2.2. Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu
2.2.2. Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trên
phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, số lượng án hình sự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội là khá cao. Qua thống kê khảo sát, từ năm 2016 đến năm 2020 số lượng đang tăng lên. Tội phạm xâm phạm sở hữu thường tập trung ở các quận nội thành của thủ đô; đối tượng phạm tội chủ yếu là người ngoại tỉnh sinh sống trên địa bàn, độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi, thất nghiệp hoặc khơng có việc làm ổn định; tính chất, mức độ, hậu quả do tội phạm xâm phạm sở hữu gây ra ngày cần nghiêm trọng, gây ảnh hưởng khơng chỉ đến tình hình an ninh trật tự, mà cịn trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, đe dọa đến hoạt động bình thường của đời sống xã hội. Qua công tác xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm sở hữu từ năm 2016 đến hết năm
2020 thấy rằng tội phạm này có xu hướng gia tăng và phức tạp về số vụ và số bị cáo; phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm ngày càng phức tạp với tính chất mức độ báo động. Cụ thể từ năm 2016 đến hết năm 2020 là 9.276 vụ án với 15.571 bị cáo (chiếm 22,52% vụ án và chiếm 21,97% số bị cáo so với cơng tác xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và vi phạm pháp luật trên địa bàn thủ đơ). Mục đích, động cơ của tội phạm xâm phạm sở hữu mang tính cơ hội và rõ ràng. Mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến quan hệ sở hữu được pháp luật bảo vệ, gây hoang mang, lo lắng cho người dân thủ đô và ảnh hưởng đến tình hình ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Đặc biệt có thể thấy trong thời gian qua, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh - trật tự, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Ngoài các thủ đoạn lừa đảo truyền thống như: Giả danh cán bộ cơ quan Nhà nước, người lãnh đạo cấp cao để lừa xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”, xin dự án, vay vốn tổ chức, cá nhân nước ngoài; kêu gọi đầu tư, tài trợ vào các cơng ty, dự án, chương trình; làm giả cổ vật, đá quý, kim loại, làm, sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu giả liên quan đến quyền sở hữu tài sản để cầm cố, thế chấp, mua bán nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức tinh vi, đa dạng về cách tiếp cận nạn nhân, với nhiều vụ có số lượng lớn bị hại tham gia tại nhiều địa phương trên cả nước với các thủ đoạn điển hình như: Sử dụng mạng xã hội để kết bạn, thơng báo gửi q, sau đó giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế... yêu cầu bị hại nộp tiền cước vận chuyển, thuế, phí, tiền phạt... vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định rồi chiếm đoạt; Giả danh cán bộ cơ quan Nhà nước, Công an, Viện kiểm sát, Tịa án gọi điện thơng báo chủ th bao có liên quan đến các vụ án, vụ việc đang giải quyết, đe dọa, yêu cầu bị hại chuyển tiền hoặc khai thác thông tin tài khoản ngân hàng của bị hại, từ đó đăng nhập vào tài
khoản của bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của đối tượng để chiếm đoạt. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng không gian mạng để hoạt động phạm tội có chiều hướng gia tăng, với nhiều thủ thủ đoạn, như: Tạo lập các website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư kinh doanh tiển ảo, ngoại hối (Forex), sàn giao dịch quyền chọn nhị phân... theo mơ hình đa cấp, sau đó can thiệp vào hệ thống kỹ thuật, làm cho nhà đầu tư thu lỗ hoặc đánh sập để chiếm đoạt tài sản; Đăng thơng tin giả mạo và các hồn cảnh khó khăn để vận động quyên góp từ thiện và chiếm đoạt số tiền huy động được; Lợi dụng việc mua bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt hơn là loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các lĩnh vực kinh tế như tài chính, chứng khốn, đầu tư, phát hành trái phiếu doanh nghiệp... với thủ đoạn hết sức tinh vi, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để hoạt động phạm tội, gây ra hậu quả thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp. Bộ Công an đã dự báo trong năm 2022 - 2025 loại tội phạm này tăng đột biến. Trong 6 tháng công tác cuối năm 2021 của TAND thành phố Hà Nội, tổng số vụ án hình sự sơ thẩm là 1.526 vụ trong đó, có đến 952 vụ là tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó điển hình là vụ ám Liên kết Việt đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử ngày 25/12/2020: Lê Xuân Giang thành lập và điều hành Cơng ty cổ phần Tập đồn thiết bị y tế BQP (viết tắt là Công ty BQP) và Cơng ty Liên Kết Việt. Trong đó, Cơng ty Liên Kết Việt được cấp giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp với hàng hóa do Cơng ty BQP sản xuất. Từ tháng 3/2014 đến 11/2015, các bị cáo trên đã sử dụng thủ đoạn gian dối, tạo dựng và cung cấp thông tin sai lệch để tạo lòng tin về hoạt động kinh doanh của Công ty Liên Kết Việt và Công ty BQP. Các bị cáo tìm mọi cách khiến bị hại nghĩ Công ty BQP là công ty thuộc Bộ Quốc phòng và Giang cùng dàn lãnh đạo Công ty BQP là cán bộ của Bộ Quốc phòng; sản phẩm kinh doanh của công ty này là sản phẩm liên doanh, liên kết sản xuất với các
doanh nghiệp, cơ quan uy tín của Bộ Quốc Phịng đã được thử nghiệm, đưa vào sử dụng tại các bệnh viện Trung ương. Các bị cáo cịn giới thiệu Cơng ty Liên Kết Việt và Công ty BQP là những doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, có lợi nhuận cao, có nhiều đóng góp với xã hội nên được lãnh đạo Nhà nước, được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá cao, ghi nhận qua việc được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hồ Chí Minh tặng bằng khen... Nhưng quá trình điều tra đã làm rõ, các bằng khen và giấy chứng nhận đều do Giang làm giả và được sử dụng để lừa đảo nhằm lấy lịng tin với người dân và khách hàng.Sau đó, các bị cáo sử dụng những thủ đoạn gian dối, trái pháp luật để lôi kéo khách hàng bỏ tiền tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp nhằm hưởng hoa hồng, tiền thưởng cao như chỉ cần đóng tiền vào Công ty Liên Kết Việt, khơng cần lấy hàng hóa ra để kinh doanh là có thể trở thành nhà phân phối, một người có thể đứng tên nhiều mã hàng… Giang và đồng phạm còn đặt ra mơ hình trả thưởng theo hình kim tự tháp, nghĩa là lấy tiền của người tham gia kinh doanh đa cấp sau để trả cho người tham gia trước. Số tiền thưởng, tiền hoa hồng hứa hẹn sẽ trả cho các nạn nhân lên tới trên 65% tổng số tiền thu được của chính các bị hại. Cùng với việc thuyết trình, quảng cáo tạo lịng tin sai sự thật về Công ty Liên Kết Việt, Giang và đồng phạm còn đặt ra và đưa vào triển khai trên liên tục trên toàn hệ thống kinh doanh đa cấp 15 chương trình thi đua khuyến mại kích cầu chạy song hành với việc chi trả hoa hồng, đưa ra những khoản khuyến mại lớn như nộp vào Công ty cổ phần Liên Kết Việt 7 triệu đồng (sau là 8,6 triệu đồng) sẽ nhận được tiền thưởng lên tới 409 triệu đồng, nếu lôi kéo được nhiều người tham gia sẽ nhận được quà thưởng là ô tô trị giá tới 1 tỷ đồng, nhà trị giá 1,8 tỷ đồng, tặng đi du lịch nước ngoài, được lên chức phó phịng, trưởng phịng, giám đốc được hưởng lương tháng, được ăn chia phần trăm số tiền thu được do các bị hại nộp vào tới 10 tỷ đồng mỗi tháng... Để mở rộng mạng lưới và lôi kéo được nhiều bị hại đóng tiền tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp của Công ty Liên Kết Việt, Giang và đồng phạm còn cho mở các đại lý của Công ty Liên Kết Việt
tại các tỉnh, thành phố, trong đó quy định về quyền lợi áp dụng cho các Trưởng chi nhánh, Văn phịng đại diện, đại lý để khuyến khích các bị cáo lơi kéo thêm nhiều bị hại tham gia tại các địa phương. Với thủ đoạn trên, sau một năm hoạt động, tháng 11/2015, Giang và đồng phạm đã mở rộng mạng lưới phát triển được 34 chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý tại 27 tỉnh, thành, lôi kéo được hơn 68.000 người tại 49 tỉnh, thành phố tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp. Tổng cộng, các bị cáo đã lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền hơn 1.121 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, do tính chất phức tạp của các vụ án, và quy mơ rộng lớn của các hình thức lừa đảo, khiến cho một vụ án có rất nhiều bị hại nằm rải rác trên cả nước với nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, nhiều ngành nghề. Công tác điều tra, truy tố, xét xử gặp nhiều khó khăn.
Tiến hành nghiên cứu, khảo sát số vụ án và bị cáo xét xử sơ thẩm phạm tội xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến hết năm 2020, cho thấy:
BẢNG 2.1 SỐ VỤ, SỐ BỊ CÁO ĐÃ XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TAND HAI CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Năm Số vụ Bị cáo Tổng số XPSH Tỷ lệ % Tổng số XPSH Tỷ lệ % 2016 8.885 1.340 15,08 14.355 2.658 18,51 2017 6.011 1.260 20,96 9.710 2.527 26,02 2018 9.119 2.223 24,37 15.834 3.433 21,68 2019 8.424 2.214 26,28 15.626 3.473 22,22 2020 8.741 2.239 25,61 15.344 3.480 22,67 Tổng cộng 41.180 9.276 22,52 70.869 15.571 21,97
(Nguồn: Báo cáo tình hình và kết quả cơng tác năm của Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội)
Năm 2016, tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm với 2.658 bị cáo/1.340 vụ án xâm phạm sở hữu (chiếm 15.08% số vụ án và 18.51% số bị cáo trong tổng số 14.355 bị cáo/8.885 vụ án tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm);
Năm 2017, tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm 2.527 bị cáo/1.260 vụ án xâm phạm sở hữu (chiếm 20,96% số vụ án và 26,02% số bị cáo trong tổng số 9.710 bị cáo/6.011 vụ án tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm), giảm 80 vụ và 131 bị cáo so với năm 2016;
Năm 2018, tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm 3.433 bị cáo/2.223 vụ án xâm phạm sở hữu (chiếm 24,37% số vụ án và 21,68% số bị cáo trong tổng số 15.834 bị cáo/9.119 vụ án tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm), giảm 37 vụ và giảm 94 bị cáo so với năm 2017;
Năm 2019, tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm 3.473 bị cáo/2.214 vụ án xâm phạm sở hữu (chiếm 26,28% số vụ án và 22,22% số bị cáo trong tổng số 15.626 bị cáo/8.424 vụ án tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm), giảm 09 vụ và tăng 40 bị cáo so với năm 2018;
Năm 2020, tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm 3.480 bị cáo/2.239 vụ án xâm phạm sở hữu (chiếm 25,61% số vụ án và 22,67% số bị cáo trong tổng số 15.344 bị cáo/8.741 vụ án tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm), tăng 25 vụ và 07 bị cáo so với năm 2019.
Qua số liệu thống kê cho thấy rằng tỷ lệ số vụ án và bị cáo phạm tội xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến hết năm 2020 chiếm tỷ lệ tương đối lớn vế số lượng vụ án và bị cáo đặc biệt là trong năm 2019 số lượng vụ án chiếm 26,28% số lượng bị cáo chiếm 22,22% nhưng nhìn chung thì các vụ án nói chung và các vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng được TAND hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý và giải quyết có xu hướng giảm dần theo từng năm.
Bên cạnh đó, số lượng án hình sự sơ thẩm các tội phạm xâm phạm sở hữu phải trả hồ sơ điều tra bổ sung cụ thể như sau: Năm 2016, TAND hai cấp thành phố Hà Nội trả hồ sơ vụ án hình sự cho CQĐT để điều tra bổ sung là 212 vụ; năm 2017 là 143 vụ; năm 2018 là 52 vụ; năm 2019 là 86 vụ; năm 2020 là 74 vụ.
BẢNG 2.2 SỐ LIỆU VỤ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM TAND HAI CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
Năm
Số lƣợng vụ án HSST trả hồ sơ điều
tra bổ sung
Số lƣợng vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung đƣợc
VKS chấp nhận
Số lƣợng vụ án trả hồ sơ điều tra
bổ sung không đƣợc VKS chấp nhận 2016 212 200 12 2017 143 87 56 2018 52 51 1 2019 86 75 11 2020 74 62 12
(Nguồn: Báo cáo tình hình và kết quả cơng tác năm của Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội)
Theo kết quả thống kê, trong số các vụ án các tội phạm xâm phạm sở hữu đã xét xử sơ thẩm của TAND hai cấp thành phố Hà Nội, tỷ lệ án hình sự sơ thẩm bị hủy cụ thể như sau: năm 2016 là 08 vụ; năm 2017 là 20 vụ; năm 2018 là 23 vụ; năm 2019 là 15 vụ; năm 2020 là 04 vụ.
Số án hình sự sơ thẩm các vụ án các tội phạm xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội bị cải sửa như sau: năm 2016 là 45 vụ; năm 2017 là 36 vụ; năm 2018 là 21 vụ; năm 2019 là 52 vụ; năm 2020 là 28 vụ.
BẢNG 2.3 SỐ LIỆU BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM BỊ HỦY, CẢI SỬA CỦA TAND HAI CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Năm Số lƣợng án HSST đã xét xử Số lƣợng án HSST bị hủy Tỷ lệ án ST bị hủy Số lƣợng án ST bị sửa Tỷ lệ án ST bị sửa 2016 1.340 vụ án - 2.658 bị cáo 08 vụ - 52 bị cáo 0,59% 45 vụ - 67 bị cáo 3,35% 2017 1.260 vụ án - 2.527 bị cáo 20 vụ - 41 bị cáo 1,58% 36 vụ - 96 bị cáo 2,85% 2018 2.223 vụ án - 3.433 bị cáo 23 vụ - 56 bị cáo 1,03% 21 vụ - 34 bị cáo 0,94% 2019 2.214 vụ án - 3.473 bị cáo 15 vụ - 84 bị cáo 0,67% 52 vụ - 75 bị cáo 2,3% 2020 2.239 vụ án - 3.480 bị cáo 04 vụ - 17 bị cáo 0,17% 28 vụ - 68 bị cáo 1,25%
(Nguồn: Báo cáo tình hình và kết quả cơng tác năm của Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội)
Như vậy, về cơ bản việc xét xử hình sự sơ thẩm các tội phạm xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội trong những năm qua đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Từng bước đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công cược đổi mới đất nước, yêu cầu ngày càng cấp bách về cải cách tư pháp theo định hướng của Nghị quyết 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị. Hầu hết các vụ án hình sự sơ thẩm đều được xét xử trong hạn luật định, chất lượng xét xử nhất là chất lượng tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được nâng cao, bản án, quyết định sơ thẩm hình sự được ban hành có