Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 32)

2.1. Quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.1.1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là việc phân định thẩm quyền giữa các cấp Tịa án căn cứ vào tính chất của vụ án, đối tượng phạm tội và nơi tội phạm được thực hiện.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 dựa vào một số dấu hiệu nhất định của vụ án hình sự để phân định các loại thẩm quyền như sau:

Thứ nhất là thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo vụ việc: Là loại thẩm quyền được phân định giữa các cấp Tòa án với nhau căn cứ vào tính chất của tội phạm.

Thứ hai là thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự theo đối tượng: Là sự phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa TAND và TAQS, cũng như các cấp căn cứ vào đối tượng phạm tội.

Thứ ba là theo thẩm quyền theo lãnh thổ: Là sự phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa các Tòa án với nhau (cùng cấp) căn cứ vào nơi tội phạm thực hiện hoặc nơi kết thúc điều tra tội phạm

Tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003 quy định: “Tòa án cấp huyện và Tòa án quân sự sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ các tội phạm sau đây:

a) Các tội phạm xâm phạm an ninh Quốc gia

b) Các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh c) Các tội quy định tại Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự (BLHS năm 1999)” [14]

Khoản 1 Điều 268 BLTTHS 2015 quy định: “Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hồ bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh; c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[21]

Như vậy có thể thấy, BLTTHS năm 2015 chặt chẽ hơn khi bổ sung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 268 là giới hạn xét xử của TAND cấp huyện đói với các tội phạm được thực hiện ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là TAND cấp tỉnh, TAQS Trung ương phải giải quyết, khắc phục những lúng túng trong khi phân cơng thẩm quyền xét xử vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 32)