3.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về quyền ni con nuôi của ngườ
3.2.3. Sửa đổi Bộ Luật Dân sự năm 2015
- Sửa đổi quy định về quyền được giám hộ:
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Người được giám hộ có thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Có thể thấy, thơng qua việc giám hộ, người giám hộ có thể thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho trẻ hoặc thậm chí là ni dưỡng trẻ. Theo quy định của pháp luật thì giám hộ bao gồm giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.
Theo quy định của Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là những người có quan hệ huyết thống như
89
anh ruột, chị ruột, ơng, bà, bác, chú, cậu, cơ, dì đáp ứng điều kiện giám hộ.. Theo đó, trường hợp quy định về người giám hộ đương nhiên thì ln quy định người giám hộ này là những người họ hàng, có mối quan hệ huyết thống với người được giám hộ mà không quy định với chủ thể khác. Do đó, những người dù khơng phải là “người thân thích” của trẻ theo định nghĩa của pháp luật nhưng lại là người có quan hệ gần gũi và có điều kiện chăm sóc trẻ tốt nhất (ví dụ như ở cùng trẻ và chăm sóc trẻ trên thực tế) rất khó có khả năng trở thành người giám hộ của trẻ. Nếu trong trường hợp cặp đơi đồng tính sống cùng nhau và một người là cha, mẹ (cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ ni) nhưng khơng có điều kiện chăm sóc trẻ (do đi cơng tác dài ngày hoặc đang trong q trình điều trị), thì người cịn lại khơng phải là cha hoặc mẹ của trẻ dưới góc độ pháp lý s khơng thể tiến hành chăm sóc, bảo vệ, xử lý các vấn đề khác phát sinh với trẻ được. Theo đó, trong một ví dụ cụ thể về trẻ em được một cặp đơi đồng tính nữ ni dưỡng, trong đó một cá nhân là mẹ đẻ của trẻ, nếu người mẹ đẻ vì một lý do nào đó mà khơng có đủ điều kiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ thì “người mẹ thứ hai” s khơng thể trở thành người giám hộ đương nhiên cho đứa con mà mình vẫn ni dưỡng, chăm sóc. Có thể thấy rằng các quy định về giám hộ của Bộ Luật Dân sự được thiết kế dựa trên quan niệm truyền thống vốn coi trọng quan hệ máu mủ hơn là quan hệ ni dưỡng, chăm sóc thực tế (đối với đứa trẻ cần được giám hộ). Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp, những người thân thích khi giám hộ trẻ không thực hiện tốt việc giám hộ của mình, khơng quan tâm chăm sóc trẻ, trong khi cùng lúc đó người có quan hệ ni dưỡng, chăm sóc, có nguyện vọng được chăm sóc, giám hộ trẻ lại không được pháp luật công nhận.
Trường hợp khơng có người giám hộ đương nhiên (có thể khơng có người thân hoặc có người thân nhưng người thân khơng đủ điều kiện làm giám hộ) thì UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ. Và trong trường hợp này, UBND xã, phường, thị trấn thường có xu hướng chỉ định người giám hộ là các tổ chức xã hội, các pháp nhân có hoạt động liên quan đến chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em chứ khơng chỉ định cho người đồng tính cịn lại trong cặp đơi đồng tính.
90
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thủ tục cử người giám hộ chỉ được tiến hành khi trẻ khơng có cha mẹ; hoặc có cha mẹ nhưng cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng ni dưỡng, chăm sóc trẻ; và trẻ khơng có người thân thích đủ điều kiện để làm giám hộ đương nhiên của trẻ. Như vậy, người cha, mẹ thứ hai của trẻ rất khó có cơ hội trở thành người giám hộ của trẻ. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam quy định việc đăng ký được thực hiện sau khi một người được cử làm người giám hộ và người này s chỉ được cấp Quyết định công nhận người giám hộ sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký giám hộ và cơ quan có thẩm quyền xét thấy người đó đã đủ điều kiện để trở thành người giám hộ. Tuy nhiên, tương tự với quy định về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi, quy định về điều kiện của người giám hộ là người “có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ” thì pháp luật chưa thực sự đưa ra các tiêu chí cụ thể về “đạo đức tốt” hay “điều kiện cần thiết”. Việc giải quyết đăng ký làm người giám hộ cho trẻ s phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên thực tế. Do đó, việc đăng ký làm người giám hộ của trẻ đối với người đồng tính cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Do đó, pháp luật về giám hộ cần điều chỉnh theo hướng cơng nhận người có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng thân thiết với trẻ như người nhà có thể trở thành người giám hộ đương nhiên (như “người thân thích”) của trẻ hoặc được ưu tiên chỉ định theo đề xuất của cha hay mẹ của trẻ, chỉ quy định như vậy mới bảo đảm trẻ được sống cùng và hưởng sự chăm sóc của những người thực sự yêu thương và có điều kiện kinh tế để chăm sóc và ni dưỡng trẻ, có thể là người có hoặc khơng có mối quan hệ huyết thống với trẻ.
- Quyền được có người đại diện theo pháp luật:
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì đại diện có thể bao gồm việc đại diện theo pháp luật của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc của người giám hộ đối với người được giám hộ. Tuy nhiên, pháp luật lại khơng có quy định về uỷ quyền việc đại diện theo pháp luật. Điều này có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của trẻ khi cha, mẹ hoặc người giám hộ khơng thể thực hiện nghĩa vụ chăm sóc đối với trẻ nhưng cũng không thể ủy quyền việc đại diện theo pháp luật cho cá nhân nào
91
khác. Tại Dự thảo Bộ luật dân sự năm 2015 có một quy định về việc “đại diện lại”, theo đó do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng đại diện lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cho bên được đại diện không thể đạt được, cha mẹ hay người giám hộ là người đại diện có thể xác lập, thực hiện hành vi đại diện thông qua cá nhân hoặc pháp nhân khác theo chế định đại diện lại. Tuy nhiên quy định này không được đưa vào Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, có thể xem xét việc đưa quy định này vào Bộ Luật dân sự, coi đây là một giải pháp giúp bảo vệ quyền được có người đại diện theo pháp luật của trẻ trong trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ khơng có điều kiện chăm sóc trẻ. Đặc biệt trong trường hợp các cặp đơi cùng giới tính sống chung, hai người đều có thể cùng chăm sóc, đại diện cho trẻ.