1.3. Quy định về quyền nuôi con nuôi của người đồng tính tại một số
1.3.1. Quyền ni con ni của người đồng tính tại Hoa Kỳ
Người đồng tính và những nhà hoạt động về quyền con người, quyền của người đồng tính đã phải đấu tranh rất nhiều trong một thời gian dài để đạt được sự công nhận của pháp luật.
Đến năm 2016, Mississippi là bang duy nhất của Hoa Kỳ khơng có quyền nhận con ni chung hợp pháp cho các cặp LGBTI Bộ luật Quan hệ Gia đình của Mississippi quy định: "Việc nhận con nuôi của các cặp cùng giới bị cấm". Một vụ kiện đã xảy ra bởi bởi bốn cặp đồng tính ở Mississippi vào tháng 8 năm 2015 để đơn lên òa án Quận Liên bang để chống lại quy định này, tìm cách tuyên bố đạo luật này là vi hiến. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2016, Thẩm phán Daniel P. Jordan III đã
37
ban hành lệnh sơ bộ hủy bỏ lệnh cấm của Mississippi đối với các cặp đồng tính nhận con nuôi, phán quyết rằng lệnh cấm vi phạm Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng, đồng thời, Tịa án Quận Liên bang đã hủy bỏ lệnh cấm của Mississippi đối với việc nhận con ni của các cặp đồng tính.
Tại bang Idaho, năm 2013 một cặp đồng tính nữ, kết hơn ở California nhưng hiện đang sống ở Idaho, đã nộp đơn xin cha mẹ thứ hai làm con nuôi. Một thẩm phán bang đã bác đơn với lý do Idaho không công nhận cuộc hôn nhân của họ. Khi kháng cáo, Tịa án Tối cao Idaho nhất trí hủy bỏ phán quyết của thẩm phán vì Idaho khơng có lệnh cấm cụ thể theo luật định đối với việc nhận cha mẹ thứ hai chưa kết hôn.
Đặc biệt, tại New York một phán quyết của tòa án vào tháng 10 năm 2012 trong một vụ tranh chấp quyền nuôi con giữa hai người phụ nữ trong một mối quan hệ đồng giới đã trao quyền nuôi con cho cha mẹ nuôi chứ không phải cho mẹ ruột. Theo đó, trong vụ kiện tranh chấp quyền ni con nuôi chung giữa Allison Scollar và Brook Altman. Thẩm phán đã trao quyền cho người mẹ ni vì cho rằng người mẹ ni có thể chăm sóc con tốt hơn mẹ đẻ, và một người mẹ ruột khơng có nghĩa là được ưu tiên hơn cha mẹ nuôi. Điều này chỉ ra rằng, pháp luật không chỉ bảo vệ quyền ni con ni của người đồng tính, pháp luật cịn đề cao bảo vệ quyền của trẻ hơn trong mọi trường hợp.
Hiện nay, quyền ni con ni của người đồng tính được hợp pháp ở cả 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ, luật liên quan đến cặp đơi đồng tính nhận con ni khác nhau theo từng tiểu bang. Một số bang trao tồn quyền nhận con ni cho các cặp đồng tính, trong khi những bang khác cấm nhận con ni đồng tính hoặc chỉ cho phép một người trong mối quan hệ đồng giới nhận con đẻ của người kia. Tuy nhiên, thực tế những người LGBTI và các cặp đồng tính vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử khi thực hiện quyền ni con ni của mình.
1.3.2. Quyền ni con ni của người đồng tính tại Pháp
Tại Pháp, sau khi Luật số 2013-404 quy định cơng nhận hơn nhân đồng tính có hiệu lực vào ngày 17 tháng 5 năm 2013, người đồng tính có thể nhận con ni một cách hợp pháp. Đạo Luật này là một trong những cam kết của Tổng thống Francois Hollande khi ông vận động tranh cử năm 2012, nằm trong chương trình
38
gia tăng quyền hơn nhân đồng tính và cho phép họ xin con về nuôi. Ngày 12 tháng 2 năm 2013, các nhà làm luật ở Hạ viện thơng qua đề luật 2013-404, theo đó các cặp đồng tính được quyền lấy nhau hợp pháp cũng như được xin con về nuôi. Ðạo luật được thông qua với tỉ số 329 thuận trên 229 phiếu chống, với 10 phiếu khiếm diện. Sau đó chỉ chờ quyết định ở Thượng viện trước khi chính thức trở thành luật.
Theo quy định của Bộ Luật này những điều kiện về kết hơn, ni con ni của người đồng tính được thực hiện tương tự như đối với người dị tính khác. Luật này bao gồm 05 chương, trong đó đặc biệt tại Chương 2 (từ Điều 7 đến Điều 9) về các quy định liên quan đến việc nhận con ni và duy trì mối quan hệ với đứa trẻ. Luật này dẫn chiếu đến các quy định về hôn nhân gia đình trong Bộ luật dân sự Pháp trong đó cơng nhận “Hôn nhân là giao kết được thực hiện bởi hai người đồng
tính hoặc khác giới tính” (Điều 143 Bộ Luật Dân sự Pháp).
Điều kiện để nhận con nuôi là hai vợ chồng hợp pháp (đã kết hôn trên 02 năm), hoặc bất kì ai trên 28 tuổi đều có thể nhận con nuôi (Điều 343, Điều 343-1 Bộ luật dân sự Pháp); người nhận con nuôi phải lớn hơn trẻ được nhận ni ít nhất 15 tuổi, trong một số trường hợp thì độ tuổi chênh lệch này có thể thấp hơn (Điều 344; Điều 345 Bộ luật dân sự Pháp).
Cũng theo quy định của 2 luật trên thì người đồng tính hồn tồn có quyền nhận con đẻ của người vợ, chồng của mình hoặc nhận con khơng có quan hệ huyết thống với một trong hai người làm con nuôi chung.
1.3.3. Quyền nuôi con ni của người đồng tính tại Đài Loan
Vào ngày 24 tháng 5 năm 2017, Bộ Tư pháp Đài Loan đã ra phán quyết rằng luật hôn nhân hiện hành là vi hiến và các cặp đồng tính nên có quyền kết hơn. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2019, Viện lập pháp đã thơng qua dự luật hơn nhân đồng tính, cơng nhận hơn nhân cho các cặp đồng tính. Dự luật đã được Tổng thống Tsai Ing- wen ký thành luật vào ngày 22 tháng 5 và có hiệu lực vào ngày 24 tháng 5. Đài Loan đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á cơng nhận hơn nhân đồng tính.
Quyền của người LGBTI ở Đài Loan được coi là tiến bộ nhất ở châu Á tuy nhiên, ở một số khía cạnh những quyền này cịn khá dè dặt và hạn chế so với các quốc gia tại Châu Âu và Châu M . Các cặp đồng tính có thể nhận con nuôi một
39
cách hợp pháp. Tuy nhiên, họ chỉ có thể nhận con đẻ của người bạn đời cùng giới tính làm con nuôi. Luật Đài Loan chỉ cho phép những người đã kết hôn nhận con nuôi, nhưng cũng cho phép các cá nhân độc thân nhận con ni, tùy theo hồn cảnh, bao gồm cả cá nhân LGBTI. Luật hơn nhân đồng tính chỉ cho phép vợ chồng đồng tính có quyền nhận con khi đứa trẻ có quan hệ huyết thống với người vợ hoặc chồng đồng tính của mình mà khơng cho các cặp đơi này có quyền nhận ni con ni đối với những đứa trẻ khơng có cùng huyết thống với một trong hai người.
Có thể thấy, tuỳ theo tình hình văn hố, xã hội của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ thì quy định pháp về quyền của người đồng tính, quyền ni con ni của người đồng tính là khác nhau. Thực tế cũng khơng có nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận quyền nuôi con nuôi của người đồng tính. Tuy nhiên có một điểm chung giữa các quốc gia trên đó chính là những phong trào bảo vệ quyền của người đồng tính đã diễn ra trong một thời gian dài, từng bước từng bước công nhận các quyền của người đồng tính cũng như quyền ni con ni của người đồng tính. Hầu hết các quy định pháp luật của quốc gia đều phát triển theo hướng từ công nhận quyền kết hôn của người đồng tính rồi cơng nhận quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, từ cơng nhận quyền ni con ni có quan hệ huyết thống với một trong hai người đồng tính đến cơng nhận quyền ni con ni khơng có quan hệ huyết thống với cả hai người, đồng thời đây cũng được coi là xu hướng pháp luật chung của các quốc gia trên thế giới khi quy định về quyền này.
40
Kết luận Chương 1
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng đồng tính, song tính, vơ tính là những điều tự nhiên trong quá trình phát triển của xã hội. Nghiên cứu chương 1 của luận văn cho thấy quyền của người đồng tính, song tính, liên giới tính có bản chất là quyền tự nhiên của con người. Hệ thống các quyền của nhóm người này có quyền hoàn toàn giống so với quyền của người dị tính (quyền bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử; quyền kết hôn; quyền về con cái...) nhưng trên thực tế bị hạn chế rất nhiều so với các quyền của người dị tính. Pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ, bảo đảm quyền của người đồng tính.
Xuất phát từ đó, người đồng tính có quyền trong hơn nhân và gia đình, quyền ni con ni bình đẳng với các chủ thể khác trong xã hội, đây cũng chính là những quyền được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế và được pháp luật một số quốc gia ghi nhận. Quyền ni con ni của người đồng tính là vấn đề gây nhiều tranh cãi tuy nhiên không thể phủ nhận quyền này, pháp luật cần xem xét và ghi nhận quyền này của người đồng tính. Xu hướng phát triển pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho thấy quá trình ghi nhận quyền ni con ni của người đồng tính thường trải qua một thời gian dài với nhiều khó khăn. Tuy vậy, q trình này cũng cho thấy ngày càng có nhiều quốc gia ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền nuôi con ni của người đồng tính.
Qua nghiên cứu chương 1 của luận văn cũng cho thấy có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hợp pháp hóa quyền ni con ni của người đồng tính. Có rất nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố ủng hộ, có yếu tố phản đối việc hợp pháp hóa quyền này. Biểu hiện của các yếu tố này có tác động khác nhau và biểu hiện khác nhau ở mỗi quốc gia, khu vực.
Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền và pháp luật về quyền của người đồng tính, quyền ni con ni của người đồng tính tại Chương 1 s là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề về thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp về xây dựng, thi hành pháp luật về quyền nuôi con nuôi của đối tượng này trong các chương tiếp theo.
41
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN NI CON NI CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1. Thực trạng nhu cầu về quyền ni con ni của người đồng tính tại Việt Nam Việt Nam
Ở Việt Nam chưa từng có thống kê nào được thực hiện trên quy mô cả nước hoặc một vùng nào đó về số lượng hay tỉ lệ người đồng tính trong dân chúng, cũng như những khía cạnh về kinh tế, xã hội, văn hóa, sức khỏe của người đồng tính. Theo báo cáo khoa học từ tổ chức WHO của Liên hợp quốc, khoảng 3% dân số có thiên hướng đồng tính. Nếu như tỉ lệ này áp dụng ở Việt Nam thì cả nước có khoảng gần 3 triệu người đồng tính.
Một nghiên cứu của Viện iSEE thực hiện vào tháng 08 năm 2019 nghiên cứu với 5999 người đồng tính với 79.8% người có giới tính sinh học là nữ, 20.2% người có giới tính sinh học là nam. Khi được hỏi về tình trạng sống chung cùng giới hiện nay, 26.8% số người hiện trong quan hệ cùng giới cho biết họ đang sống chung với người yêu/bạn đời, 14.4% cho biết họ đã từng sống chung trong quá khứ, và 58.7% cho biết họ chưa từng sống chung với người yêu hiện tại của mình [39, tr.26].
Trong tổng mẫu, có 3.2% số người trả lời cho biết hiện đang có con (47 trường hợp). Trong số những người hiện đang có con, 12 người cho biết họ nhận con nuôi (9 trường hợp nhận 1 con nuôi, 3 trường hợp nhận 2 con nuôi), 16 người cho biết hiện họ sống cùng con đẻ của bạn đời/người u của mình, 19 người cho biết họ có con riêng [39, tr.36].
Với những người hiện đang có người yêu cùng giới mà chưa có con, khi được hỏi về mong muốn có con trong tương lai, có đến 62.9% cho biết họ mong muốn có con, 28.2% cho biết họ chưa tính đến việc này (đa phần do thuộc nhóm tuổi trẻ), và 9% cho biết họ khơng mong muốn có con [39, tr.38]. Có thể thấy, nhu cầu có con, có con ni chung là rất lớn, trong số 16 mẫu phỏng vấn sâu bao gồm 10 người đồng tính nữ và 6 người đồng tính nam cũng cho ra kết quả 13/16 người đã có con và mong muốn có con trong tương lai.
42
Biểu đồ 2.1. Mong muốn có con của người đồng tính
Vấn đề con cái là vấn đề đặc biệt được quan tâm đối với những cặp đôi đã yêu, sống chung với nhau và đối với cả người đồng tính độc thân. Trước hết, việc có con, có con chung s mang lại niềm vui, sự hạnh phúc cho cặp đơi đồng tính và gia đình hai bên. Giống như các gia đình dị tính khác, con cái chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, chính các con số đã được thống kê ở trên đã thể hiện điều đó. Với những người độc thân việc có con cũng làm họ giảm bớt những cô đơn, mệt mỏi. Nuôi con hoặc nhận con ni khơng chỉ vì lợi ích của người đồng tính mà cịn vì mục đích mang đến cho trẻ một môi trường sống tốt, mang đến cho trẻ một gia đình thực sự, nơi trẻ được quan tâm, chăm sóc. Tuy nhiên, từ việc mong muốn có con, ni con ni đến việc hiện thực hố việc có con trong tương lai là một hành trình rất dài mà trên đó người đồng tính gặp rất nhiều rào cản.
Từ sau khi hai đứa mình về sống chung với nhau, chúng mình lại càng muốn có con, có thể là con của mình hoặc bạn đấy, hoặc có thể là chúng mình nhận ni một em bé cũng được. Mình thấy chúng mình cũng giống những người khác thơi, cũng muốn có con để vui vẻ, nhiều khi đi làm về mệt mỏi nhà có thêm đứa trẻ con nữa cũng vui, cũng coi như có cái gì đó gắn kết hai đứa lại với nhau hơn (N.T.Đ, Thái Nguyên, 30 tuổi).
Các hình thức hiện tại người đồng tính có con bao gồm: có con riêng với vợ, chồng dị tính, nhận ni con ni, thụ tinh nhân tạo hay mang thai hộ. Hình thức
43
thụ tinh nhân tạo hoặc mang thai hộ trên thực tế có rất ít các trường hợp bởi thủ tục để thụ tinh nhân tạo rất phức tạp, và đối với phương pháp mang thai hộ thì rất ít trường hợp đáp ứng điều kiện để thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà chủ yếu là vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất hiện nay chính là đã có con với vợ, chồng trước đó, nhận ni con ni (bao gồm nhận ni con ni với con riêng của đối tác đồng tính, hoặc nhận ni trẻ khơng có quan hệ huyết thống với bất kì ai trong cặp đơi đồng tính). Nhận con ni là hình thức được phần lớn người đồng tính lựa chọn, đầu tiên là để tránh gặp phải những khó khăn trong việc sinh con, hay các thủ tục liên quan đến thụ tinh nhân tạo, xin/cho trứng/tinh trùng, hay mang thai hộ. Bên cạnh đó, việc ni con ni cũng là việc làm rất ý nghĩa đối với trẻ em và xã hội.
Cũng trong báo cáo khảo sát này của Viện iSEE, vấn đề mà những người có con băn khoăn trăn trở và thường xuyên gặp phải nhất trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái được họ nhắc đến là sự kỳ thị của xã hội với người LGBTI có thể khiến tác động tiêu cực đến con của họ (41.3%). Có đến 34.8% cho biết họ gặp vấn đề về việc giám hộ và đại diện pháp lý cho con, 26.1% cho biết họ gặp khó khăn trong việc đưa tên của bạn đời cùng giới vào giấy khai sinh cho con, 23.9% gặp khó khăn trong các thủ tục đăng ký nhận nuôi con chung với bạn đời cùng giới [39, tr.37].
44
Với những người khơng mong muốn có con trong tương lai, lý do chủ yếu của lựa chọn này được xác định là sự không/chưa sẵn sàng về tâm lý để làm cha mẹ (56.7%). Các lý do khác bao gồm: lo ngại con không được xã hội chấp nhận