2.2. Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu
2.2.4. Những vi phạm, sai lầm trong thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tộ
hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc xét xử hình sự sơ thẩm các tội phạm xâm phạm sở hữu, công tác xét xử của TAND hai cấp thành phố Hà Nội vẫn còn những tồn tại, hạn chế qua từng giai đoạn như sau:
2.2.4.1. Những vi phạm, sai lầm trong thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.4.1.1. Những vi phạm, sai lầm trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự xề xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tuy nhiên trên thực tiễn TAND hai cấp thành phố Hà Nội vẫn còn những vi phạm, sai lầm sau đây:
- Việc giao nhận hồ sơ vụ án
BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể việc Tòa án cấp sơ thẩm nhận hồ sơ vụ án hình sự do VKS chuyển qua như thế nào, vì vậy có nhiều trường hợp khi VKS chuyển hồ sơ vụ án hình sự sang Tịa án thì việc giao nhận hồ sơ giữa các bên còn nhiều vấn đề lúng túng. Hơn thế nữa hiện nay vẫn chưa có nghị quyết hướng dẫn cụ thể về hướng dẫn thi hành quy định xét xử sơ thẩm theo BLTTHS hiện hành mà chỉ có Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 do Hội đồng Thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao ban hành.
Về thủ tục nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ vụ án từ VKSND đến Tịa án thơng qua cán bộ hành chính tư pháp thì cơ bản là hồ sơ đầy đủ so với bản kê tài liệu và bản cáo trạng đã được giao cho bị can. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại trường hợp trong quá trình tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, đơn khiếu kiện
thì cán bộ tịa gặp khơng ít khó khăn về thái độ bất hợp tác của các đương sự khiến cho việc thụ lý không đạt hiệu quả cao, thiếu các chứng cứ quan trọng hay là việc bất cẩn của phía CQĐT, VKSND như đánh dấu sót bút lục, các đơn từ của đương sự bị sót,... Ví dụ: Trong vụ án Nguyễn Thế Anh và đồng phạm việc thụ lý vụ án cịn gặp nhiều khó khăn do vụ án xảy ra trong Đà Nẵng và các tỉnh miền Tây nhưng theo lãnh đạo của Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử nên quá trình tiếp nhận hồ sơ vụ án, các tài liệu chứng cứ của các bị hại hạn chế do q trình đi lại khơng thuận lợi và kịp thời. Hay vụ án Nguyễn Huy Vững và đồng phạm bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì do hồ sơ nhiều số bút lục khơng tránh được sai sót từ phía CQĐT, VKSND đánh sai bút lục từ 523 lên 562 bút lục.
- Việc phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tịa:
Hầu hết các vụ án hình sự sơ thẩm các tội phạm xâm phạm sở hữu sau khi thụ lý hồ sơ, Chánh án hoặc Phó Chánh án được phân công chuyên về những thẩm phán xử về nhóm tội này mà khơng có sự cân xứng khiến cho trình độ của các thẩm phán có sự thiên lệch ít nhiều. Mà đặc biệt có những thẩm phán bị quá tải lượng án xâm phạm sở hữu dân đến hiện tượng án tồn, giải quyết quá hạn. Sự phân công không đồng đều ảnh hưởng đến công tác xét xử cũng như chất lượng xét xử.
- Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và ra quyết định tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
Theo quy định của BLTTHS năm 2015, trong giai đoạn chuẩ bị xét xử, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để trong thời hạn chuẩn bị xét xử phải ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Thực hiện quy định này, đa số các Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tịa đã đầu tư thời gian và cơng sức thỏa đáng trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án để góp phần quan trọng cho việc giải quyết cụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn cịn tình trạng
số ít Thẩm phán thiếu trách nhiệm trong cơng việc của mình, khơng hề nghiên cứu hồ sơ mà phó mặc việc nghiên cứu hồ sơ cho Thư ký giúp việc của mình.
- Việc ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
Khi vụ án hình sự đủ điều kiện để đưa ra xét xử sơ thẩm thì thẩm hán được phân cơng chủ tọa phiên tịa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Có thể thấy rằng, quyết định đưa vụ án ra xét xử là một sự đánh dấu bước đầu của Tòa án về kết quả xem xét nội dung pháp lý của vụ án về khả năng giải quyết vụ án tại Tịa án. Đó là quyết định đặc trưng chỉ có trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vì ở giai đoạn xét xử phúc thẩm chỉ cần thông báo mở phiên tòa. Đồng thời là cơ sở để Tòa án hồn chỉnh các cơng việc cần thiết cho việc xét xử, thực hiện các công việc phục vụ trực tiếp cho việc mở phiên tòa bà khẳng định vai trò của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong vụ án.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử là cơ sở pháp lý để xác định:
- Thời gian và địa điểm mở phiên tòa xét xử để người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa biết.
- Xét xử cơng khai hay xét xử kín.
- Người bị đưa ra xét xử có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quan hệ xã hội mà BLHS năm 2015 bảo vệ mà cụ thể ở đây là quan hệ sở hữu và tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo có họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú cụ thể ra sao đảm bảo đúng người.
- Thành phần HĐXX sơ thẩm là hội đồng 3 hay 5 người, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết
- Thành phần người tham gia tố tụng.
Trog khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, việc đưua ra quyết định xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội cịn có những vi phạm, thiếu sót đó là:
Một số trường hợp các quyết định đưa vụ án ra xét xử không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 255 BLTTHS năm 2015 ở những điểm như sau:
+ Đối với một số vụ án xâm phạm sở hữu thì vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng là giải quyết vụ án, song nhiều quyết định đưa vụ án ra xét xử không ghi vật chứng cần đem ra xem xét tại phiên tòa, dẫn đến việc khơng chủ động trích xuất vật chứng đến phiên tòa nên trong trường hợp tại phiên tòa, bị cáo, những người tham gia tố tụng đưa ra lời khai khác nhau về vật chứng mà khơng có vật chứng để xem xét, có trường hợp HĐXX phải dừng phiên tòa để yêu cầu cầu quan quản lý vật chứng trích xuất vật chứng đến phiên tòa để làm rõ, làm kéo dài thời gian xét xử vụ án.
+ Một số trường hợp không phân công Thẩm phán, HTND dự khuyết và ghi Thẩm phán, HTND dự khuyết vào quyết định xét xử nên gây khó khăn trong việc xét xử. HTND là chức danh kiêm nhiệm bởi họ cịn cs những cơng việc lãnh đạo, quản lý cơ quan, tổ chức đoàn thể khác mà thời gian báo mở phiên tịa khơng. Chi phí HTND, thẩm phán thư ký tham gia phiên tịa, những người tham gia tố tụng khác
- Việc giao quyết định đưa vụ án ra xét xử
Về việc tống đạt các văn bản tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu của TAND thành phố Hà Nội các văn bản tố tụng được các thư ký tống đạt ngay sau khi có quyết định, đảm bảo thời hạn theo yêu cầu tố tụng. Trong trường hợp không tống đạt được, thẩm phán và thư ký phối hợp với UBND quận thực hiện việc niêm yết các văn bản tố tụng. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết các vụ án xâm phạm sở hữu, vẫn còn trường hợp mà các văn bản tố tụng đặc biệt trong trường hợp thực hiện niêm yết văn bản tố tụng. Nhiều vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng với bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở khu vực xa thì việc tống đạt giấy tờ gặp nhiều khó
khăn như địa chỉ cho đã bị thay đổi, là giả hay việc nhận giấy tờ tống đạt bị chậm so với phiên tòa diễn ra phải triệu tập lần hai. Ví dụ như vụ án Nguyễn Thế Anh và đồng phạm là vụ án mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng với số tiền lừa đảo hơn 323 tỷ đồng, các bị hại ở khắp cả nước, có bị hại ở trong khu vực Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng sâu, vùng xa,... khiến cho việc tống đạt giấy triệu tập gặp nhiều khó khăn như thất lạc, khơng rõ địa chỉ cụ thể và phải triệu tập lần hai, đi lại khó khăn, gây tốn kém và không hiệu quả.
2.2.4.1.2. Những vi phạm, sai lầm về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm các tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định trong BLTTHS năm 2015 gồm các hoạt động: Chủ tọa phiên tịa cơng bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tịa, giải thích quyền và nghĩa vụ, giải quyết yêu cầu của những người tham gia tố tụng. Trong giai đoạn này, khơng ít thẩm phán tiến hành thủ tục không đầy đủ hoặc khơng theo trình tự quy định của BLTTHS năm 2015. Đối với một số thẩm phán coi công việc kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tịa, giải thích quyền và nghĩa vụ là của thư ký mà mình chỉ bắt tay ngay vào các thủ tục sau này. Có trường hợp đang tiến hành thủ tục xét hỏi, Thẩm phán lại quay lại kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tịa, giải thích quyền và nghĩa vụ, giải quyết yêu cầu của những người tham gia tố tụng.
Trong phần giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa, đa phần các Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện đầy đủ theo quy định của BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên còn phần rất nhỏ, chỉ tọa phiên tịa giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa chưa đầy đủ. Ví dụ, như khi giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo, đề nghị giám định, định giá tài sản hay đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người
làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới đánh giá sai tính chất của vụ án do sự nhầm lẫn, sai sót của q trình giám định. Đối với bị hại, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của họ nhưng khơng giải thích cho họ về quyền được trình bày lời buộc tội tại phiên tịa và khơng giải thích nghĩa vụ của họ khi từ chối khai báo mà khơng có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Phần thủ tục tranh tụng
Đây là một trong những giai đoạn trung tâm của họat động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung. Phần này bao gồm cả thủ tục xét hỏi chứ không phân tách thành mục riêng. Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Đa phần, kiểm sát viên đọc cáo trạng đầy đủ, rõ ràng song cũng có kiểm sát viên giọng đọc chưa chuẩn, cách diễn đạt chưa thực sự rõ ràng hay chưa trình bày đầy đủ khiến cho HĐXX và những người tham gia phiên tịa khơng nghe rõ, nghe chưa hiểu ý, nghe không đầy đủ nội dung của cáo trạng.
Thực tiễn xét hỏi có thể thấy là những Thẩm phán mới kinh nghiệm xét xử chưa được nhiều, trình độ năng lực còn hạn chế chỉ hỏi những tình tiết buộc tội mà chưa hỏi những tình tiết gỡ tội, nguyên nhân mà bị cáo thực hiện hành vi phạm tội để xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, có những thẩm phán đặt mình trong trạng thái tiêu cực, thành kiến với bị cáo, một số trường hợp bị cáo trả lời quanh co, không đi vào trọng tâm câu hỏi thì chủ tọa có lời lẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bình đẳng của bị cáo trước pháp luật. Hầu hết các phiên tòa sơ thẩm hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu có thể thấy vai trị của thẩm phán chủ tọ phiên tịa là chính yếu, Hội thẩm nhân dân ít thể hiên rõ rvai trò, vị trí cũng như trách nhiệm của mình. Khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã hỏi xong, đề nghị các thành viên của HĐXX hỏi thì phân lớn các Hội thẩm trả lời là khơng có ý
kiến gì thêm hoặc Hội thẩm chưa chú tâm vào nội dung câu hỏi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa mà hỏi lại những câu hỏi có nội dung trùng lặp với câu hỏi mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã hỏi trước đó. Đáng chú ý có những Hội thẩm nhân dân không nghiên cứu hồ sơ vụ án mà chỉ đọc qua Cáo trạng của Viện kiểm sát gửi có cái nhìn phiến diện vụ án làm ảnh hưởng đến chất lượng với tư cách là thành viên trong HĐXX thì là sai phạm rất nghiêm trọng trong tố tụng bởi điểm a khoản 1 Điều 46 đã quy định rất rõ nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm là phải nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tịa. Thêm vào đó, rất nhiều phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm sở hữu mở ra nhưng Kiểm sát viên coi phần xét hỏi chỉ là củng cố thêm chứng cứ buộc tội cho bị cáo hay khơng hỏi gì thêm. Điều này rất dễ đến cái nhìn thiếu khách quan, phiến diện, duy ý chí của thẩm phán chủ tọa phiên tịa về vụ án có nghiêm trọng hơn là dẫn đến oan sai cho người vô tội.
Phần quan trọng và là trọng tâm, bước tiến mới của lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam đó là yếu tố tranh tụng tại phiên tịa. Là phần mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Vai trò của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tại phiên tòa đưuọc thể hiện rõ rệt nhất