Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại trung tâm lưu ký chứng khoán việt nam (Trang 36)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.3.1.1. Đối với dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc quan sát, ghi chép các số liệu, sự kiện, tiếp nhận các phản ánh của nhà đầu tƣ phát sinh trong q trình xử lý cơng việc liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khốn. Đây chính là cơ sở giúp cho các đánh giá, phân tích, nhận định của tác giả mang tính thực tế cao.

2.3.1.2. Đối với dữ liệu thứ cấp

- Thu thập từ các cơng trình nghiên cứu lý luận về thị trƣờng chứng khoán, hoạt động bù trừ thanh toán trên thị trƣờng chứng khốn trong các sách giáo trình, sách tham khảo, các đề tài nghiên cứu, bài báo nghiên cứu … Những tài liệu này đều đƣợc thống kê trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

- Thu thập tại VSD trụ sở chính các tài liệu nhƣ: các báo cáo thƣờng niên; số liệu tại phịng nghiệp vụ; các quy chế, quy trình xử lý nghiệp vụ bù trừ thanh toán GDCK, quản lý thành viên lƣu ký, thành viên bù trừ, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán, Quỹ bù trừ. Đây là các thơng tin có tính xác thực cao, là cơ sở và dẫn chứng để tác giả thực hiện các phân tích, đánh giá nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc đặt ra.

2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

2.3.2.1. Phương pháp thống kê mơ tả

28

số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát nhất về đối tƣợng nghiên cứu.

Mục đích sử dụng phương pháp:

- Thu thâp, tổng hợp, trình bày số liệu, tính tốn các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu phục vụ cho q trình phân tích, đánh giá; chỉ ra các đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu.

- Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc để đƣa ra dự đoán, giải pháp.

- Xem xét các yếu tố tác động từ bên ngồi và các quy trình xử lý nghiệp vụ nội bộ bên trong của VSD để thấy đƣợc mức độ rủi ro của hoạt động bù trừ thanh toán GDCK tại VSD.

Cách thức sử dụng phương pháp:

Bƣớc 1: Thu thập số liệu phản ánh về tình hình hoạt động bù trừ, thanh toán GDCK tại VSD trong giai đoạn 2017-2021 nhƣ số lƣợng thành viên, giá trị thanh tốn, quy mơ các quỹ hỗ trợ xử lý mất khả năng thanh tốn…

Bƣớc 2: Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu thu thập đƣợc với các câu hỏi nghiên cứu nhƣ: Thực trạng hoạt động bù trừ, thanh toán GDCK trên thị trƣờng chứng khoán tại VSD hiện nay nhƣ thế nào? Giải pháp để hồn thiện hoạt động bù trừ thanh tốn GDCK tại VSD trong thời gian tới ra sao?

Bƣớc 3: Dự đoán hoặc đƣa ra các đánh giá, kết luận và các kiến nghị trên cơ sở kết quả phân tích.

2.3.2.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc thực hiện thông qua việc so sánh số liệu theo thời gian với số liệu cơ sở (số liệu gốc) để làm cơ sở phân tích, đánh giá.

Mục đích sử dụng phương pháp:

- Đối chiếu, tìm hiểu xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu qua các năm để từ đó có những đánh giá, tìm hiểu ngun nhân của sự biến động đó.

- Thơng qua việc so sánh các chỉ tiêu, phân tích các nguyên nhân giúp cho các nhận định của tác giả có căn cứ hơn. Đây chính là cơ sở để tác giả có thể đánh giá chính xác đƣợc thực trạng của hoạt động bù trừ thanh toán GDCK.

29

- Xác định mức độ biến động tƣơng đối và mức độ biến động tuyệt đối cũng nhƣ xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có thể đƣa ra các khuyến nghị sát thực, hiệu quả để hoàn thiện hơn nữa hoạt động bù trừ thanh toán GDCK.

Cách thức sử dụng phương pháp:

Bƣớc 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh

Các chỉ tiêu, nội dung đƣợc so sánh phải là những nội dung phản ánh đƣợc kết quả của hoạt động bù trừ thanh tốn GDCK.

Ví dụ: Chỉ tiêu về quy mơ thanh tốn (giá trị thanh toán), chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn của hệ thống (số lƣợng giao dịch sửa lỗi, xử lý lỗi, lùi thời hạn thanh toán….).

Bƣớc 2: Xác định phạm vi, số gốc so sánh

- Phạm vi so sánh đƣợc tiến hành tại VSD, trong thời gian 5 năm từ 2017-2021. - Số gốc so sánh đƣợc xác định là chỉ tiêu của năm trƣớc năm cần so sánh. Bƣớc 3: Xác định điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu

- Đảm bảo sự thống nhất về nội dung của chỉ tiêu so sánh.

- Đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính (về cả số lƣợng, thời gian và giá trị) của các chỉ tiêu.

Bƣớc 4: Xác định mục đích so sánh

Mỗi số liệu có thể đƣợc sử dụng để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Việc xác định rõ mục đích so sánh để làm gì sẽ giúp luận văn tập trung phân tích và làm rõ vẫn đề cần nghiên cứu.

Bƣớc 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Dựa trên kết quả so sánh, luận văn đƣa ra những nhận xét, đánh giá làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với VSD để hồn thiện hoạt động bù trừ thanh tốn theo hƣớng an toàn, ổn định, hạn chế tối đa các rủi ro thanh toán.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp là phƣơng pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp dữ liệu để làm cơ sở đƣa ra các nhận định chính xác nhất có thể về đối tƣợng nghiên cứu.

30

Mục đích sử dụng phương pháp:

- Phân tích các tài liệu liên quan đến nội dung lý luận chung về thị trƣờng chứng khoán và hoạt động bù trừ thanh toán GDCK.

- Phân tích các nội dung phản ánh kết quả của hoạt động bù trừ thanh tốn GDCK.

- Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến mức độ an toàn của hoạt động bù trừ thanh toán GDCK tại VSD.

Cách thức sử dụng phương pháp:

Bƣớc 1: Xác định vấn đề cần phân tích

Luận văn thực hiện phân tích cơ sở lý luận cũng nhƣ thực trạng hoạt động bù trừ thanh toán GDCK tại VSD qua các năm để từ đó thấy đƣợc kết quả của hoạt động này.

Bƣớc 2: Thu thập các thơng tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định đƣợc vấn đề cần phân tích ở Bƣớc 1, tác giả tiến hành thực hiện phƣơng pháp thu thập dữ liệu để thu thập thơng tin có liên quan cần thiết.

Bƣớc 3: Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận hoạt động bù trừ thanh toán GDCK, luận văn đã tiến hành phân tích các số liệu, dữ liệu để thấy đƣợc xu hƣớng biến động của dữ liệu từ đó đƣa ra lý giải nguyên nhân của sự biến động đó.

Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả phân tích

Trên cơ sở phân tích các thơng tin đã thu thập đƣợc, luận văn thực hiện tổng hợp tất cả các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh tồn cảnh về vấn đề phân tích. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn đƣa ra những nhận định đánh giá và kiến nghị để hồn thiện hoạt động bù trừ thanh tốn GDCK tại VSD.

Trên cơ sở áp dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu từ các nguồn tài liệu cũng nhƣ từ thực tiễn công tácđã giúp cho tác giả nắm bắt đƣợc rõ hơn thực trạng của hoạt động bù trừ, thanh toán GDCK tại VSD. Việc áp dụng các phƣơng pháp thống kê mơ tả, so sánh, phân tích, tổng hợp đánh giá để xử lý các thông tin thu thập đƣợc là cơ sở để tác giả đƣa ra những nhận định về ƣu điểm, hạn chế của hoạt động

31

bù trừ, thanh toán GDCK tại VSD từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế (đƣợc trình bày ở Chƣơng 3) và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hơn nữa hoạt động bù trừ thanh toán GDCK tại VSD trong thời gian tới (đƣợc trình bày ở Chƣơng 4).

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã trình bày cụ thể phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài từ đó xác định cụ thể quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể để trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc trình bày ở Chƣơng 2 sẽ là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bù trừ thanh toán GDCK ở Chƣơng 3 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị ở Chƣơng 4.

32

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI TRUNG TÂM LƢU KÝ

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1. Thị trƣờng chứng khốn Việt Nam và sự hình thành, phát triển của Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam

3.1.1. Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000

- Thực hiện chủ trƣơng về xây dựng TTCK trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đƣợc Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VIII thơng qua vào năm 1996, Việt Nam đã nhanh chóng chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất cho sự hình thành TTCK tại Việt Nam, trong đó có sự kiện thành lập Ủy ban Chứng khoán nhà nƣớc (UBCKNN) vào ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ. Tháng 7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh – HOSE) đã đƣợc khai trƣơng và trở thành đơn vị thực hiện GDCK tập trung đầu tiên của Việt Nam. Phiên giao dịch đầu tiên của thị trƣờng đã diễn ra vào ngày 28/7/2000 với hai mã cổ phiếu đƣợc giao dịch là REE (thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (thuộc Công ty Cổ phần SAM Holdings). Sự kiện này đánh dấu sự ra đời chính thức của TTCK ở nƣớc ta. Dù mới ở thời kỳ sơ khai nhƣng chỉ sau 1 năm hoạt động, TTCK đã gây đƣợc sự chú ý với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi một nhà đầu tƣ cá nhân mang quốc tịch Anh đã khớp lệnh mua 100 cổ phiếu TMS. Thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp cũng đã đƣợc hình thành ngay trong năm 2000 và từng bƣớc phát triển.

- Hệ thống bù trừ thanh toán GDCK đƣợc thiết lập ngay khi TTCK Việt Nam hình thành cùng với hệ thống đăng ký, lƣu ký chứng khoán. Hệ thống này đƣợc thiết lập để phục vụ cho các hoạt động hỗ trợ sau giao dịch của thị trƣờng. Hệ thống đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán GDCK tại Trung tâm giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch cho các chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh.

33

3.1.2. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010

- Sau một thời gian hoạt động, khung khổ pháp lý đã bộc lộ những bất cập, làm kìm hãm sự bứt phá của TTCK. Năm 2003, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP đã đƣợc Chính phủ ban hành cùng các văn bản hƣớng dẫn thi hành Nghị định, tạo khung pháp lý đồng bộ hơn về các hoạt động trên TTCK trƣờng nhƣ phát hành, niêm yết, giao dịch, công bố thông tin, xử lý các vi phạm… Năm 2003 cũng là năm Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam VFM ra đời – cột mốc đánh dấu sự tham gia vào TTCK lần đầu tiên của nhà đầu tƣ tổ chức chuyên nghiệp trong nƣớc, mở đầu cho hình thức đầu tƣ tập thể mới trên TTCK. Tiếp sau đó, TTCK Việt Nam tiếp tục có thêm bƣớc tiến mới khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HNX) đƣợc thành lập vào năm 2005. Hệ thống đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh tốn GDCK cũng đƣợc hình thành tại Trung tâm Giao dịch Chứng khốn Hà Nội nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch cho các chứng khoán niêm yết trên cho các chứng khoán niêm yết, giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

- Để tạo cơ sở cho TTCK phát triển nhanh, ổn định và đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ, đồng thời nhằm tạo điều kiện cho TTCK có khả năng hội nhập sâu hơn với các thị trƣờng vốn quốc tế và khu vực, cũng nhƣ thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, năm 2006, Luật chứng khoán đầu tiên đã ra đời, có hiệu lực từ 01/7/2007. Sự ra đời này đã góp phần hình thành khung khổ pháp lý một cách tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ. Khung khổ pháp lý này đã điều chỉnh toàn diện và đáp ứng yêu cầu tăng cƣờng hiệu lực trong quản lý nhà nƣớc đối với chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán; giúp các doanh nghiệp trên TTCK hoạt động cơng khai, minh bạch hơn, nhờ đó làm minh bạch hóa nền kinh tế. Cho đến năm 2007, thời gian GDCK đƣợc điều chỉnh, cụ thể, thời gian này mở rộng hơn, kéo dài từ 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến 11h nhƣ trƣớc. Tiếp đến, ngày 24/6/2009, sàn Upcom (Unlisted Public Company Market) - nơi GDCK của công ty đại chúng chƣa đƣợc niêm yết đi vào vận hành. Đây trở thành nơi giao dịch cổ phiếu lớn, tuy nhiên vẫn chƣa đạt đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên 2 sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX).

34

- Các chức năng đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán đƣợc vận hành độc lập, riêng rẽ tại hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán khác nhau (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) nên có một số khác biệt nhất định và thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, dịch vụ của các hệ thống này mới chỉ dừng lại ở phạm vi đối với chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch mà chƣa quan tâm đến các GDCK trên TTCK phi tập trung (OTC). Mơ hình tổ chức hoạt động độc lập nhƣ trên ít nhiều tạo ra sự thiếu thống nhất trong tổng thể TTCK, gây khó khăn cho các thành viên khi thực hiện đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại các Trung tâm Giao dịch Chứng khốn. Đồng thời, mơ hình này cũng khơng phù hợp với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế nhƣ IOSCO, G30 …về việc mỗi quốc gia cần có một tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán GDCK độc lập.

- Xuất phát từ thực trạng nêu trên, ngày 27/7/2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Lƣu ký Chứng khốn với mục đích thống nhất các hoạt động đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán GDCK của toàn TTCK vào một đầu mối. Đây là đơn vị duy nhất đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch trên TTCK Việt Nam. Ngày 03/5/2006, đã chính thức đi vào hoạt động và tiếp nhận toàn bộ hoạt động đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán từ Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Sau hai tháng hoạt động, ngày 07/7/2006, Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán tổ chức lễ ra mắt chính thức. Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán là tổ chức trực thuộc UBCKNN, chịu sự quản lý, giám sát của UBCKNN và Bộ Tài chính.

Đối với TTCK Việt Nam, Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán đƣợc thành lập và đi vào hoạt động có những tác động và vai trị rất tích cực đối với thị trƣờng, có thể xem xét ở những khía cạnh cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, hoạt động của Trung tâm Lƣu ký Chứng khốn góp phần nâng cao

tính chun mơn đối với các hoạt động nghiệp vụ hỗ trợ sau giao dịch là đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán GDCK đồng thời nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro liên quan tới từng nghiệp vụ có tính chất khác nhau.

35

Thứ hai, dƣới giác độ hiệu quả hoạt động của toàn thị trƣờng, hoạt động của

Một phần của tài liệu Hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại trung tâm lưu ký chứng khoán việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)