Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thi hành pháp luật về

Một phần của tài liệu Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật việt nam (Trang 98 - 118)

quyền ni con ni của người đồng tính

Bên cạnh các giải pháp hồn thiện pháp luật mang tính xây dựng, ghi nhận quyền nuôi con nuôi của người đồng tính thì các giải pháp nâng cao nhận thức và thi hành quyền ni con ni của người đồng tính cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi hoạt động thi hành pháp luật bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ý thức chủ quan của các chủ thể trong xã hội, một số người vì một số lý do khác nhau nhưng vẫn cố ý hoặc vơ tình vi phạm, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người đồng tính trong nhận ni con ni.

Do đó, để nâng cao quyền ni con ni của người đồng tính, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp như tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về xu hướng tính dục, bản dạng giới, … về quyền của người đồng tính nói riêng và quyền của người LGBTI nói chung. Các biện pháp này nhằm cung cấp thêm thơng tin về người đồng tính và quyền của người đồng tính cho các chủ thể khác trong xã hội và cho chính bản thân người đồng tính. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để người đồng tính tiếp cận pháp luật tốt hơn, có các cơ chế hỗ trợ pháp lý thông qua hoạt động của một số cơ quan chuyên trách hoặc cán bộ phụ trách về lĩnh vực này; cần hạn chế những quan điểm chủ quan làm hạn chế quyền nuôi con ni của người đồng tính. Đặc biệt, các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ, có sự xử lý linh hoạt để đáp ứng phù hợp với từng trường hợp người đồng tính nhận ni con ni.

92

- Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ tư pháp trong giải quyết thủ tục hành chính về ni con ni của người đồng tính.

Tuy trên thực tế chưa có số liệu cụ thể nào chỉ ra vấn đề này nhưng trong quá trình thực hiện cơng việc của mình, các cán bộ tư pháp có thể áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình vào việc giải quyết thủ tục hành chính, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả giải quyết công việc trên. Để tránh những trường hợp này xảy ra, cần nâng cao năng lực làm việc của các cán bộ tư pháp theo hướng đào tạo, nâng cao tri thức, hiểu biết của các cán bộ này về người đồng tính nói chung, quyền của người đồng tính nói riêng. Một số giải pháp cụ thể có thể đặt ra như tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức của các cán bộ chuyên trách này về quyền của người đồng tính, quyền ni con ni của người đồng tính. Thơng qua các lớp tập huấn, đào tạo này, người đồng tính s có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm trong việc giải quyết các thủ tục có liên quan đến những đối tượng đặc biệt như người đồng tính, qua đó có những cách ứng xử, hành xử phù hợp hơn với nhóm đối tượng này, đồng thời cũng nhằm nâng cao hiệu quả công việc, xử lý các thủ tục một cách khách quan và hợp lý hơn.

- Thúc đẩy, mở rộng hoạt động của các tổ chức hoạt động vì người đồng tính Song song với việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của mọi người trong cộng đồng về người đồng tính và quyền của người đồng tính thì cần thúc đẩy hoặt động của các tổ chức, nhóm hoạt động vì LGBTI nói chung và hoạt động vì người đồng tính nói riêng. Có thể thấy những nhóm, tổ chức này đóng vai trị rất quan trọng trong việc tuyên truyền và thúc đẩy giúp thay đổi nhận thức xã hội về đa dạng giới và xu hướng tính dục; để những người khác có tư tưởng cởi mở hơn về người đồng tính, hiểu và thông cảm đối với người đồng tính. Các nhóm, tổ chức này cũng là nơi tổng hợp những tâm tư, nguyện vọng của người đồng tính, chia sẻ những hạn chế mà người đồng tính gặp phải khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Đồng thời, những nhóm, tổ chức này cũng giúp kết nối, đưa tiếng nói của người đồng tính nói riêng, người LGBTI nói chung tới các nhà lập pháp để vận động cho việc ghi nhận và thực thi quyền họ. với số lượng rất ít nhóm hiện nay,

93

rất khó để một nhóm có thể hoạt động riêng lẻ mà mang lại hiệu quả, cũng rất khó để những nhóm này đủ sức để đại diện cho tiếng nói của một cộng đồng lớn. Do vậy, các nhóm, tổ chức này cần có sự kết nối, liên kết với nhau trong các hoạt động, phong trào để tạo thành một nhóm thống nhất, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức.

- Có thêm nhiều nghiên cứu về người đồng tính và quyền của người đồng tính. Một trong số những khó khăn khi thực hiện những đề tài liên quan đến người đồng tính, quyền của người đồng tính đó chính là rất thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về nhóm đối tượng này. Hiện nay, các cuộc điều tra nhân khẩu mang tính quy mơ trên phạm vi lớn rất ít khi đề cập đến vấn đề người đồng tính, các cuộc điều tra về người đồng tính chỉ được thực hiện bên cạnh các tiến trình sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định pháp luật có liên quan mà rất ít khi có những khảo sát, điều tra dân số một cách thường xuyên. Đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về các quyền có liên quan đến đa dạng giới và tính dục, nếu có thường tập trung vào quyền kết hôn hay đăng ký sống chung của các cặp đơi cùng giới tính, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới hay vấn đề chuyển đổi giới tính mà chưa có nghiên cứu chun sâu nào về ảnh hưởng của xu hướng tính dục hay bản dạng giới của một cá nhân đến quyền nuôi con nuôi của họ, cũng như sự phân biệt đối xử trong việc nhận con ni trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới của người nhận con nuôi. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này song các kết quả nghiên cứu còn nhiều xung đột, và các yếu tố văn hóa – cộng đồng đặc trưng của Việt Nam cũng khác rất nhiều so với thế giới, dẫn tới có những kết quả khác nhau. Do đó, rất cần thiết phải có thêm nhiều những nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi lớn bao gồm đa dạng về điều kiện kinh tế, trình độ học vấn,… Thơng qua các khảo sát, nghiên cứu này, các nhà lập pháp căn cứ vào đó để có thể đưa ra những đánh giá một cách khách quan và đúng đắn; hướng tới tiến trình sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền trẻ em, quyền của người đồng tính một cách phù hợp với tình hình thực tiễn của pháp luật và xã hội Việt Nam trong thời gian tới.

94

Kết luận Chương 3

Trong Chương 3, luận văn đã làm rõ quan điểm có nên cơng nhận quyền ni con ni của người đồng tính hay khơng. Thơng qua những phân tích và đánh giá có thể nhận thấy, việc người đồng tính nhận ni con ni là quyền lợi hồn tồn chính đáng, các phân tích cũng chỉ ra rằng đồng tính khơng phải là bệnh, việc người đồng tính nhận ni con ni khơng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, không tạo ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống của trẻ và người đồng tính hồn tồn có thể cung cấp cho trẻ một mơi trường sống ổn định, tích cực, đảm bảo trẻ được chăm sóc, ni dưỡng và u thương như những cha, mẹ dị tính khác. Hiện tại, một số quy định của pháp luật cũng được coi là một trong số các rào cản đối với người đồng tính khi nhận ni con ni. Dựa trên tình hình thực tế của xã hội và pháp luật Việt Nam, luận văn đã nêu một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền của người đồng tính như: cần tiếp cận đầy đủ và tồn diện về bản chất quyền của người đồng tính; cần hồn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến quyền ni con ni của người đồng tính; cần chú trọng các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thi hành pháp luật về quyền nuôi con ni của người đồng tính.

Xuất phát từ quan điểm nêu trên, Chương 3 của luận văn đã đề xuất những giải pháp cụ thể để bảo vệ quyền ni con ni của người đồng tính. Với các giải pháp hồn thiện quy định của pháp luật liên quan đến quyền nuôi con ni của người đồng tính, luận văn đề xuất sửa đổi bổ sung một số quy định trong Bộ luật dân sự, Luật HNGĐ, Luật nuôi con nuôi, … và một số các văn bản khác có liên quan nhằm hợp pháp hố quyền ni con ni của người đồng tính. Bên cạnh đó, đưa ra một số giải pháp khác nhằm thúc nhận thức của xã hội về người đồng tính như cơng tác tuyên truyền, giáo dục về người đồng tính, đẩy mạnh hoạt động của các nhóm hoạt động vì người đồng tính. Đặc biệt, luận văn cũng chỉ ra rằng cần có thật nhiều các nghiên cứu, khảo sát, … nhằm cung cấp những vấn đề về người đồng tính cũng như có những nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, toàn diện về nhu cầu cũng như thực trạng ni con ni của người đồng tính, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ quyền của người đồng tính cũng như trẻ được nhận ni.

95

KẾT LUẬN

Đồng tính là những điều tự nhiên của xã hội loài người, đồng tính khơng phải là khiếm khuyết của xã hội, không phải là bệnh, cũng không thể lây lan từ người này sang người khác. Người đồng tính là nhóm người chiếm số ít trong xã hội, họ ln phải chịu những kì thị từ xã hội và luôn bị hạn chế một số quyền của mình. Các tư tưởng, quan điểm truyền thống đã ăn sâu vào suy nghĩ của đa số người Việt Nam khiến cho người đồng tính phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện quyền của mình.

Người đồng tính khơng chỉ có nhu cầu được cơng nhận mà cịn có mong muốn được công nhận các quyền khác tương tự như đối với những người dị tính khác như quyền được kết hơn, quyền có con,… Có thể thấy, hiện nay người đồng tính nhu cầu có con và nhận ni con ni là rất lớn. Có rất nhiều tranh cãi về vấn đề có nên cơng nhận quyền ni con ni của người đồng tính hay khơng, tuy nhiên thơng qua những nghiên cứu có thể nhận thấy việc người đồng tính nhận ni con nuôi không hề ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em, không khiến trẻ bị “lây”, bị “lệch lạc” về mặt giới tính và trẻ được ni bởi người đồng tính hồn tồn có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ được ni trong các gia đình dị tính khác. Do đó, để bảo vệ quyền của người đồng tính, của trẻ em thì cần có những quy định pháp luật nhằm công nhận quyền này của người đồng tính.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay tuy có đầy đủ các quy định về quyền, thủ tục nuôi con nuôi tuy nhiên đang rất thiếu những quy định có liên quan đến quyền ni con ni của người đồng tính. Nhưng xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, pháp luật Việt Nam hiện nay lại được coi là có những rào cản đối với người đồng tính trong những cố gắng nhận ni con ni của mình. Tuỳ theo tình hình của mỗi quốc gia, xã hội khác nhau thì quy định về quyền cũng như quyền nuôi con ni của người đồng tính là khác nhau tuy nhiên xu hướng chung hiện nay là quy định của pháp luật ngày càng tạo điều kiện cho người đồng tính thực hiện quyền của mình. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cũng cần có những giải pháp, thay đổi theo

96

hướng dần chấp nhận các quyền cơ bản của người đồng tính, dần thay đổi theo hướng cơng nhận quyền ni con ni của người đồng tính bao gồm cả quyền của các nhân đồng tính và các cặp đơi đồng tính.

Từ những phân tích, lập luận trên đây, luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về người đồng tính, quyền của người đồng tín và quyền ni con ni của người đồng tính của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, luận văn đưa ra quan điểm cũng như đề xuất một số kiến nghị để nâng cao quyền của người đồng tính trong nhận ni con ni, hướng tới hồn thiện hơn những quy định pháp luật về quyền nuôi con ni của người đồng tính, góp phần đảm bảo quyền của người đồng tính nói riêng, là cơ sở để khẳng định và bảo vệ quyền của người LGBTI nói chung.

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tư pháp (2012), “Nhận diện những bất cập trong Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 từ góc nhìn thực tế”, Kỷ yếu Hội thảo cấp Bộ Hà Nội, tháng 7/2012. 2. Bộ Tư pháp (2012), Công văn số 3460/BTP-PLDSKT ngày 07/5/2012 về việc đánh

giá các bất cập, hạn chế trong quy định của Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 và trong thực tiễn thi hành Luật hơn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2013), Dự thảo Luật hơn nhân và gia đình, Hà Nội.

4. Nguyễn Quốc Cường (2009), Nghiên cứu trực tuyến đặc điểm nhân khẩu xã hội của nam giới có quan hệ đồng giới ở Việt Nam.

5. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (chủ biên) (2015), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia.

6. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị

Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

7. Nguyễn Hồng Hải (2002), "Về khái niệm và bản chất pháp lí của hơn nhân",

Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, (3).

8. Phạm Thu Hoa, Đồng Thị Yến (2015), “Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Tập 31, (5).

9. Dương Hoán (2010), “Quyền kết hơn của người đồng tính”, Kỷ yếu tọa đàm khoa học “Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền của các nhóm xã

hội dễ bị tổn thương”, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/12/2010.

10. Ngô Thị Hường (2015), "Chuyển đổi giới tính và vấn đề kết hôn của người chuyển đổi giới tính", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, (12).

11. Đào Thùy Linh (2016), “Nhìn nhận mới về hơn nhân đồng tính tại Việt Nam”,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, (1).

12. Cao Vũ Minh (2014), "Các hình thức cơng nhận hơn nhân đồng giới trên thế giới và sự lựa chọn cho Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, (2).

98

13. Cao Vũ Minh, Nguyễn Đức Nguyên Vỵ (2014), "Nên thừa nhận chế định kết hợp dân sự giữa hai người cùng giới tính", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7). 14. Nguyễn Thị Thu Nam (2012), “Quan điểm xã hội về đồng tính và hơn nhân

đồng giới”, Báo cáo được trình bày tại Hội thảo do Viện iSEE tổ chức, thành

phố Hà Nội, ngày 13/12/2012.

15. Nguyễn Thị Thu Nam (2013), "Hôn nhân cùng giới xu hướng thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, (Chuyên

đề Sửa đổi, bổ sung Luật hơn nhân và gia đình năm 2000).

16. Nguyễn Thị Thu Nam, Vũ Thành Long (2013), Báo cáo nghiên cứu Mối quan hệ đồng giới, Báo cáo nghiên cứu của Viện iSEE, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Thu Nam, Vũ Thành Long, Phạm Thanh Trà (2013), Sống chung cùng

giới: Trải nghiệm thực tế và Mưu cầu hạnh phúc lứa đôi, Nxb Thế giới, Hà Nội.

18. Phạm Quỳnh Phương (2013), Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt

Nam: Tổng luận các nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Trương Hồng Quang (2012), "Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về

Một phần của tài liệu Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính theo pháp luật việt nam (Trang 98 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)