Một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và quyền nuôi con nuôi của

Một phần của tài liệu Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật việt nam (Trang 26)

người đồng tính

1.2.1. Quyền ni con ni và quyền được nhận làm con nuôi

1.2.1.1. Nuôi con nuôi và quyền ni con ni của người đồng tính

Gia đình là một mơi trường, là cái nơi ni dưỡng trẻ em để hình thành và phát triển một cách trọn vẹn. Trẻ em cần được sống trong gia đình gốc của mình nhưng vì một số lý do mà trẻ em khơng thể sống chung với gia đình ruột thịt của mình. Vì vậy, các em cần được ni dạy trong một gia đình khác để có thể thay thế gia đình gốc. Việc ni con ni đã tồn tại từ lâu trong xã hội, mang tính nhân đạo sâu sắc khi đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

Dưới góc độ xã hội thì ni con ni là khi một người được người khác nhận làm con nhưng không trực tiếp sinh ra, người nhận con nuôi gọi là cha nuôi, mẹ nuôi.

Dưới góc độ pháp luật, có thể hiểu: Ni con nuôi là việc một người đã trưởng thành hoặc một cặp đôi nhận một hay nhiều trẻ em khơng do mình trực tiếp sinh ra làm con. Việc nhận ni con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ - con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận con ni, người nhận con ni có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con nuôi.

Việc nuôi con nuôi xuất phát hồn tồn từ ý chí tự nguyện của các bên, từ người nhận ni đến trẻ em được nhận nuôi, không phân biệt giới tính và khơng trái với các đạo đức xã hội. Việc ni con ni phải đảm bảo lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi một cách tối ưu nhất, việc nhận nuôi chỉ là biện pháp thay thế gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Xuất phát từ lợi ích của trẻ em được nhận làm con

20

nuôi, việc nuôi con nuôi được coi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con lâu dài, bền vững nhằm mục đích bảo đảm cho con ni được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục, trong mơi trường gia đình. Tất cả các quy định về ni con ni được đưa ra đều nhằm mục đích cơ bản và cao nhất là để bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con ni.

Trên thực tế, có rất nhiều hình thức ni con ni khác nhau như: ni con nuôi trên danh nghĩa, nuôi con nuôi thực tế và ni con ni có đăng kí.

- Ni con nuôi trên danh nghĩa: đây là những trường hợp thường xảy ra

trong cuộc sống. Nuôi con nuôi trên danh nghĩa là việc các bên nhận nhau là cha mẹ nuôi và con nuôi xuất phát từ tình cảm, nhưng khơng gắn với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, khơng nhằm mục đích hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực tế. Các bên có thể đối xử với nhau, gọi nhau là cha mẹ và con, nhưng không ràng buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng nhau trên thực tế. Hai bên thường không sống chung với nhau. Việc nuôi con nuôi này không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, mà chỉ tuỳ thuộc vào tình cảm, sự tự nguyện của các bên, phù hợp với cách ứng xử, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Việc nuôi con nuôi này thường được thực hiện dưới hình thức thoả thuận bằng lời giữa các bên chủ thể. Quan hệ cha mẹ và con trong hình thức này thường chỉ tồn tại trên danh nghĩa, có ý nghĩa đối với hai bên chủ thể, mà khơng có ý nghĩa nhiều lắm đối với những người khác trong gia đình của hai bên, những người xung quanh và xã hội.

- Nuôi con nuôi thực tế là hình thức ni con ni làm hình thành quan hệ

cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con ni, khơng trái với mục đích của việc ni con nuôi và đạo đức xã hội. Người con ni cùng sống trong gia đình cha mẹ ni. Giữa người nhận ni và người được nhận ni có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thật sự. Quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi người xung quanh công nhận. Việc nhận nuôi

21

con ni có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng khơng đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Ni con ni có đăng kí là việc nhận nuôi con nuôi được xác lập về mặt

pháp lý, thông qua sự kiện đăng ký việc nuôi con ni tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với những trường hợp có đăng ký, giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được nhà nước công nhận và bảo vệ.

Ni con ni có đăng kí bao gồm một số đặc điểm cơ bản sau:

- Nuôi con nuôi là một sự kiện hộ tịch: Quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi chỉ phát sinh sau khi việc nuôi con nuôi được đăng ký/được ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi. Cơ quan nhà nước thể hiện ý chí của mình thơng qua hành vi cơng nhận hoặc khơng công nhận việc nuôi con ni trên cơ sở xem xét, đánh giá tính tự nguyện của các bên.

- Nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha mẹ con: Khi việc nuôi con ni được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi, quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi được công nhận và bảo vệ trước pháp luật. Quan hệ cha mẹ và con này có thể thay thế hoặc tồn tại đồng thời với quan hệ huyết thống và được dịch chuyển từ quan hệ huyết thống sang quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đề cập đến hình thức ni con ni mà tại đó, quyền của người đồng tính được bảo vệ cao nhất trong vấn đề nhận ni con ni đó chính là ni con ni có đăng kí và quyền ni con ni có đăng kí của người đồng tính.

1.2.1.2. Quyền được nhận làm con ni của trẻ em

Trẻ em ln là một nhóm chủ thể non nớt, dễ bị tổn thương và được toàn thể cộng đồng quốc tế quan tâm và bảo vệ. Một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật bảo vệ là quyền được sống, được chăm sóc, ni dưỡng trong mơi trường gia đình. Tuy nhiên khơng phải tất cả trẻ em sinh ra đều có cha mẹ và đều may mắn được sống trong mơi trường gia đình. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ em bị

22

bỏ rơi, mồ côi, khuyết tật, sống trong các gia đình nghèo khơng đủ điều kiện ni dưỡng cần một mái ấm gia đình thay thế. Một trong các biện pháp tìm gia đình thay thế đó chính là việc trẻ được nhận làm con ni cho một gia đình thay thế. Gia đình thay thế này s giúp cho trẻ em được sống, được chăm sóc, ni dưỡng; được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu, … được đáp ứng những nhu cầu và được bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.

Việc ni con ni là một hình thức đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên thời kỳ đầu, nuôi con nuôi chủ yếu là biện pháp đảm bảo cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có người tiếp tục mang tên họ cũng như truyền thống của gia đình hoặc ni con ni xuất phát từ những phong tục, tập quán của xã hội mà không phải bản chất là một quy định bảo vệ quyền của trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay dưới sự phát triển của xã hội, cùng với những tiến bộ trong quan điểm, việc ni con ni cịn mang một mục đích lớn lao hơn, đó chính là bảo vệ tốt nhất quyền lợi của trẻ em, mang đến cho trẻ em một gia đình thay thế mà tại đó trẻ được hưởng những quyền lợi mà bản thân vốn được hưởng.

Vấn đề nuôi con ni là một vấn đề mang tính nhân đạo và nhân văn to lớn, tuy nhiên, trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp lợi dụng các quy định nhận nuôi con ni để trục lợi, để bóc lột sức lao động, thậm chí là bn bán,… xâm hại đến quyền và không bảo vệ được lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Chính vì vậy, vẫn có những biện pháp quy định hết sức chặt ch và phù hợp để bảo vệ những quyền, lợi ích này của trẻ được nhận ni.

Như vậy, quyền ni con ni của người đồng tính là quyền của người đồng

tính nhận một hay nhiều trẻ em khơng do mình trực tiếp sinh ra làm con, từ đó phát sinh quan hệ cha, mẹ với đứa trẻ đó, quyền này được pháp luật cơng nhận và bảo vệ.

1.2.2. Quyền ni con ni của người đồng tính theo pháp luật quốc tế

Hầu hết các Văn kiện quốc tế hiện nay đều không trực tiếp quy định về quyền nuôi con nuôi của người đồng tính mà chỉ có các quy định về quyền con người nói chung. Như đã phân tích, quyền ni con ni của người đồng tính được coi là một trong số các quyền hơn nhân gia đình của người đồng tính, quyền con

23

người. Do đó, để tìm hiểu, nghiên cứu về quyền ni con ni của người đồng tính cần tìm hiểu thơng qua các quy định về quyền con người nói chung thơng qua các Văn kiện quốc tế.

a) Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc

Liên Hợp Quốc là một cơ quan đứng đầu về bảo vệ quyền con người. Hiến chương Liên Hợp Quốc đã trở thành một văn kiện quan trọng nhất trong việc nâng cao Luật quốc tế về nhân quyền. Tại hầu hết các quy định trong Hiến chương có liên quan đến quyền con người thì hầu hết đều đề cập đến vấn đề về bình đẳng, bình đẳng về giới, bình đẳng về tơn giáo và bình đẳng về dân tộc. Tuy nhiên, trong Lời mở đầu của Hiến chương có nêu “quyền bình đẳng giữa nam và nữ, ở quyền bình đẳng giữa các quốc gia lớn và nhỏ”, hay tại Điều 1 của hiến chương quy định “khuyến khích phát triển sự tơn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tơn giáo”. Nếu xét trong khía cạnh bình đẳng giới và quan điểm của các quốc gia về vấn đề này, thì quy định “bình đẳng giữa nam và nữ” được hiểu theo rất nhiều ý khác nhau. Nhóm các nước nhìn nhận đồng tính nhưng khơng có pháp luật bảo vệ thì hiểu rằng quyền bình đẳng trên là bình đẳng giữa nam và nữ đơn thuần. Cịn nhóm nước nhìn nhận đồng tính và có pháp luật bảo vệ lại cho rằng quyền bình đẳng trên là bao gồm nam, nữ và cả xu hướng đồng tính. Chính điều đó gây nên những tranh cãi có liên quan đến quyền của người đồng tính, đặt ra yêu cầu Liên Hợp Quốc phải có những quy định trực tiếp về quyền này của người đồng tính.

Tháng 6 năm 2011, Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc đã thông qua Nghị quyết khẳng định: “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng

tình dục như thế nào”, đây chính là một bước ngoặt quan trọng trong việc công

nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính. Đến ngày 7 tháng 3 năm 2012, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên tồn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người LGBTI. Đây là những động thái vô cùng mạnh m của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh ủng hộ đối với vấn đề LGBTI, giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên

24

xu hướng tính dục và bản dạng giới, đồng thời khẳng định đồng tính chỉ là một xu hướng tính dục như bao xu hướng khác (dị tính, song tính, vơ tính,…) và góp phần xua đuổi quan niệm nặng nề tại các nước trên thế giới về cộng đồng đồng tính.

b) Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được công nhận bởi Liên Hợp Quốc. Tuyên ngôn này là công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên tập trung vấn đề nhân quyền. Tuyên ngôn này được xem như tiêu chuẩn cho mỗi quốc gia, tổ chức cá nhân sử dụng để đánh giá sự tôn trọng tự do và nhân quyền. Tuyên ngôn này được xem như là thành phần trung tâm của tập quán pháp quốc tế và có l vẫn cịn được quy định bắt buộc cho mỗi quốc gia.

Ngay tại Điều luật đầu tiên, Tuyên ngôn đã nhắc đến quyền của người đồng tính nói riêng và quyền con người nói chung như một lời tuyên bố bất hủ “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và công bằng về quyền và nhân phẩm”. Hay tại Điều 2 Tuyên ngôn đã ngăn cấm các quốc gia có sự định kiến cá nhân chống lại những cá nhân khác, căn cứ vào các tiêu chuẩn sau “… như chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, chính trị, hoặc các chính kiến và quan niệm khác, quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc bất cứ thân trạng nào khác”.

Tại quy định này, có thể hiểu giới tính bao gồm những người có giới tính sinh học là nam và nữ, điều này đồng nghĩa với việc bao gồm tất cả những người đồng tính, dị tính, song tính và vơ tính khác. Bên cạnh đó, Tun ngơn này diễn tả một vấn đề khác đó là “thân trạng khác” cũng là một dạng được bảo vệ. Điều này có thể hiểu theo hướng, đồng tính có thể được lý giải như một loại “thân trạng khác” tồn tại song song với những người có xu hướng tính dục dị tính khác, và đồng tính cũng được coi là một dạng được bảo vệ trong Tuyên ngôn này. Cũng trong tuyên ngôn này, từ “mọi người” được lặp lại nhiều lần trong hầu hết các quy định, ngoài ra các cụm từ như “sự tự do”, “không phân biệt đối xử” và “các quyền về sự công bằng” được sử dụng để coi như những quyền gắn liền với mọi cá nhân. Do đó, quy định tại Điều 2 Tuyên ngôn này quy định ngăn cấm tất cả các trường hợp phân biệt về giới tính, vi phạm quyền bình đẳng của người đồng tính với với những chủ thể khác.

25

Tuy nhiên, cũng như các vấn đề mà Hiến chương Liên hợp quốc gặp phải, nhóm những nước khơng ủng hộ việc hợp pháp hóa các quyền của người đồng tính, đã đưa ra một Điều luật được coi như một giới hạn của cộng đồng người đồng tính để bảo vệ quan điểm của mình. Điều 29 của Tuyên ngôn đã nêu:

Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những địi hỏi chính đáng về ln lý, trật tự cơng cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ. Đây được coi là một trong số những căn cứ tiêu biểu để phản đối việc hợp pháp hóa quyền hơn nhân gia đình của người đồng tính nói chung và quyền ni con ni của người đồng tính nói riêng, bởi những quyền lợi của người đồng tính là khơng phù hợp với quan điểm về tơn giáo, đạo đức cũng như chính trị tại các quốc gia đó. Và để phản bác lại nhóm các quốc gia có quan điểm này, nhóm các quốc gia

Một phần của tài liệu Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)