Đặc điểm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

1.2. Khái niệm và đặc điểm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm

1.2.2. Đặc điểm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu

phạm sở hữu

Trên cơ sở lý luận và qua công tác thực tiễn, để thực hiện tốt xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội xâm phạm sở hữu cần phải xem xét các đặc điểm mang tính đặc trưng cơ bản của nhóm tội này:

Thứ nhất, khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội xâm phạm sở hữu

nói riêng và xét xử vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung, HĐXX phải làm rõ về chủ sở hữu, người quản lý các tài sản bị chiếm đoạt cụ thể tức là xác định được bị hại trong vụ án. Bởi vì các tội phạm xâm phạm sở hữu có khách thể chung đó là quyền sở hữu đối với tài sản mà quyền sở hữu tài sản đó thuộc về cá nhân, pháp nhân hoặc Nhà nước. Vì vậy, việc xác định bị hại trong các vụ án này đảm bảo cho phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, truy tìm tài sản trả lại cho bị hại, giải quyết bồi thường dân sự.

Thứ hai, bên cạnh việc xác định chủ sở hữu, người quản lý các tài sản bị

chiếm đoạt cụ thể, trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu cịn phải làm rõ về quyền sở hữu tài sản. Đặc điểm nổi bật của các tội xâm phạm sở hữu là có tính chất chiếm đoạt nhưng khơng phải tội phạm nào có tính chất chiếm đoạt đều là tội xâm phạm sở hữu. Ngược lại, tội xâm phạm sở hữu khơng nhất thiết có tính chất chiếm đoạt như các tội: chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản khơng phải là các tội có tính chất chiếm đoạt. Đối với từng hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu có những đặc điểm riêng. Ví dụ, với hành vi chiếm đoạt tài sản (từ Điều 168 đến Điều 175 BLHS năm 2015) thì việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự xâm phạm sở hữu để xác định tội phạm và

khung xử lý đúng quy định của BLHS năm 2015. Đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản thì phải xác định rõ lỗi cố ý không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc khơng giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi sử dụng trái phép phải làm rõ động cơ vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa. Đối với hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, lãng phí tài sản thì phải chứng minh những hành vi đó được thể hiện thơng qua đối tượng tác động làm mất hoàn toàn giá trị, giá trị sử dụng của tài sản (hủy hoại), làm mất giá trị từng phần có thể khơi phục được (làm hư hỏng), làm thất thoát gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

Thứ ba, hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu gây ra chủ yếu là thiệt

hại về tài sản. Có thể nói, thiệt hại về tài sản là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong một số tội, giá trị tài sản bị thiệt hại còn là căn cứ để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm như: Công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, nếu chưa đến mức quy định của Bộ luật hình sự thì chưa bị coi là tội phạm. Ví dụ: trộm cắp dưới 2.000.000 đồng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án về hành vi chiếm đoạt hoặc tuy đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt những đã được xố án thì chưa bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, đối với một số tội phạm, ngoài thiệt hại về tài sản, tội xâm

phạm sở hữu còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội; xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức… Ví dụ: Tội cướp tài sản, ngồi việc xâm phạm đến tài sản, trong nhiều trường hợp cịn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người; Lợi dụng chức vụ quyền hạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, để lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, để sử dụng trái phép tài sản còn xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức…

Thứ tư, ngồi những vụ án có thể thấy rõ hành vi thì phần lớn các vụ án

hình sự xâm phạm sở hữu là những án phức tạp, cần nhiều thời gian nghiên cứu chứng minh để đưa ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật do phương thức thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp, số lượng bị hại đông đặc biệt là các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngoài xâm phạm sở hữu, hành vi phạm tội đó cịn có thể cấu thành một tội độc lập khác. Ví dụ, đối với các vụ án cướp tài sản, người phạm tội thường có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được như dùng dao để chặt đứt tay cướp đi túi xách khi bị hại đang điều khiển xe máy, dùng gậy đánh nạn nhân bất tỉnh để cướp đi chiếc điện thoại mà nạn nhân đang cầm trên tay. Có thể thấy các hành vi này ngoài xâm phạm đến quyền sở hữu còn xâm phạm đến quyền nhân thân của bị hại và trong trường hợp này đã đủ yếu tố cấu thành tội Giết người hoặc tội Cố ý gây thương tích.

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1, trên cơ sở tập hợp, nghiên cứu những văn bản, quy phạm pháp luật, Luận văn tốt nghiệp đã tập trung đề cập, giải quyết được một số vấn đề lý luận cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Luận văn đã khái quát khái niệm, vai trò, ý nghĩa xét xử sơ

thẩm vụ án hình sự để làm tiền đề cho nhận thức xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm cụ thể sau này và trong phạm vi của luận văn là các tội phạm xâm phạm sở hữu. Bên cạnh đó, Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về các nguyên tắc trong hoạt động xét xử vụ án hình sự là tiền đề, “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động trong xét xử vụ án hình sự được tuân theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lí nghiêm minh kịp thời, khơng để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, không để một người nào bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền cơng dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật.

Thứ hai, Luận văn đi sâu tìm hiểu về các tội phạm xâm phạm sở hữu

qua khái niệm và đặc điểm khi xét xử sơ thẩm đối với nhóm tội phạm này của Tòa án nhân dân trên cơ sở những tiêu chí của pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay.

Những lý luận được phân tích trên chính là cơ sở và định hướng cho nghiên cứu, đánh giá quy định pháp luật, thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội tại Chương 2 của Luận văn tốt nghiệp.

CHƢƠNG 2:

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 31)