Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 104 - 116)

3.1.1 .Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

3.2.3.Các giải pháp khác

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm

3.2.3.Các giải pháp khác

3.2.3.1. Giải pháp về công tác tổ chức, phân công cán bộ thực hiện hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội

Trong công tác tổ chức, cần nắm được năng lực sở trường và đặc điểm của từng cá nhân để bố trí cán bộ phù hợp với trình độ và chun mơn của họ. Khối lượng công việc của các Thẩm phán và Thư ký Tòa án giúp việc cũng khá lớn do số vụ án thụ lý khá nhiều trong khi biên chế lại ít phải tăng cường các đợt tuyển dụng đáp ứng cơng việc thì ngồi ra cần thực hiện việc tổ chức phiên tịa, phân cơng giải quyết vụ án như sau:

- Cần tiếp tục tổ chức xét xử cơng khai sơ thẩm vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm sở hữu tại các địa bàn cơ sở, góp phần tuyên truyền, răn đe, giáo dục mọi người chấp hành nghiêm pháp luật.

- Tăng cường triển khai việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm cho cán bộ đủ điều kiện, để nâng cao trách nhiệm cho các chức danh của Tòa án.

- Thực hiện tốt công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của TAND hai cấp thành phố Hà Nội. Thông qua hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm về những gì làm được và những gì chưa làm được để rút ra được bài học kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật trong việc ban hành bản án, quyết định của ngành Tòa án.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án.

+ Đối với đội ngũ Thẩm phán: Thứ nhất, phải tích cực học tập, nghiên

cứu, cập nhật những quy định mới của pháp luật nhằm đảm bảo tuân thủ theo pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Thứ hai, hoàn thiện các quy chế, quy định trong công tác tổ chức cán

bộ để tạo khung pháp lý cơ bản lâu dài cho xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán và bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, dân chủ trong cơng tác cán bộ. Thứ ba, thực hiện tích cực phổ biến các hoạt động phổ biến pháp luật cho các Tòa án. Thứ tư, cần nâng cao chất lượng hoạt

động họp cơ quan mỗi ngày và giao ban đầu tuần. Theo đó, trong mỗi buổi họp sẽ thực hiện việc đọc các văn bản pháp luật mới, Tạp chí Tịa án nhân dân. Thứ năm, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán thường

xuyên, chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử; Thường xuyên mở các lớp tập huấn để triển khai kịp thời những sửa đổi bổ sung của pháp luật, những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án cấp trên một cách kịp thời; Tăng cường cơng tác tổ chức phiên tịa rút kinh nghiệm. Thứ sáu, có chính sách

khuyến khích, đồng thời tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới các hình thức phù hợp để động viên các Thẩm phán tự học tập, trau dồi trình độ

chun mơn nghiệp vụ; gắn hoạt động đào tạo với việc rút kinh nghiệm công tác xét xử qua các vụ án cụ thể. Thứ bảy, làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống để mỗi Thẩm phán thấm nhuần lời dạy của Bác: “Phụng công, thủ pháp, chí cơng, vơ tư”. Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo lý luận chính trị ở Trung ương trong việc đào tạo lý luận chính trị. Nâng cao bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần từ rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ Thẩm phán.

+ Đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân: Thứ nhất, về tiêu chuẩn kiến thức pháp luật của Hội thẩm phải có trình độ pháp luật từ trung cấp trở lên hoặc ít nhất phải qua một lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật tập trung 06 tháng.Thứ hai, về lựa chọn nhân sự để bầu hoặc cử làm Hội thẩm cần lựa chọn những người thật sự có uy tín, kiến thức và hiểu biết trên các lĩnh vực đời sống xã hội, các khu vực dân cư khác nhau. Thứ ba, về số lượng Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm cần quy định số lượng Hội thẩm trong Hội đồng xét xử nhiều hơn như hiện nay, có như vậy mới đảm bảo huy động rộng rãi và tối đa trí tuệ phục vụ cơng tác xét xử và chắc chắn rằng bản án, quyết định của Hội đồng xét xử tuyên phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm cơng bằng được sự đồng tình ủng hộ của người dân, từ đó sẽ giảm tỉ lệ án có kháng cáo, khánh nghị có xu hướng ngày một tăng như hiện nay và nhất là sẽ khắc phục được tình trạng quyết định của bản án tuyên đã có hiệu lực pháp nhưng không thể thi hành, do tuyên không rõ ràng. Thứ tư, về mối quan hệ phối hợp giữa Tịa án với Đồn Hội thẩm, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân đối với Hội thẩm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành quy định theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Hội thẩm khi tham gia xét xử, như: Trong thời gian chuẩn bị xét xử Hội thẩm phải hết sức nỗ lực trong việc nghiên cứu hồ sơ Xem xét đầy đủ những tình tiết có liên quan nhất buộc tội và gỡ tội; giá trị các tài liệu liên quan đến vụ kiện mà các bên cung cấp; nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh vụ án;... Từ đó, Hội thẩm phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch thẩm vấn tại phiên tịa, có như vậy

mới chủ động khi tham gia xét xử và thể hiện sự “ngang quyền” với Thẩm phán. Song song đó, cần thực hiện tốt chế độ trao đổi thông tin cho nhau giữa Tịa án với Đồn Hội thẩm về tinh thần trách nhiệm cũng như chất lượng các vụ án mà Hội thẩm đó đã tham gia xét xử, làm cơ sở đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ xét xử của Hội thẩm trong năm, trong nhiệm kỳ, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng động viên khích lệ tinh thần và qua đó cũng là cơ sở quy hoạch bồi dưỡng nguồn tiếp tục cho nhiệm kỳ sau.

Thứ năm, về bảo đảm chế độ đối với Hội thẩm: Khi tham gia xét xử, Hội

thẩm ngang quyền với Thẩm phán nhưng một số chế độ của Thẩm phán như phần trên đề cập: Phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề thị Hội thẩm lại khơng được hưởng là bất hợp lý. Vì vậy, để bảo đảm cơng bằng và khuyến khích Hội thẩm tích cực tham gia công tác xét xử, đề nghị cần áp dụng các chế độ đãi ngộ tương xứng với công sức mà họ đã bỏ ra và trách nhiệm mà họ phải gánh chịu. Mà theo đó, đề nghị nâng mức bồi dưỡng từ 90.000 đồng/ngày nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử hiện nay lên mức 150.000 – 200.000 đồng/ngày.

+ Đối đội ngũ Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án: Thứ nhất, chủ động tổ

chức việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án thuộc quyền quản lý. Thứ hai, đổi mới đào tạo nghiệp vụ gắn với các nhiệm vụ của từng ngành công chức để nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ cho các Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án. Thứ ba, tạo điều kiện và có chính sách

hỗ trợ để các Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án theo học các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ; khuyến khích các cán bộ này tự học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự xâm phạm sở hữu là nơi thực hiện việc tranh luận, tranh tụng, xét hỏi giữa Tòa án và bị cáo, bị hại,... là nơi người có hành vi phạm tội được xét xử một cách cơng khai. Theo đó, cần thực

hiện phiên tịa một cách thật trung thực, bình đẳng giữa các bên tố tụng, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo cho hoạt động xét xử của TAND thật sự khách quan, dân chủ, công bằng, đúng quy định pháp luật.

- Vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải bình đẳng, tuy nhiên hiện nay Hội thẩm lệ thuộc quá nhiều vào ý kiến của Thẩm phán đặc biệt trong q trình nghị án. Theo đó, trong q trình nghị án nên cạnh biên bản nghị án cần thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong q trình tiến hành tố tụng hình sự, thực sự nâng cao vai trị của giai đoạn nghị án là một phần quan trọng của phiên tịa và cần được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh nhằm đảm bảo các quy trình của tố tụng hình sự.

- Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, Thẩm phán và Hội thẩm cần có nhận thức thống nhất về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của thuật ngữ “tranh tụng” theo tinh thần cải cách tư pháp. Thẩm phán và Hội thẩm cần phải ý thức được rằng chính mình là người trọng tài vơ tư, khách quan điều khiển q trình tranh tụng giữa các bên tại phiên tòa. Xác định rõ nghĩa vụ của Hội đồng xét xử là làm rõ sự thật khách quan của vụ án, chứng minh căn cứ và lý do cho phán quyết trong bản án hoặc quyết định của mình thơng qua kết quả tranh tụng của các bên tại phiên tòa.

- Về trình tự xét hỏi cần sửa đổi theo hướng quy định khi xét hỏi Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa. Thẩm phán và Hội thẩm yêu cầu hai bên tranh tụng đặt câu hỏi về các nội dung cần làm rõ. Quy định này sẽ xóa bỏ được tình trạng Hội đồng xét xử là chủ thể xét hỏi chính, buộc Kiểm sát viên có trách nhiệm hơn đối với việc buộc tội qua sự chủ động và tích cực xét hỏi để chứng minh, bảo vệ cáo trạng của Viện kiểm sát.

3.2.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất – kỹ thuật trong hoạt đọng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội

Để đảm bảo hiệu quả xét xử và giải quyết các vụ việc dân sự của TAND hai cấp thành phố Hà Nội thì cần phải quan tâm đến việc tăng cường

điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc là một yêu cầu cấp thiết. TAND hai cấp thành phố Hà Nội cần tập trung xây dựng, cải tạo trụ sở, bổ sung trang thiết bị phương tiện làm việc và tăng cường nguồn lực tài chính cho việc ứng dụng cơng nghệ thông tin phục vụ cơng tác của Tịa án, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

- Nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng công tác xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm sở hữu, TAND hai cấp thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Hiện đại hóa các phương tiện làm việc và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử, quy định rõ về việc cấp phát tài liệu và văn bản pháp luật cho Thẩm phán TAND hoặc trang bị cho mỗi Thẩm phán một máy tính cá nhân và phàn mềm lưu trữ văn bản pháp luật được cập nhật định kỳ, để các Thẩm phán có điều kiện thuận lợi trong việc đối chiếu quy phạm và áp dụng pháp luật. Ứng dụng công nghệ thông tin và công tác thụ lý, theo dõi triệu tập những người tham gia tố tụng, cơng tác lưu trữ và cấp phát trích lục bản án sau khi xét xử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường việc cấp tài liệu, sách báo về khoa học pháp lý cho các Thẩm phán và cán bộ, nhất là các tạp chí lý luận chuyên ngành để họ kịp thời nắm bắt được những thành tựu và sự phát triển của khoa học pháp lý trong tình hình mới.

- Trang bị cơ sở vật chất và hiện đại hóa phịng xét xử của các Tịa án nhân dân, đảm bảo cho hoạt động xét xử tại phiên tòa được thuận lợi, an tồn, phịng xét xử phải thể hiện tính trang nghiêm, tạo ra ý thức tin tưởng vào công lý cho những người tham dự phiên tịa. Cơng tác bảo vệ cho Tòa án và các phiên tòa cũng cần phải được chú trọng, tránh tình trạng gây rối tại phiên tòa ảnh hưởng đến sự tơn nghiêm của Tịa án.

- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng kinh phí, phương tiện làm việc để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đúng quy định của pháp luật.

- Rà sốt, sắp xếp, bố trí, chuẩn bị thực hiện các quy định mới về tổ chức phiên tòa bảo đảm đúng quy định, bảo đảm kinh phí, hướng dẫn sử dụng kinh phí trong việc thực hiện tổ chức phiên tòa theo quy định mới cho các Tòa án; thống nhất các quy chuẩn hình thức và trang thiết bị phịng xử án của các Tòa án; từng bước xây dựng phòng xử án thân thiện tại các Tịa án.

- Bố trí kinh phí để may sắm trang phục cho cán bộ, Thẩm phán theo Nghị quyết số 419/2017/UBTVQH14 ngày 11/08/2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Chủ động báo cáo cấp ủy và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội để tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức TAND.

- Bên cạnh việc tăng cường điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất, Nhà nước phải chú trọng đến việc hồn thiện các chế độ chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ Tịa án. Trong thời gian qua, chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ TAND đã được quan tâm, được hưởng phụ cấp ngành, phụ cấp thâm niên để họ yên tâm công tác và đầu tư nhiều thời gian vào công tác chuyên môn.

- Nghề Thẩm phán là một nghề có tính đặc thù riêng, vất vả, khó khăn, phức tạp, chịu nhiều áp lực, có khi cịn gặp những nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Do vậy, cần xây dựng cơ chế bảo vệ đối với Thẩm phán và gia đình họ, xây dựng quy định về chế độ bảo hiểm để họ được bồi thường khi gặp rủi ro trong cuộc sống và trong nghề nghiệp.

Như vậy, hồn thiện chế độ, chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ và tăng cường điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất cho TAND cần sớm được quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm sở hữu ở TAND cấp sơ thẩm.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, tội phạm xâm phạm về sở hữu có nhiều diễn biến phức tạp, bị cáo hoạt động tinh vi, xảo quyệt, táo bạo, trắng trợn và liều lĩnh gây ra hậu quả, tác hại nghiêm trọng cho xã hội, gây tâm lý lo lắng trong quần chúng và ảnh hưởng xấu tới tình hình trật tự xã hội trên địa bàn thủ đơ. Do đó, để phịng ngừa tình hình tội phạm này, cơng tác xét xử của lực lượng Tịa án có vai trị quan trọng, mang tính quyết định đảm bảo mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm về quyền sở hữu được pháp luật nghiêm trị, răn đe và giáo dục ý thức của mọi người dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đáng giá thực trạng hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tội phạm xâm phạm sở hữu của TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã và đang đặt ra như một nhu cầu khách quan.

Thứ nhất, luận văn làm rõ khái niệm, vai trò, ý nghĩa và nguyên tắc xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự trên cơ sở pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận văn chỉ rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 104 - 116)