Yêu cầu cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 90 - 91)

3.1.1 .Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

3.1.2.Yêu cầu cải cách tư pháp

Tư tưởng đổi mới thủ tục tố tụng hình sự theo hướng dân chủ, bình đẳng, bảo đảm đê người tham gia tố tụng có điều kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự, tăng cường tranh tụng được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020.

Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp của Đảng chúng ta đang tiến hành nghiên cứu đổi mới mơ hình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả và chất lượng hơn của hoạt động tố tụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Xu hướng của việc đổi mới được xác định theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị là "Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân

chủ, bình đằng, cơng khai minh bạch chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”. Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng nêu rõ: “Đổi

mới việc tổ chức phiên tòa xét xử xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính cơng khai dân chủ nghiêm minh: nâng cao chất lượng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Quá trình đổi mới cũng phải xuất phát từ thực tiễn tố tụng hình sự Việt Nam, duy trì và phát huy những ưu điểm vốn có của mơ hình tố tụng thầm vấn; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mơ hình tố tụng tranh tụng phù hợp với truyền thống văn hóa, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể ở nước ta. Thực tiễn tố tụng cũng cho thấy rằng, một số quy định của pháp luật tố tụng hiện hành còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến các nguyên tắc tố tụng; gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; làm hạn chế hiệu quả tham gia hoạt động tố tụng hình sự nói chung, phiên tịa hình sự nói

riêng. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược cải cách tư pháp đã chỉ rõ: “Tòa án giữ vai trò trung tâm trong chiến lược cải cách tư pháp, trong đó hoạt động xét xử giữ vai trò trọng tâm”.[3] Hoạt động xét xử do Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và đội ngũ cán bộ cơng chức Tịa án tiến hành. Lao động xét xử là lao động sáng tạo và chuẩn mực trong việc áp dụng pháp luật. Trong quá trình xét xử khơng chỉ địi hỏi tư duy sáng tạo mà cịn cả sự chuẩn mực của người Thẩm phán, sự tập trung cao độ để nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá chứng cứ để tìm ra sự thật của vụ án. Trên cơ sở đó có thể ra bản án, quyết định đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Để làm được điều đó, bản thân người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải tự nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nghiên cứu một cách có hệ thống các văn bản pháp luật. Do đó, những người làm cơng tác xét xử phải cần có trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ pháp lý và kiến thức hiểu biết sâu rộng mới đáp ứng được các yêu cầu đặt ra; đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng quan tâm đến chất lượng xét xử của Tòa án.

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 90 - 91)