Yếu tố tác động đến quá trình áp dụng pháp luật của Viện kiểm

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự qua thực tiễn viện kiểm sát nhân dân thành phố thanh hóa (Trang 41 - 49)

sát nhân dân cấp trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND chịu sự tác động ở mức độ khác nhau bởi rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều thiết chế và cơ chế khác nhau, tìm hiểu để nhận diện các yếu tố này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng để đánh giá đúng thực trạng về ƣu điểm, về hạn chế yếu kém bất cập của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự do VKSND thực hiện và từ đó việc đƣa ra các giải pháp mới có tính đúng đắn khả thi thuyết phục.

ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND chịu sự tác động ở những mức độ khác nhau bởi những yếu tố cơ bản nhƣ sau:

Yếu tố pháp luật.

Yếu tố tổ chức bộ máy, công tác cán bộ.

Yếu tố nhận thức trách nhiệm, trình độ, năng lực chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngành kiểm sát.

Yếu tố chính sách chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ, bảo vệ từ phía nhà nƣớc, sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của xã hội đối với cán bộ ngành kiểm sát. Yếu tố về chính sách, chế độ, điều kiện làm việc của đội ngũ KSV.

Yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, tổ chức.

Yếu tố mối quan hệ giữa các cơ quan tƣ pháp, các cơ quan nhà nƣớc khác trong điều tra và KSĐT các vụ án hình sự.

Yếu tố về kiểm tra, giám sát nhà nƣớc và xã hội đối với hoạt động KSĐT các vụ án hình sự và hoạt động điều tra các vụ án hình sự.

Yếu tố pháp luật:

ADPL về KSĐT các vụ án hình sự của VKSND đƣợc tiến hành trên cơ sở các quy định pháp luật của Hiến pháp, BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh BLHS và BLTTHS là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cơ quan có thẩm quyền hƣớng dẫn trong quá trình ADPL vào hoạt động điều tra, truy tố các vụ án hình sự thì cũng cần phải hồn thành các loại văn bản pháp luật khác có liên quan nhƣ Luật phịng, chống ma túy; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật bảo vệ môi trƣờng; Luật đất đai; Luật thƣơng mại.

Để đảm bảo cho việc ADPL của VKSND đƣợc đúng đắn, có hiệu quả, hạn chế sai sót thì rất cần đến các văn bản hƣớng dẫn thi hành, giải thích pháp luật của VKSND tối cao cũng nhƣ một số cơ quan có thẩm quyền khác.

Sự hoàn thiện của thể chế pháp luật là yếu tố căn bản và đồng thời cũng là điều kiện đảm bảo đối với chất lƣợng, hiệu quả ADPL trong các hoạt động KSĐT của VKSND. Tuy còn những hạn chế, thậm chí lạc hậu so với thực tiễn, xong có thể nói là hệ thống pháp luật hình sự nƣớc ta thời gian qua có những tiến bộ vƣợt bậc, đáp ứng yêu cầu chiến lƣợc của CCTP, xây dựng nền tƣ pháp thật là dân chủ pháp quyền.

Trên cơ sở thừa kế từ BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 tiếp tục cá thể hóa trách nhiệm hình sự bằng việc phân loại tội phạm theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm đó là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng. Qua các lần sửa đổi, BLHS đã

thể hiện rõ hơn về các nguyên tắc pháp quyền và tính nghiêm minh và chính sách hình sự nhân đạo của nhà nƣớc ta, bảo vệ các quyền con ngƣời, trật tự an toàn xã hội sự phát triển toàn diện của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập.

Hiện nay, Nhà nƣớc đang tiến hành tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và nhân dân vào việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2015. Đây Bộ luật cơ bản, liên quan đến hàng loạt vấn đề quan trọng đối với ngƣời dân và toàn xã hội, cần khẩn trƣơng nhƣng vẫn thận trọng để nhằm cụ thể hóa tinh thần và các quy định của Hiến pháp năm 2013.

Yếu tố về tổ chức bộ máy công tác cán bộ:

ADPL trong điều tra, truy tố các vụ án hình sự là hoạt động do CQĐT, VKSND và một số cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện. Tổ chức cũng nhƣ nhân sự ở các cơ quan này là yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lƣợng ADPL, bởi chất lƣợng ADPL suy đến cùng là do con ngƣời và phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của những ngƣời trực tiếp làm công tác ADPL nhƣ Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT, Điều tra viên, Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng, KSV Viện kiểm sát.

Mặc dù công tác ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự do những ngƣời có thẩm quyền thực hiện, song yếu tố tổ chức, yếu tố công tác cán bộ lại tác động, chi phối rất mạnh mẽ, xét cả tầm vĩ mô và tầm vi mô. VKSND tối cao trong thực tiễn chỉ đạo điều hành đã luôn chú ý xây dựng và hoàn thiện bộ máy, xác định rõ cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Cục điều tra, các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm, văn phòng trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát tƣơng ứng với từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát. Xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng để chỉ đạo hƣớng dẫn cụ thể đối với VKSND cấp dƣới trong thực hành QCT và kiểm sát hoạt động tƣ pháp. Yếu tố hợp lý, khoa học về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, vị trí, vai trị và đội ngũ cán

bộ, KSV có phẩm chất chính trị vững vàng, giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt là điều kiện đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có vị trí, vai trị quan trọng trong cơ cấu tổ chức của VKSND. Mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, sự chỉ đạo, điều hành của VKSND tối cao về nhiệm vụ công tác thực hành QCT và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trƣớc hết phải thông qua VKSND tỉnh. Vị trí, vai trị của VKSND cấp tỉnh đƣợc đảm bảo về cơ cấu tổ chức, trong đó có vai trị lãnh đạo các phịng nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ, KSV. Với một cơ cấu tổ chức hợp lý, một đội ngũ cán bộ, KSV giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt thì VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng sẽ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành trong điều kiện đổi mới hiện nay. Cụ thể là sẽ phát huy đƣợc chức năng quan trọng, đảm bảo ADPL trong thực hành QCT, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn điều tra đối với tất cả các loại tội phạm.

VKSND cấp huyện đƣợc coi là cấp cơ sở trong cơ cấu tổ chức của VKSND, đặc biệt là việc tăng thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 170 BLTTHS. Theo đó, VKSND cấp huyện thực hiện quyền thực hành QCT đối với cả những tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt đến 15 năm tù. Vì vậy tổ chức VKSND cấp huyện chặt chẽ, trình độ chun mơn và chính trị của đội ngũ KSV cấp huyện đƣợc nâng cao bằng hình thức đào tạo chuyên sâu và bằng biện pháp luân chuyển cán bộ từ cấp tỉnh xuống mới đáp ứng đƣợc nhu cầu.

Nghị quyết số 49 ngày 02/6/2015 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc CCTP đến năm 2020 đã nhận định về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực của các cơ quan tƣ pháp là: tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tƣ pháp còn chƣa hợp lý. Đội ngũ cán bộ tƣ

pháp, hỗ trợ tƣ pháp cịn thiếu thậm chí một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn cịn tình trạng oan sai trong điều tra, truy tố, xét xử.

Ngoài yếu tố về bộ máy, ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND còn chịu sự tác động của mối quan hệ giữa các CQĐT và VKSND. Pháp luật cũng đã quy định về nguyên tắc của mối quan hệ này cũng nhƣ trong thực tiễn, không phải khi nào ở đâu cũng vận hành đúng đắn mối quan hệ đó làm ảnh hƣởng khơng nhỏ đến tính đúng đắn của các quyết định pháp luật. Tuy về mặt pháp lý, VKSND có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong TTHS nƣớc ta với hai chức năng thực hành QCT và kiểm sát hoạt động tƣ pháp, VKSND đƣợc đánh giá nhƣ là cơ quan quyết định tố tụng trong giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, thực tế Viện kiểm sát chƣa hoàn toàn thực hiện đƣợc do chƣa tham gia sâu vào quá trình điều tra vụ án hình sự, khơng quyết định chỉ đạo việc điều tra. Tuy pháp luật quy định CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát nhƣng đây mới chỉ là sự rằng buộc về thủ tục pháp lý, còn nội dung các hoạt động điều tra lại phụ thuộc chủ yếu vào các Điều tra viên dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT.

Hoạt động của cơ quan tƣ pháp trong TTHS có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và bổ sung cho nhau, kết quả của hoạt động này là tiền đề cho hoạt động kế tiếp. Chất lƣợng hiệu quả của ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự nhƣ vậy phụ thuộc khơng chỉ vào mơ hình tổ chức hợp lý mà còn là mối quan hệ đúng đắn giữa Viện kiểm sát và CQĐT, sự tuân thủ pháp luật và sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc có liên quan nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định ADPL.

Yếu tố về đội ngũ cán bộ KSV của Viện kiểm sát có tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng, hiệu quả của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.

Điều kiện đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự trƣớc hết chính là năng lực chuyên môn, kỹ năng bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ KSV của Viện kiểm sát là cơng việc khó khăn, phức tạp và động chạm đến nhiều chủ thể, nhiều công đoạn trong việc điều tra vụ án hình sự, cho nên đòi hỏi ở ngƣời KSV bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, khách quan, vô tƣ và dũng cảm cùng sự tận tâm, có trách nhiệm với nhiệm vụ thiên chức của bản thân nói riêng và của ngành kiểm sát nói chung. Và lớn hơn nữa đó chính là ý kiến trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị, pháp luật đối với quyền lợi ích con ngƣời, bảo vệ công lý không làm oan ngƣời vơ tội, khơng bỏ sót tội phạm. Bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp của KSV cũng có những đặc thù riêng do chức danh tƣ pháp khác nhau.

Yếu tố chính sách chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý tuyển dụng, đãi ngộ, bảo vệ từ phía nhà nƣớc, sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của xã hội đối với cán bộ ngành kiểm sát. Đây là yếu tố đảm bảo cho tính đúng đắn, hiệu quả của ADPL trong hoạt động KSĐT. Trong tình hình hiện nay, ngồi chính sách chế độ phù hợp cuộc sống và tƣơng ứng với tính chất đặc thù, vị trí vai trị của của hoạt động kiểm sát tƣ pháp thì rất cần đến việc đảm bảo an tồn cho cán bộ ngành kiểm sát cũng nhƣ ngành tƣ pháp nói chung.

Yếu tố kiểm tra giám sát nhà nƣớc và xã hội đối với hoạt động KSĐT các vụ án hình sự và hoạt động điều tra vụ án hình sự. Hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng đƣợc xác định nhƣ là một nguyên tắc của luật TTHS. Cụ thể tại Điều 32 BLTTHS năm 2015 chủ thể có quyền giám sát theo quy định là cơ quan nhà nƣớc, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu dân cử, đối tƣợng giám sát là cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và giải

quyết quyền khiếu nại, tố cáo của cơ quan tiên hành tố tụng. Khi giám sát nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nƣớc, đại biểu dân cử, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của mật trận có quyền kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của BLTTHS.

Hoạt động giám sát của cơ quan tổ chức xã hội, các đại biểu dân cử đối với hoạt động ADPL trong việc giải quyết án hình sự của CQĐT, VKS trong điều tra, thực hành QCT ở giai đoạn điều tra có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nhằm đảm bảo tính cơng khai, rõ ràng, minh bạch trong hoạt động của CQĐT và VKS, góp phần đảm bảo ADPL của các cơ quan này là đúng pháp luật, đạt đƣợc yêu cầu cao nhất là bảo vệ quyền, lợi ích của cơng dân, tránh bỏ sót tội phạm và khơng làm oan ngƣời vơ tội.

Ngồi các yếu tố cơ bản trên thì cũng có nhiều yếu tố tác động đến để đảm bảo ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự có chất lƣợng, hiệu quả. Một trong yếu tố đó là cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, thông tin trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động tác nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 là một chƣơng quan trọng cung cấp nội dung lý luận, nền tảng của luận văn, đƣa ra những khái niệm đặc điểm các khía cạnh của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, phân tích một cách tồn diện các nội dung cơ bản, các khái niệm công cụ làm rõ bản chất pháp lý và đặc trƣng, nội dung cơ bản của ADPL trong hoạt động KSĐT đồng thời cũng giúp phân biệt rõ ràng ADPL trong các vụ án hình sự với các hình thức khác.

Cách tiếp cận của luận văn phần đầu là trình bày nhận thức chung về ADPL sau đó là đi sâu trình bày việc ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự. Đặc điểm ADPL trong mối quan hệ với các mục đích thực hiện pháp luật khác từ đó đã tập chung phân tích khái niệm, đặc điểm các giai đoạn và nội dung chủ yếu về ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND.

Đi sâu để hiểu nội dung cơ sở lý luận về ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự bao gồm các yếu tố tác động đến hiệu quả, chất lƣợng của ADPL và chỉ ra những thiếu sót áp dụng chƣa đồng bộ, hiệu quả trong cơng tác KSĐT các vụ án hình sự, nêu ra đƣợc những khó khăn đang mắc phải.

Nội dung phân tích cơ sở lý luận tại chƣơng I sẽ là điều kiện để đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp, quan điểm để đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND và nâng cao hơn nữa chất lƣợng hiệu quả của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND đáp ứng yêu cầu CCTP, triển khai thi hành Hiến pháp. Hơn thế nữa cịn đƣa đến những nội dung có tính đúng đắn, chính xác, từ đó có tầm nhìn sâu để nhận ra những thiếu sót để có giải pháp sửa đổi cải cách từ đó đi vào ADPL tốt hơn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT

NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THANH HOÁ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự qua thực tiễn viện kiểm sát nhân dân thành phố thanh hóa (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)