Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Bộ Tài chính
Xem xét tăng vốn điều lệ cho VSD:
Hiện nay, VSD đang từng bƣớc hồn tất các cơng việc liên quan tới hệ thống công nghệ thông tin mới - cơ sở quan trọng để VSD triển khai mơ hình CCP cho TTCK cơ sở, đồng thời với việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Tổng Cơng ty Lƣu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam theo lộ trình mà cơ quan quản lý đặt ra. Nhƣ vậy, sau khi triển khai mơ hình CCP cho thị trƣờng giao ngay, VSD trở thành đối tác bù trừ trung tâm cho cả thị trƣờng chứng khoán cơ sở và thị trƣờng chứng khoán phái sinh. Cùng với việc chuyển đổi sang mơ hình Tổng Cơng ty, vị thế của VSD sẽ từng bƣớc đƣợc nâng cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm của VSD đối với sự an toàn của hệ thống bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ngày nặng nề.
Với vai trò là đối tác bù trừ trung tâm, VSD sẽ thực sự áp lực trong trƣờng hợp cả hai thị trƣờng có giao dịch mất khả năng thanh toán mà các nguồn hỗ trợ tài chính từ ký quỹ, Quỹ bù trừ đều đã hết và phải sử dụng đến Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ trích lập từ doanh thu của VSD và nguồn vốn hợp pháp của VSD. Chính vì vậy, bên cạnh việc trao thêm trách nhiệm cho VSD thì cũng cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính để VSD có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. VSD là công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc sở hữu 100% với số vốn điều lệ hiện hành do Nhà nƣớc cấp là 1.000 tỷ đồng. Số vốn điều lệ này đƣợc duy trì từ khi VSD đƣợc thành lập đến nay. Vì vậy, để nâng cao năng lực tài chính của mình, VSD cần phải đề xuất với Bộ Tài chính để bổ sung vốn điều lệ cho VSD trong thời gian tới với các công việc cụ thể nhƣ:
- Đánh giá thực trạng, vai trò của vốn điều lệ đối với các hoạt động của VSD trong thời gian qua.
- Thuyết minh về sự cần thiết phải tăng vốn điều lệ cho VSD (vốn cần thiết cho việc triển khai mơ hình đối tác bù trừ trung tâm cho thị trƣờng chứng khoán cơ sở, vốn cần thiết để chuyển đối sang mơ hình Tổng Cơng ty ….).
108
- Đề xuất cụ thể mức tăng vốn điều lệ cần thiết.
Nhƣ vậy, với vai trị là tổ chức bù trừ, thanh tốn duy nhất cho TTCK Việt Nam trong tình hình mới, việc tăng vốn điều lệ cho VSD vừa nâng cao năng lực tài chính, nâng cao vị thế cho VSD vừa tạo động lực cho VSD trong việc tích cực chuyển đổi, nâng cấp hệ thống công nghệ để đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới mà cơ quan quản lý đặt ra đối với hệ thống bù trừ, thanh toán GDCK. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tháo gỡ vướng mắc pháp lý, tạo điều kiện cho NHTM tham gia làm thành viên bù trừ
Tại Quyết định 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 Phê duyệt Đề án ''Cơ cấu lại thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bảo hiểm đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025'', Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính "Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xem xét, hƣớng dẫn ngân hàng thƣơng mại tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ trên thị trƣờng chứng khốn phái sinh.'' Vì vậy Bộ Tài chính cần phải chủ động phối hợp với NHNN để đề nghị NHNN xem xét đề xuất Chính phủ sửa đổi những văn bản pháp lý (Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hƣớng dẫn Luật các Tổ chức tín dụng) để tạo hành lang pháp lý cho NHTM tham gia thị trƣờng chứng khoán phái sinh với vai trò là nhà đầu tƣ, nhà cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán (thành viên bù trừ).
4.3.2. Đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Với vai trò là đơn vị trực tiếp quản lý, giám sát TTCK, để tạo điều kiện cho TTCK nói chung và hệ thống bù trừ, thanh tốn GDCK nói riêng ngày càng hoàn thiện, hoạt động an toàn, hiệu quả tác giả cho rằng UBCKNN cần :
Về công tác giám sát: Từ trƣớc năm 2021, hoạt động giám sát, phát hiện, xử lý
đối với hành vi vi phạm trên TTCK Việt Nam đã đƣợc thực hiện theo quy trình chặt chẽ: Sở Giao dịch chứng khốn (SGDCK) là đơn vị giám sát tuyến đầu phát hiện các dấu hiệu vi phạm; các đơn vị chức năng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc (UBCKNN) là đơn vị giám sát tuyến 2, thực hiện giám sát sâu, làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Từ ngày 01/01/2021, Luật Chứng khốn 2019 có hiệu lực thi hành quy định khung pháp lý về công tác giám sát giao dịch và giám sát tuân thủ thực hiện
109
theo 03 cấp, CTCK tham gia với vai trò là cấp giám sát thứ nhất, SGDCK và VSD tham gia với vai trò là cấp giám sát thứ 2, UBCKNN là cấp giám sát thứ 3. Với sự bổ sung tuyến giám sát từ VSD cho thấy công tác giám sát đã đƣợc chú trọng hơn đặc biệt là từ sau khi TTCK phái sinh ra đời. Việc nâng cao năng lực giám sát trên TTCK phái sinh, đặc biệt là giám sát liên thị trƣờng (thị trƣờng cơ sở và thị trƣờng phái sinh) nhằm ngăn chặn các hành vi thông qua thị trƣờng phái sinh để thao túng, làm giá trên thị trƣờng cơ sở và ngƣợc lại. Để VSD làm tốt vai trò giám sát của mình thì UBCKNN cần thiết phải ban hành những bộ tiêu chí giám sát trao thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể cho từng tuyến giám sát để việc giám sát không bị chồng chéo, đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là cơ sở để hoạt động thanh toán của TTCK đƣợc an tồn, thơng suốt đặc biệt là khi VSD triển khai hệ thống công nghệ thông tin mới và trở thành đối tác bù trừ trung tâm trong các giao dịch chứng khoán cơ sở.
Về sản phẩm chứng khoán phái sinh: Để TTCK phái sinh phát triển hơn nữa
tác giả cho rằng cần kiến nghị UBCKNN một số nội dung sau:
- Cải tiến chất lƣợng chỉ số của sản phẩm HĐTL chỉ số VN30: Mặc dù phƣơng pháp tính giá thanh tốn cuối cùng của sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 đã đƣợc thay đổi và phần nào giúp hạn chế tình trạng “thao túng giá” trên thị trƣờng cơ sở để tác động đến giá của TTCK phái sinh. Tuy nhiên đó mới chỉ là biện pháp tình thế và khơng loại bỏ đƣợc hồn tồn nguy cơ ''thao túng giá'' trên thị trƣờng. Chỉ số VN30 bị chi phối bởi 30 cổ phiếu trong rổ cổ phiếu xác định VN30. Theo đó, nếu nhà đầu tƣ có ý đồ ''lái'' chỉ số VN30 thì chỉ cần tập trung tác động vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn. Vì vậy về lâu dài, để nâng cao chất lƣợng của chỉ số VN30 tác giả cho rằng UBCKNN cần chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu đề xuất phƣơng án điều chỉnh tiêu chí xác định chứng khốn trong rổ chỉ số VN30 theo hƣớng chứng khốn trong rổ VN30 phải có mức vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao và có thể tăng số lƣợng chứng khốn trong rổ VN30 để chỉ số mang tính đại diện cao (có đại diên của tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh). Ngồi ra các chứng khốn trong rổ phải thƣờng xuyên đƣợc đánh giá, xem xét để đảm bảo các chứng khốn khơng đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi rổ chứng khoán VN30.
110
- Tiếp tục nghiên cứu thông lệ quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính cho phép triển khai các HĐTL các sản phẩm phái sinh (HĐTL, hợp đồng quyền chọn) trên các bộ chỉ số mới (ngoài VN30) phù hợp với điều kiện TTCK Việt Nam. Đây cũng là nội dung đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ định hƣớng từ năm 2019 tại Quyết định 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 Phê duyệt Đề án ''Cơ cấu lại thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bảo hiểm đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025''. Các bộ chỉ số mới cần có độ tin cậy cao, phản ánh đƣợc đúng tình hình cung cầu thực tế của thị trƣờng, để làm tham chiếu cho các giao dịch phái sinh. Về lâu dài, các sản phẩm CKPS bên cạnh việc giúp nhà đầu tƣ bảo vệ lợi nhuận trên TTCK, mà còn giúp họ phòng ngừa rủi ro đối với các sản phẩm khác (hàng hóa, lãi suất) nhƣ thơng lệ của các quốc gia trên thế giới.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam nghiên cứu, phát triển thị trƣờng các cơng cụ phái sinh chuẩn hóa (niêm yết) qua SGDCK thống nhất bao gồm cơng cụ phái sinh trên chứng khốn, tỷ giá, lãi suất và hàng hóa nhằm tận dụng tối ƣu hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực chất lƣợng cao hiện có tại các SGDCK hiện nay và tăng tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Về rút ngắn thời gian thanh toán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chừng quyền có đảm bảo:
Để khắc phục hạn chế về thời điểm thanh tốn tại ngày T+2, với vai trị là cơ quan quản lý trực tiếp của thị trƣờng chứng khốn Việt Nam nói chung và VSD nói riêng, UBCKNN cần thiết xem xét, chỉ đạo VSD nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời điểm thanh toán tại ngày T+2 để đảm bảo nhà đầu tƣ có thể sử dụng tiền và chứng khoán để giao dịch ngay sau khi nhận đƣợc.
4.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tại Quyết định 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 Phê duyệt Đề án ''Cơ cấu lại thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bảo hiểm đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025'', Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam "Phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch
111
vụ thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khốn phái sinh". Vì vậy, để triển khai
chỉ đạo này Ngân hàng Nhà nƣớc với vai trò là cơ quan quản lý của các NHTM cần chủ động tiến hành rà soát các văn bản pháp lý quy định phạm vi hoạt động cũng nhƣ phạm vi cung cấp dịch vụ của NHTM cho phù hợp. Cụ thể:
- Điều 105 (kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh) Luật Tổ chức tín dụng 2010 quy định:
"1. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây:
a) Ngoại hối;
b) Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.''
Với quy định nêu trên thì việc kinh doanh, cung ứng dịch vụ bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh (HĐTL chỉ số, HĐTL TPCP) không thuộc phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ của NHTM.
- Thông tƣ 17/2017/TT-NHNN (Điều 1 Khoản 3) ngày 20/11/2017 của NHNN (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tƣ số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngồi, tổ chức nƣớc ngồi khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam) đã hƣớng dẫn NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài về thủ tục đề nghị sửa đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép trong đó đƣợc phép bổ sung hoạt động “Đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ”. Điều này đồng nghĩa với việc NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép đầu tƣ HDDTL TPCP mà không đƣợc phép đầu tƣ HĐTL chỉ số VN30.. Nhƣ vậy, để tạo điều kiện cho các NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tham gia đƣợc TTCK phái sinh theo tác giả cần đề xuất với NHNN:
Thứ nhất, sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng theo hƣớng quy định cho phép
NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS với tƣ cách là TVBT theo quy định về CKPS
112
và TTCK phái sinh. Đây chính là cơ sở để các đối tƣợng này có thể tự thực hiện hoạt động bù trừ thanh tốn GDCK phái sinh cho chính mình và/hoặc cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán GDCK phái sinh cho các khách hàng của mình mà khơng phải thông qua các thành viên bù trừ khác là Cơng ty chứng khốn (từ đó giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí).
Thứ hai, sửa đổi các nội dung liên quan tới hoạt động cấp phép theo quy định tại
Thông tƣ số 17/2017/TT-NHNN ngày 20/11/2017 theo hƣớng mở rộng phạm vi kinh doanh CKPS của NHTM và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi khơng chỉ đối với các sản phẩm phái sinh tài sản tài chính mà cịn các sản phẩm phái sinh khác (nhƣ chỉ số chứng khoán…) theo quy định của pháp luật về CKPS và TTCK phái sinh.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Trong chƣơng này, trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá ở chƣơng 3, kết hợp với định hƣớng phát triển của TTCK Việt Nam, định hƣớng phát triển của VSD, luận văn đã đề xuất các giải pháp để hồn thiện hoạt động bù trừ, thanh tốn GDCK cho TTCK cơ sở và TTCK phái sinh. Các giải pháp đƣa ra đều đƣợc căn cứ vào những hạn chế đã nêu của mỗi thị trƣờng. Ngoài ra luận văn còn đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhằm hỗ trợ cho sự hoàn thiện phát triển của TTCK Việt Nam cũng nhƣ từng bƣớc hoàn thiện hơn nữa hoạt động bù trừ, thanh toán GDCK tại VSD.
113
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu, đánh giá đúng về thực trạng hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của hoạt động này để từ đó đề xuất những giải pháp để hồn thiện hơn nữa hoạt động này trong thời gian tới đã giúp đề tài nghiên cứu phần nào tạo ra đƣợc một bức tranh toàn cảnh về mảng hoạt động sau giao dịch của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Với đề tài “Hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam” tác giả đã đƣa ra
đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
(1) Hệ thống hóa đƣợc những vấn đề cơ bản về thị trƣờng chứng khoán và hoạt động bù trừ thanh toán trên thị trƣờng chứng khốn.
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán giai đoạn 2017-2021 tại Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam - cơ quan duy nhất ở Việt Nam đƣợc quyền cung cấp dịch vụ, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế trong hoạt động này ở từng mảng thị trƣờng chứng khoán (cơ sở và phái sinh).
(3) Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các định hƣớng phát triển của thị trƣờng chứng khoán, định hƣớng phát triển của VSD, luận văn đã đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hoạt động bù trừ, thanh toán ở từng thị trƣờng trong thời gian tới. Đồng thời luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan quản lý nhƣ Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam để việc hoàn thiện hoạt động bù trừ, thanh toán tại Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam đƣợc diễn ra thuận lợi hơn./.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hoài Ân, CFA, 2021. Giáo trình 20 năm lịch sử thị trường chứng khốn
Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.
2. Vũ Bằng, 2017. Chứng khoán phái sinh: Bƣớc phát triển mới của thị trƣờng chứng khoán. <https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/chung-khoan-phai- sinh-buoc-phat-trien-moi-cua-thi-truong-chung-khoan-125043.html>. [Ngày truy cập: ngày 20 tháng 10 năm 2021].
3. Bộ Tài chính, 2013. Quyết định số 2880/QĐ-BTC về việc ban hành Điều lệ Tổ
chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Hà Nội:
ngày 22/11/2013.