi nhuận tăng tăng 28% và 18%. Qua bóc tách tìm hiểu ngun nhân, tác giả nhận thấy nguyên nhân do công tác quản trị chi phí, đặc biệt là chi phí dự phịng rủi ro của Cơng ty cịn yếu, chi phí dự phịng rủi ro thực tế các năm có sự biến động rất lớn với chi phí kế hoạch dự tính đầu năm. Cụ thể:

73

Bảng 3.7: Chi phí dự phịng rủi ro của Vietcombank Leasing

TT Nội dung Kế hoạch Thực hiện % kế hoạch

1 Năm 2018 (tỷ đồng) 10,0 (-1,4)*

2 Năm 2019 (tỷ đồng) 5,9 37,85 641%

3 Năm 2020 (tỷ đồng) 36,71 40,61 110,63%

4 Năm 2021 (tỷ đồng) 32,1 (-1,38)*

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn của Vietcombank Leasing) Ghi chú (*): năm 2018 và 2021 hồn nhập dự phịng rủi ro nên ghi số âm

Việc chi phí dự phịng rủi ro biến động rất lớn so với kế hoạch đề ra cho thấy công tác dự báo xây dựng kế hoạch cịn yếu và chưa thực sự giúp ích cho nhà quản trị Công ty trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển.

o Nguồn lực cơ sở vật chất:

Nguồn lực cơ sở vật chất của Công ty chủ yếu là tài sản cố định (hữu hình và vơ hình) với giá trị cịn lại tại ngày 31/12/2020 là 152,5 tỷ đồng – chiếm tỷ lệ 3% tổng tài sản của Công ty. Nguồn lực cơ sở vật chất của Công ty tương đối thấp do đặc thù Vietcombank Leasing là đơn vị cung cấp dịch vụ, không phải đơn vị sản xuất. Đồng thời khác với các ngân hàng thương mại, do không được phép cung cấp các dịch vụ thanh toán như các ngân hàng thương mại (nộp, rút tiền, chuyển tiền thanh toán...) nên Vietcombank Leasing không cần đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin lớn như các ngân hàng thương mại (hệ thống ATM, hệ thống máy cà thẻ, hệ thống ngân hàng điện tử, hệ thống máy chủ lớn, hệ thống tường lửa có mức độ bảo mật cao...). Theo đánh giá của tác giả, về cơ bản nguồn lực cơ sở vật chất không tạo ra ưu thế cho Cơng ty, chỉ góp phần đảm bảo ổn định và duy trì hoạt động kinh doanh cho đơn vị.

o Nguồn lực về kỹ năng quản trị doanh nghiệp và kiểm sốt rủi ro:

Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho th tài chính nói riêng địi hỏi phải được quản lý và kiểm soát rủi ro hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt. Trải qua hơn 20 năm phát triển, Vietcombank Leasing đã xây dựng và định hình bộ máy quản trị tương đối chặt chẽ và đã được cụ thể hoá thành các văn bản, quy định liên quan. Cụ thể:

74

 Về hệ thống văn bản: Công ty đã ban hành hệ thống các quy chế, quy định, văn bản hướng dẫn để quản trị mọi hoạt động trong Cơng ty (một số văn bản hoạt động chính của Cơng ty được tác giả liệt kê tại phụ lục 01 đính kèm luận văn). Theo đánh giá của tác giả, hệ thống các văn bản đã bao quát mọi mặt hoạt động của Công ty, đã cụ thể hố quy trình phối hợp và trách nhiệm giữa các đơn vị liên quan trong chuỗi hoạt động tác nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản đã được xây dựng và ban hành từ khá lâu, mặc dù có được sửa đổi bổ sung (như quy chế tài chính xây dựng từ năm 2012, quy chế chi trả tiền lương xây dựng từ năm 2014...) nhưng về cơ bản vẫn cịn rườm rà, gị bó, chưa tạo động lực cho sự phát triển của Công ty.

 Về khả năng quản lý: Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc Công ty đều là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và/ hoặc ngành cho th tài chính, có nhiều năm gắn bó với Cơng ty, am hiểu về nghiệp vụ cũng như nắm rõ thực trạng hoạt động của Vietcombank Leasing. Các cán bộ quản lý cấp trung (Trưởng, Phó phịng nghiệp vụ) đều là những nhân sự có trình độ chun mơn tốt, có kỹ năng quản trị tương đối tốt.

 Về kiểm sốt và quản trị rủi ro: Cơng ty đã thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ nhằm kiểm tra đánh giá và ngăn ngừa các rủi ro có thể phát sinh. Mơ hình quản trị rủi ro tại Cơng ty được thực hiện theo 3 tuyến bảo vệ độc lập sau:

 Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro: do bộ phận khách hàng, Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán thực hiện.

 Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật: do bộ phận quản lý rủi ro thực hiện.

 Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ để đảm bảo hoạt động của Công ty tuân thủ đúng quy định của pháp luật, quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và của Công ty trong từng thời kỳ: do Ban kiểm sốt Cơng ty phối hợp với bộ phận kiểm tốn nội bộ Cơng ty thực hiện. Đây cũng là bộ phận chủ lực trong hoạt động kiểm tra kiểm sốt của Cơng ty. Các hồ sơ cho thuê tài chính được rà quét liên tục, luân chuyển

75

các cán bộ kiểm toán khác nhau rà sốt nhằm phát hiện sớm và có biện pháp chủ động phòng ngừa các trường hợp khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao.

Năng lực cốt lõi

Việc phân tích các nguồn lực và khả năng tiềm tàng của Vietcombank Leasing dựa trên bốn tiêu chuẩn (Đáng giá, hiếm, khó bắt chước, khơng thể thay thế) để đánh giá Cơng ty có sở hữu năng lực cốt lõi hay khơng. Cụ thể:

Bảng 3.8: Bảng đánh giá năng lực cốt lõi của Vietcombank Leasing TIÊU

CHUẨN

CÁC NGUỒN LỰC VÀ NĂNG

LỰC Đánh giá

I. Nguồn nhân lực

1. Đáng giá Người lao động có kinh nghiệm và trình độ chun mơn cao, có ý thức tn thủ quy định và đồn kết vì mục tiêu phát triển chung của cơng ty.

2. Hiếm Sự phát triển và hình thành qua nhiều năm đã giúp cơng ty tích luỹ được nhiều cán bộ có năng lực và kinh nghiệm tốt

3. Khó bắt

trước Cán bộ quản lý am hiểu về chun mơn nghiệp vụ và có nhiều năm gắn bó với Cơng ty

Kết luận Khả năng này tạo ra lợi thế cạnh tranh bình đẳng

II. Nguồn lực tài chính

Đáng giá Sự hỗ trợ về nguồn vốn và các hỗ trợ khác từ ngân hàng mẹ Vietcombank

Có Hiếm Sự hỗ trợ khác của ngân hàng mẹ: về công nghệ, quản trị

điều hành, thương hiệu, quy mơ mạng lưới

Kết luận Khả năng này nếu được khai thác hợp lý có thể sẽ tạo ra

lợi thế cạnh tranh bền vững

III. Nguồn lực cơ sở vật chất

1. Đáng giá Cơ sở vật chất ở mức cơ bản, đáp ứng nhu cầu hoạt động ở mức cơ bản

Kết luận Khả năng này tạo ra lợi thế cạnh tranh bình đẳng

IV. Kỹ năng quản trị doanh nghiệp và kiểm sốt rủi ro Có 1. Đáng giá Khả năng quản trị, kiểm soát rủi ro tốt hoạt động của

Công ty để đạt được kết quả kinh doanh tốt.

76

TIÊU CHUẨN

CÁC NGUỒN LỰC VÀ NĂNG

LỰC Đánh giá

2. Hiếm Kết hợp giữa chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực cho thuê tài chính của người quản lý với khả năng phân tích bối cảnh vĩ mơ nhằm tận dụng được cơ hội cũng như phòng tránh được các rủi ro tiềm ẩn trong từng giai đoạn thị trường.

3. Khó bắt trước

Chỉ khi kết hợp hiệu quả các nguồn lực nội tại của công ty cùng với sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ Vietcombank, đồng thời có chiến lược phát triển phù hợp, đội ngũ nhân sự thực thi chiến lược hiệu quả thì mới có thể phát huy được năng lực vượt trội và hướng đến tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững

Kết luận Khả năng này nếu được khai thác, tận dụng hợp lý có thể sẽ tạo ra lợi

thế cạnh tranh bền vững cho Công ty

(Nguồn: tác giả tự phân tích đánh giá)

b. Phân tích theo chuỗi giá trị

Để phân tích chuỗi giá trị của Vietcombank Leasing, tác giả thực hiện phân tích theo nhóm các hoạt động chính và hoạt động phụ trợ. Phân tích hoạt động chính tác giả nghiên cứu các khâu (i) đầu vào: hoạt động huy động vốn, (ii) vận hành: quy trình tác nghiệp cho thuê tài chính, (iii) đầu ra: chất lượng hoạt động tín dụng, (iv) hoạt động marketing: công tác bán hàng và phân phối sản phẩm, (v) dịch vụ: chất lượng dịch vụ sau bán hàng. Phân tích hoạt động phụ trợ tác giả nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực, về hạ tầng cơ sở và về phát triển công nghệ. Cụ thể:

77

o Đánh giá hoạt động chính:

 Đầu vào: hoạt động huy động vốn

Bản chất hoạt động của công ty CTTC là đi huy động nguồn vốn với chi phí thấp để cho vay lại với lãi suất cao hơn nhằm hưởng chênh lệch lãi suất, theo đó với cùng một quy mơ tín dụng, cơng ty CTTC nào có quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì sẽ càng ít phải huy động vốn, giảm chi phí lãi vay và tăng lợi nhuận hoạt động. Theo đánh giá của tác giả, các công ty cho th tài chính nói chung và Vietcombank Leasing nói riêng hiện đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn huy động từ ngân hàng mẹ, trong đó Vietcombank Leasing đang đứng đầu về quy mơ huy động vốn (do có quy mơ dư nợ lớn nhất), đứng thứ hai về quy mô vốn chủ sở hữu và đứng thứ hai về tốc độ tăng Vốn chủ sở hữu. Cụ thể:

Bảng 3.9: Quy mô huy động vốn của Vietcombank Leasing

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu VCB Leasing Vietinbank Leasing BIDV- Sumo Leasing Sacombank Leasing ACB Leasing Năm 2021 Tổng Nguồn vốn 5.311 3.863 2.937 3.731 1.295 Vốn chủ sở hữu 1.127 1.284 851 705 549 Vốn huy động 4.138 2.393 1.940 3.011 678 T.đó: Vay từ NH mẹ 3.366 1.560 - 2.853 551 % Vốn CSH/Tổng NV 21,2% 33,2% 29,0% 18,9% 42,4% % vay NH mẹ/ vốn huy động 81,3% 65,2% 0,0% 94,8% 81,3% % vay từ NH mẹ/Tổng NV 63,4% 40,4% 0,0% 76,5% 42,6%

(Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam)

 Vận hành: quy trình cho th tài chính

Quy trình cho th tài chính (hoạt động cốt lõi) của Vietcombank Leasing gồm 10 bước như tác giả trình bày tại phụ lục 02 của luận văn. Qua nghiên cứu tác giả đánh giá quy trình cho th tài chính tương đối chặt chẽ với nhiều khâu, nhiều bộ phận cùng tham gia kiểm soát, đảm bảo nguyên tắc “hai tay bốn mắt” trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy quy trình có điểm

78

hạn chế khi yêu cầu bộ phận khách hàng phải tham gia quá nhiều vào chu trình tác nghiệp (từ việc tiếp cận khách hàng, thẩm định hồ sơ, đàm phán thương thảo, ký hợp đồng, giải ngân, giám sát sau giải ngân, chuyển quyền sở hữu tài sản..), dẫn đến cán bộ khách hàng không thể chuyên mơn hố chức năng và tập trung vào nhiệm vụ chính là phát triển khách hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh.

 Đầu ra: chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng được đánh giá qua hai tiêu chí quan trọng là quy mơ dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Theo thống kê của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam, trong các năm qua Vietcombank Leasing luôn là Cơng ty cho th tài chính có thị phần dư nợ lớn nhất trong hiệp hội và có tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức tốt. Tuy nhiên, qua phân tích tác giả nhận thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân (CAGR) của VCBL hiện thấp nhất trong số các Công ty CTTC được chọn mẫu so sánh là những bằng chứng cho thấy năng lực cạnh tranh của Vietcombank Leasing đang ngày càng giảm sút so với các đối thủ cạnh tranh khác. Cụ thể:

Bảng 3.10: Quy mơ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Leasing

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu VCBL VTBL BSL SCBL ACBL Năm 2018 Dư nợ tín dụng 3.884,2 2.486,9 744,1 1.700,5 815,0 Tỷ lệ nợ xấu 0,88% 0,31% 0,00% 3,11% 4,40% Năm 2019 Dư nợ tín dụng 4.438,4 2.787,4 1.636,0 2.111,7 1.025,9 Tỷ lệ nợ xấu 1,55% 0,66% 0,34% 2,10% 1,24% Năm 2020 Dư nợ tín dụng 4.618,0 3.311,0 2.112,0 2.601,0 1.211,0 Tỷ lệ nợ xấu 0,86% 0,19% 0,58% 1,70% 0,37% Năm 2021 Dư nợ tín dụng 4.564 3.594 2.711 3.275 1.255 Tỷ lệ nợ xấu 0,50% 0,69% 0,85% 1,71% 2,08%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

bình qn (CAGR) 2018-2021 5,52% 13,06% 53,88% 24,42% 15,47%

(Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam)

Ngồi ra, trong q trình phân tích tác giả cũng nhận thấy là Vietcombank Leasing hiện đang có tỷ trọng cho thuê tài chính bằng ngoại tệ rất cao (trung bình chiếm khoảng 30% tổng dư nợ) trong khi các cơng ty cho th tài chính khác tỷ lệ

79

này thường ở mức dưới 10% tổng dư nợ, đặc biệt có những cơng ty cho th tài

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công ty cho thuê tài chính ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 80 - 93)