Sửa đổi quy định của Luật HNGĐ năm 2014

Một phần của tài liệu Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật việt nam (Trang 90 - 92)

3.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về quyền ni con nuôi của ngườ

3.2.1. Sửa đổi quy định của Luật HNGĐ năm 2014

Theo quy định pháp luật hiện hành, một người chỉ được làm con nuôi của một người đồng thân hoặc một cặp vợ chồng. Dù pháp luật không công nhận quyền kết hơn của các cặp đơi đồng tính nhưng trên thực tế thì họ vẫn đang sinh sống với nhau, từ đó phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản và về con cái. Do đó, để ghi nhận quyền của cặp đơi đồng tính khi nhận ni con ni là cơng nhận quyền kết hơn của người đồng tính hoặc cơng nhận một hình thức khác về sống chung giữa những người đồng tính.

Cơng nhận quyền kết hơn giữa những người đồng tính khơng đơn thuần chỉ để hợp thức hóa quyền ni con ni của người đồng tính mà cịn có ý nghĩa cơng nhận người đồng tính có đầy đủ các quyền và có quyền hồn tồn bình đẳng so với các cá nhân khác. Quyền con người của người đồng tính phải được Nhà nước, xã hội và gia đình tơn trọng và bảo đảm thực hiện. Do đó, quy định Nhà nước khơng thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật HNGĐ 2014 cần được cân nhắc sửa đổi.

Thay vào đó, cần quy định theo hướng công nhận quyền kết hôn giữa những người đồng tính hoặc một hình thức sống chung có đăng kí được pháp luật cơng nhận và bảo vệ. Khi quyền này của người đồng tính được cơng nhận thì người đồng tính được cơng nhận các quyền hơn nhân gia đình tương đương với các cặp đơi dị tính khác, lúc này quyền ni con nuôi cũng là một trong số các quyền mà người đồng tính được cơng nhận theo quy định của pháp luật.

84

Hơn nhân đồng tính là hơn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học. Quy định cơng nhận hơn nhân đồng tính đồng nghĩa với việc cơng nhận các cặp đơi đồng tính khi kết hơn có đầy đủ các quyền hơn nhân và gia đình như các cặp đơi dị tính khác nói chung, cũng có quyền ni con ni nói riêng. Cần cơng nhận hôn nhân đồng giới đầy đủ và ngang bằng với hôn nhân của những người khác giới vì đồng tính luyến ái là hiện tượng bẩm sinh, nhu cầu kết hơn của người đồng tính là một nhu cầu tự nhiên giống như những người dị tính (có xu hướng tính dục khác giới). Việc cấm kết hơn có thể tiếp tục dẫn tới sự kỳ thị, người đồng tính dễ có những suy nghĩ hoặc hành động tiêu cực cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, với bối cảnh xã hội hiện nay, rất khó để ngay lập tức cơng nhận quyền kết hơn của những người đồng tính mà cần phải có một lộ trình phù hợp với điều kiện văn hố xã hội tại Việt Nam.

Có một giải pháp đưa ra là, trước mắt, luật chưa công nhận quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính theo thủ tục kết hôn của những cặp khác giới nhưng có thể cơng nhận bằng hình thức "kết hợp dân sự" hoặc "quan hệ đối tác chung nhà" như kinh nghiệm một số nước trên thế giới; tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái (nếu có) từ việc chung sống giữa những người này. Ở một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ,chung sống có đăng ký, hoặc kết hợp dân sự là một hình thức tương tự như hơn nhân, áp dụng riêng cho các cặp đơi cùng giới tính. Các cặp đơi này đăng ký với cơ quan nhà nước để hợp pháp hóa việc chung sống với nhau và hưởng các quyền, nghĩa vụ tương tự như hôn nhân của các cặp khác giới. Quyền của người đồng tính trong kết hợp dân sự tuy chưa thể được bảo vệ ở mức cao như quyền kết hôn của người đồng tính. Tuy nhiên nhìn nhận khách quan thì kết hợp dân sự, chung sống có đăng ký vẫn là một bước tiến và nỗ lực của các quốc gia để bảo vệ quyền hợp pháp cho người đồng tính.

Trong Hội nghị tham vấn công chúng về dự thảo Luật HNGĐ tại TP.HCM do Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào ngày 10/3/2014, có một số ý kiến cho rằng: khoản 2, Điều 8 dự thảo luật nên sửa lại là: “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cho phép họ được kết hợp dân sự”; Điều 16 cũng nên thiết kế lại, quy định về quyền nhân thân và tài sản của những người đồng tính kết hợp dân sự với nhau.

85

Tuy nhiên, Điều 36 Khoản 1 Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc hôn nhân là "một vợ - một chồng, vợ chồng bình đẳng", do vậy nếu quy định về kết hơn đồng tính hay kết hợp dân sự thì s là trái với Hiến pháp Việt Nam, bởi kiểu chung sống này s khơng có ai là vợ hoặc chồng. Do đó, muốn quy định quyền liên quan đến hơn nhân của người đồng tính cần cân nhắc xem xét sửa đổi một số quy định có liên quan để có những quy định pháp luật thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật việt nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)