3.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về quyền ni con nuôi của ngườ
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010
Trong trường hợp pháp luật chưa thay đổi quy định về quyền kết hôn hoặc kết hợp dân sự của người đồng tính để hợp pháp hóa quyền ni con ni của người đồng tính, thì cần đặt ra một số giải pháp để để đảm bảo quyền nuôi con ni của người đồng tính như sau:
- Mở rộng hình thức nhận ni trẻ em tạm thời hoặc nhận nuôi trong một khoảng thời gian xác định.
Khi pháp luật chưa công nhận quyền nuôi con ni với cặp đơi đồng tính, các cặp đơi chỉ có thể lựa chọn một trong hai người làm thủ tục đăng kí nhận ni con ni. Lúc này, quan hệ nuôi con nuôi được pháp luật công nhận chỉ áp dụng với một người, người còn lại s khơng phát sinh quyền gì với con ni. Do đó, cần có một quy định khác nhằm cơng nhận quyền của người cịn lại với trẻ được nhận ni.
Luật Ni con ni 2010 có thể mở rộng ra hình thức nhận ni trẻ em tạm thời hoặc nhận ni trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này khơng tạo nên mối quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi như các quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm mối quan hệ chăm sóc, ni dưỡng, thừa kế, nhân thân. Hình thức này chỉ tạo nên mối quan hệ chăm sóc và ni dưỡng giữa cha, mẹ ni với con nuôi trong khoản thời gian xác định. Điều này có ý nghĩa rất lớn khơng chỉ với người nhận nuôi mà với cả trẻ làm con ni. Một số trẻ được nhận ni có hồn cảnh rất khó khăn, do đó nhu cầu được nhận ni là rất lớn. Nếu như chưa thể công nhận quyền ni con ni của người đồng tính như là cha, mẹ trẻ thì việc quy định trẻ được nhận ni tạm thời cũng có thể giúp trẻ được sống trong một mơi trường có những điều kiện tốt, để trẻ được ni dưỡng, chăm sóc một cách tốt nhất.
86
Khi quy định công nhận quyền nhận nuôi trẻ em tạm thời cần xác định người nhận nuôi trẻ là ai, điều kiện để đối với người nhận ni tạm thời là gì, trong thời gian nhận nuôi trẻ người này phát sinh những quyền, nghĩa vụ gì với trẻ để từ đó người nhận ni thực hiện các quyền với trẻ. Thực tế đối với cặp đơi đồng tính, nếu trẻ gặp phải vấn đề gì mà người được xác định là cha, mẹ hợp pháp của trẻ khơng có mặt tại nơi phát sinh sự việc thì một người cịn lại tuy có mặt, có phát sinh quan hệ ni dưỡng trên thực tế nhưng lại khơng có bất kì quyền gì đối với trẻ. Hoặc đối với cá nhân người đồng tính, khi chưa đáp ứng đủ điều kiện nhận ni con ni theo quy định, có thể áp dụng hình thức nhận ni này để có thể tạm thời nhận ni trẻ, cung cấp cho trẻ một mơi trường sống phù hợp và cần thiết. Vì vậy, quy định hình thức nhận ni này có thể đồng thời bảo vệ quyền của người đồng tính nhận ni con nuôi và của cả trẻ được nhận nuôi, nhằm bảo đảm được các lợi ích của trẻ em và nhu cầu ni dưỡng, chăm sóc trẻ em của mọi đối tượng, bất kể xu hướng tính dục của họ.
- Cần có văn bản dưới luật hướng dẫn các điều kiện của người nhận ni Như đã phân tích trước đó, u cầu đặt ra là cần phải có một hướng dẫn cụ thể về các kiều kiện mang tính chất chủ quan đối với người nhận ni con ni. Theo đó, các hướng dẫn này cần quy định cụ thể về các điều kiện phù hợp với tình hình của từng địa phương, đồng thời cũng cần phải có những quy định mang tính linh hoạt nhưng khơng được vượt quá những quy định chung về điều kiện nhận nuôi con ni. Một mức thu nhập có thể đáp ứng được điều kiện ni con ni ở địa phương này nhưng không thể khẳng định đã đáp ứng với điều kiện ở địa phương khác do các chi phí, điều kiện sống ở mỗi địa phương là khác nhau. Các hướng dẫn này có thể đưa ra một số quy định như điều kiện kinh tế phải phù hợp với mức sống tại một số địa phương, ví dụ như phù hợp mức thu nhập bình quân của mỗi địa phương.
Vì vậy, cần ban hành một bộ quy chuẩn để hướng dẫn việc đánh giá các tiêu chí mang tính chất định tính chủ quan để có thể dựa vào đó để đánh giá người có nhu cầu nhận ni con ni có đáp ứng được khơng, và phải thực hiện những gì để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu trên. Việc đưa ra các tiêu chí nhằm cụ thể hố các
87
quy định điều kiện mang tính chất định tính chủ quan, đảm bảo việc xử lý hồ sơ nhận nuôi con nuôi là minh bạch và hợp pháp, bảo đảm quyền lợi cho tất cả mọi người mà khơng có sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới khi thực hiện thủ tục nhận ni, đồng thời góp phần bảo đảm quyền lợi cho trẻ khi trẻ được nhận ni bởi người có đủ điều kiện. Quy định này đưa ra cũng nhằm giúp cho các cán bộ tư pháp - hộ tịch có thể dễ dàng đánh giá xem người có nhu cầu nhận ni con ni có đáp ứng điều kiện hay khơng, khơng chỉ trong q trình giải quyết hồ sơ nhận ni con ni của người đồng tính mà cịn đối với hồ sơ của các chủ thể khác.
Bên cạnh đó, cũng cần đưa ra hướng dẫn thế nào là “hồ sơ hợp lệ” và thời điểm xác nhận UBND đã tiếp nhận “hồ sơ hợp lệ” từ phía người đăng ký nhận ni con nuôi để bảo đảm việc tuân thủ thời hạn giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
- Theo dõi tình hình ni con ni sau khi trẻ được nhận ni
Tương tự như người dị tính khác nhận con ni, sau khi hồ sơ ni con ni của người đồng tính được chấp nhận, cũng cần có sự kiểm tra, đáng giá tình hình ni con ni thực tế của người đồng tính. Việc đặt ra cơ chế giám sát việc nhận nuôi con nuôi nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ được nhận ni. Có rất nhiều trường hợp sau một khoảng thời gian nhận nuôi, cha mẹ nuôi và con ni khơng thể chung sống hồ hợp hoặc cha mẹ ni có dấu hiệu bạo lực, lợi dụng,… con ni thì cần có biện pháp can thiệp để chấm dứt tình trạng trên. Tuy Luật ni con ni 2010 đã đề cập đến việc giám sát sau nhận nuôi con ni, nhưng có thể thấy quy định này không nên chỉ dừng lại ở các quy định về báo cáo định kỳ do cha mẹ nuôi thực hiện hay quy định về thanh tra, kiểm tra như hiện nay, đặc biệt khi thí điểm mơ hình cặp đơi nhận ni con chung trong tương lai (nếu có). Mà cần có một cơ chế giám sát chặt ch và kĩ càng hơn.
Ở một số quốc gia, có đội ngũ cơng tác xã hội chun thực hiện việc giám sát định kỳ với các gia đình nhận nuôi con nuôi bằng cách thực hiện phỏng vấn thường xuyên với trẻ, cha ni, mẹ ni của trẻ, hàng xóm và tổ dân phố nơi gia
88
đình trẻ sinh sống và báo cáo lại với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Qua đó, có thể đánh giá được thực tế tình hình nhận ni con ni và mơi trường sống tại gia đình mới có thực sự phù hợp và bảo vệ lợi ích cho trẻ hay không. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, các UBND xã có cơng chức phụ trách về cơng tác trẻ em và gia đình nhưng những cán bộ này thường là kiêm nhiệm, do đó cịn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện việc giám sát. Do làm công tác kiêm nghiệm nên các cán bộ không thể giám sát, xác minh một cách chính xác tình hình ni con ni trên thực tế. Vì vậy, u cầu đặt ra là cần thiết phải có đội ngũ cán bộ cơng tác xã hội tham gia giám sát việc ni con ni của người đồng tính trên thực tế, đội ngũ này có thể huy động từ các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em, hoặc có thể huy động từ hội phụ nữ để nắm bắt tình hình, kiểm tra giám sát việc nuôi con nuôi trên thực tế.
Song song với đó, cần đặt ra quy định về trường hợp người nhận ni có hành vi bạo lực, đánh đập, lợi dụng trẻ được nhận ni thì nên xử lý như thế nào, có nên chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không, hồ sơ chấm dứt nuôi con nuôi nên thực hiện như thế nào, … cần đưa ra một quy trình xử lý phù hợp dựa trên việc tuân thủ các quy định của Luật nuôi con nuôi 2010 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.