Thực trạng nhu cầu về quyền ni con ni của người đồng tính tạ

Một phần của tài liệu Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật việt nam (Trang 48)

2.1. Thực trạng nhu cầu về quyền ni con ni của người đồng tính tại Việt Nam Việt Nam

Ở Việt Nam chưa từng có thống kê nào được thực hiện trên quy mô cả nước hoặc một vùng nào đó về số lượng hay tỉ lệ người đồng tính trong dân chúng, cũng như những khía cạnh về kinh tế, xã hội, văn hóa, sức khỏe của người đồng tính. Theo báo cáo khoa học từ tổ chức WHO của Liên hợp quốc, khoảng 3% dân số có thiên hướng đồng tính. Nếu như tỉ lệ này áp dụng ở Việt Nam thì cả nước có khoảng gần 3 triệu người đồng tính.

Một nghiên cứu của Viện iSEE thực hiện vào tháng 08 năm 2019 nghiên cứu với 5999 người đồng tính với 79.8% người có giới tính sinh học là nữ, 20.2% người có giới tính sinh học là nam. Khi được hỏi về tình trạng sống chung cùng giới hiện nay, 26.8% số người hiện trong quan hệ cùng giới cho biết họ đang sống chung với người yêu/bạn đời, 14.4% cho biết họ đã từng sống chung trong quá khứ, và 58.7% cho biết họ chưa từng sống chung với người yêu hiện tại của mình [39, tr.26].

Trong tổng mẫu, có 3.2% số người trả lời cho biết hiện đang có con (47 trường hợp). Trong số những người hiện đang có con, 12 người cho biết họ nhận con nuôi (9 trường hợp nhận 1 con nuôi, 3 trường hợp nhận 2 con nuôi), 16 người cho biết hiện họ sống cùng con đẻ của bạn đời/người yêu của mình, 19 người cho biết họ có con riêng [39, tr.36].

Với những người hiện đang có người yêu cùng giới mà chưa có con, khi được hỏi về mong muốn có con trong tương lai, có đến 62.9% cho biết họ mong muốn có con, 28.2% cho biết họ chưa tính đến việc này (đa phần do thuộc nhóm tuổi trẻ), và 9% cho biết họ khơng mong muốn có con [39, tr.38]. Có thể thấy, nhu cầu có con, có con ni chung là rất lớn, trong số 16 mẫu phỏng vấn sâu bao gồm 10 người đồng tính nữ và 6 người đồng tính nam cũng cho ra kết quả 13/16 người đã có con và mong muốn có con trong tương lai.

42

Biểu đồ 2.1. Mong muốn có con của người đồng tính

Vấn đề con cái là vấn đề đặc biệt được quan tâm đối với những cặp đôi đã yêu, sống chung với nhau và đối với cả người đồng tính độc thân. Trước hết, việc có con, có con chung s mang lại niềm vui, sự hạnh phúc cho cặp đôi đồng tính và gia đình hai bên. Giống như các gia đình dị tính khác, con cái chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, chính các con số đã được thống kê ở trên đã thể hiện điều đó. Với những người độc thân việc có con cũng làm họ giảm bớt những cô đơn, mệt mỏi. Nuôi con hoặc nhận con nuôi khơng chỉ vì lợi ích của người đồng tính mà cịn vì mục đích mang đến cho trẻ một mơi trường sống tốt, mang đến cho trẻ một gia đình thực sự, nơi trẻ được quan tâm, chăm sóc. Tuy nhiên, từ việc mong muốn có con, ni con ni đến việc hiện thực hố việc có con trong tương lai là một hành trình rất dài mà trên đó người đồng tính gặp rất nhiều rào cản.

Từ sau khi hai đứa mình về sống chung với nhau, chúng mình lại càng muốn có con, có thể là con của mình hoặc bạn đấy, hoặc có thể là chúng mình nhận ni một em bé cũng được. Mình thấy chúng mình cũng giống những người khác thơi, cũng muốn có con để vui vẻ, nhiều khi đi làm về mệt mỏi nhà có thêm đứa trẻ con nữa cũng vui, cũng coi như có cái gì đó gắn kết hai đứa lại với nhau hơn (N.T.Đ, Thái Nguyên, 30 tuổi).

Các hình thức hiện tại người đồng tính có con bao gồm: có con riêng với vợ, chồng dị tính, nhận ni con ni, thụ tinh nhân tạo hay mang thai hộ. Hình thức

43

thụ tinh nhân tạo hoặc mang thai hộ trên thực tế có rất ít các trường hợp bởi thủ tục để thụ tinh nhân tạo rất phức tạp, và đối với phương pháp mang thai hộ thì rất ít trường hợp đáp ứng điều kiện để thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà chủ yếu là vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất hiện nay chính là đã có con với vợ, chồng trước đó, nhận ni con nuôi (bao gồm nhận nuôi con nuôi với con riêng của đối tác đồng tính, hoặc nhận ni trẻ khơng có quan hệ huyết thống với bất kì ai trong cặp đơi đồng tính). Nhận con ni là hình thức được phần lớn người đồng tính lựa chọn, đầu tiên là để tránh gặp phải những khó khăn trong việc sinh con, hay các thủ tục liên quan đến thụ tinh nhân tạo, xin/cho trứng/tinh trùng, hay mang thai hộ. Bên cạnh đó, việc ni con ni cũng là việc làm rất ý nghĩa đối với trẻ em và xã hội.

Cũng trong báo cáo khảo sát này của Viện iSEE, vấn đề mà những người có con băn khoăn trăn trở và thường xuyên gặp phải nhất trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái được họ nhắc đến là sự kỳ thị của xã hội với người LGBTI có thể khiến tác động tiêu cực đến con của họ (41.3%). Có đến 34.8% cho biết họ gặp vấn đề về việc giám hộ và đại diện pháp lý cho con, 26.1% cho biết họ gặp khó khăn trong việc đưa tên của bạn đời cùng giới vào giấy khai sinh cho con, 23.9% gặp khó khăn trong các thủ tục đăng ký nhận nuôi con chung với bạn đời cùng giới [39, tr.37].

44

Với những người khơng mong muốn có con trong tương lai, lý do chủ yếu của lựa chọn này được xác định là sự không/chưa sẵn sàng về tâm lý để làm cha mẹ (56.7%). Các lý do khác bao gồm: lo ngại con khơng được xã hội chấp nhận do có hai bố hoặc hai mẹ (35.4%), lo ngại những vấn đề về giấy tờ pháp lý cho con (37%), không đủ điều kiện kinh tế để đảm bảo ni dạy con (22%). Ngồi ra, một số người (27.6%) cho biết lý do đơn giản là khơng muốn có con, khơng thích trẻ con [39, tr.38].

Biểu đồ 2.3. Lý do khơng muốn có con của người đồng tính

Trong số 16 người tiến hành phỏng vấn sâu, có 03 người chưa có ý định có con, theo đó những người này cũng đang gặp một số khó khăn như chưa đủ điều kiện chăm sóc con, điều kiện về kinh tế, tâm lý làm cha mẹ,…

Có rất nhiều khó khăn mà người đồng tính cần đối mặt khi có nhu cầu nhận ni con ni. Bên cạnh các yếu tố về khả năng tài chính, người đồng tính càng lo ngại hơn là những khó khăn, trở ngại về mặt tâm lý và quy định của pháp luật. Người đồng tính, trẻ em được ni dưỡng bởi người đồng tính phải đối diện với những sự kì thị của xã hội, thậm chí bởi chính gia đình, người thân của mình.

Quyết định ni con hai đứa cũng đắn đo, suy nghĩ nhiều lắm. Lúc đầu thì lo là khơng biết có đủ tiền để chăm con khơng, giờ hai đứa sống với nhau thế này kinh tế không lo lắng lắm, nhưng giờ nuôi thêm một đứa trẻ nữa, cũng nhiều chi phí phát sinh lắm nên kinh tế cũng phải cân nhắc. Mà lo kinh tế xong lại lo là nếu mình ni nó, nó có bị bắt nạt khơng, rồi

45

mọi người nhìn nhận, đánh giá con mình như thế nào, rồi chỉ sợ nó tủi thân thơi (Đ.M.N, Nam Định, 31 tuổi).

Bên cạnh đó, những rắc rối về quy định của pháp luật liên quan đến quy định về ni con ni của người đồng tính. Trong số 16 người được phỏng vấn sâu, có 7/16 người đã có trải nghiệm đăng kí ni con ni thực tế. Theo đó, nhiều người đồng tính có nhu cầu nhận con ni nhưng thường gặp khó khăn liên quan đến thủ tục pháp lý để nhận con, cũng như khó khăn trong việc đăng kí giám hộ cho con. Chính vì vậy, bên cạnh việc đăng kí nhận nuôi con nuôi theo quy định pháp luật, nhiều người lựa chọn một hình thức ni con khác dễ dàng hơn, đó chính là ni con ni mà khơng tiến hành thủ tục đăng kí nhận ni con ni. Vẫn có quan hệ ni dưỡng, chăm sóc đối với trẻ trên thực tế, nhưng người đồng tính và trẻ được nhận ni khơng phát sinh bất kì quan hệ pháp luật nào, đồng nghĩa với việc các quan hệ phát sinh giữa người đồng tính và trẻ được nhận nuôi s không được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Ban đầu mình cũng lên mạng đọc đấy, xong cũng thử lên phường đăng kí nhận con của anh H làm con ni xem sao. Mình cũng muốn pháp luật cơng nhận để mình có thể được coi như một người cha thực sự của bé. Nhưng nói thật là thử đăng kí thấy khó khăn với rắc rối q nên thơi, mình vẫn sống cùng bé, cùng anh bạn của mình ni bé thơi, tại thủ tục khó quá mà (P.V.M, TP. Hà Nội, 34 tuổi).

2.2. Thực trạng pháp luật về quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, về cơ bản người đồng tính có các quyền như các đối tượng khác trong xã hội. Các quyền của người đồng tính được pháp luật tơn trọng và bảo vệ. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Như vậy theo Hiến pháp năm 2013, quyền bình đẳng trước pháp luật, khơng bị phân biệt đối xử được áp dụng cho tất cả mọi người, khơng có phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, đồng nghĩa với người

46

LGBTI nói chung và người đồng tính nói riêng hồn tồn bình đẳng với những người khác trong xã hội.

Trên thực tế, pháp luật Việt Nam khơng có bất kì quy định nào hạn chế quyền của người đồng tính khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận nguyên tắc: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ l do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản” (khoản 1, Điều 3). Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng ghi nhận một số quyền của người đồng tính như: Quyền sống, quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33), Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34), Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38), ...

Tuy khơng có những quy định cụ thể chứa đựng đầy đủ những cơ sở pháp lý để có thể bảo vệ quyền lợi của người đồng tính, tuy nhiên pháp luật Việt Nam quy định theo hướng dần công nhận, thừa nhận quyền của người đồng tính bình đẳng với các chủ thể khác trong pháp luật. Bên cạnh đó, người đồng tính tại Việt Nam dần được xã hội thừa nhận, đặc biệt, người đồng tính tại Việt Nam khơng phải chịu những quy định hà khắc, phân biệt đối xử như một số quốc gia trên thế giới, không bị chịu những quy định như cấm hiện tượng đồng tính, bỏ tù hay tử hình người đồng tính hoặc người có quan hệ đồng tính.

2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền ni con ni của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam

Theo góc độ pháp lý:

Ni con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa những người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi (Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010).

Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010:

Cha mẹ nuôi là người nhận nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, Con ni là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con ni được cơ quan có thẩm quyền đăng ký.

47

Cũng như quy định của các quốc gia về nuôi con ni thì việc ni con ni là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm trẻ em được u thương, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trong mơi trường gia đình thay thế. Nếu như quan hệ pháp luật giữa cha mẹ đẻ và con đẻ được căn cứ vào sự kiện sinh đẻ, huyết thống thì quan hệ pháp luật giữa cha mẹ ni và con nuôi được căn cứ dựa vào sự kiện nuôi dưỡng. Việc xác lập quan hệ cha mẹ con căn cứ vào sự kiện nuôi dưỡng này s làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi và việc ni con ni chỉ có giá trị pháp lý khi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong nước. Các nghi thức nhận nuôi con nuôi khác (như giấy tờ viết tay giữa cha mẹ đẻ cho con đẻ của mình làm con ni người khác hay người nhận con nuôi lập đàn lễ cúng tế tổ tiên về việc nhận con nuôi hoặc nhặt được trẻ bị bỏ rơi thì mang về nuôi mà … không khai báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) đều khơng có giá trị pháp lý và khơng được Nhà nước công nhận, giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con ni khơng có các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật.

- Mục đích ni con ni

Hiện nay mục đích ni con ni đã thay đổi nhằm bảo vệ tối đa quyền của trẻ được nhận nuôi, tất cả các quy định pháp luật về nuôi con ni được đưa ra đều nhằm mục đích cơ bản và cao nhất là để bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi

Tại Điều 2 Luật nuôi con ni năm 2010 đã quy định mục đích việc ni con ni là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con ni được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong mơi trường gia đình.

- Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 4 Luật ni con ni năm 2010 thì ngun tắc đầu tiên phải là tôn trọng quyền của trẻ được sống trong gia đình gốc, đồng thời đảm

48

bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con ni và người nhận con ni, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chỉ khi nào khơng thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước mới được cho trẻ làm con ni ở nước ngồi.

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam đã quy định về người có quyền nhận ni con nuôi là một người độc thân hoặc của hai người là vợ chồng. Khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định: “Một người chỉ được làm con nuôi của

một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Người nhận con ni, có

thể là một cặp vợ chồng có quan hệ hơn nhân hợp pháp, cũng có thể là người độc thân (nam hoặc nữ) có đủ điều kiện ni con ni theo quy định của pháp luật, có quốc tịch Việt Nam hoặc khơng có quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, đặt quyền ni con ni dưới góc độ quyền của người đồng tính, có thể thấy cặp đơi đồng tính rất khó tiếp cận quyền này. Để tập trung phân tích, đánh giá về vấn đề này, luận văn tập trung phân tích, tiếp cận quyền ni con ni của người đồng tính dưới 02 góc độ: quyền của cá nhân đồng tính và quyền của cặp đơi đồng tính (cặp đơi sống chung như vợ chồng).

2.2.1.1. Pháp luật về quyền ni con ni của người đồng tính tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam nói chung và quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010

Một phần của tài liệu Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)