hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hoá
2.4.1. Ưu điểm về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa
Trong suốt chặng đƣờng dài vừa qua thành phố đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện QCT và kiểm sát hoạt động tƣ pháp nói chung, kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói riêng. Đội ngũ cán bộ, cơng chức tồn Ngành có ý thức, đạo đức tốt, chấp hành nghiêm túc mọi chủ
trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, nội quy, định của Ngành, của đơn vị, không lạm dụng quyền hoặc trái công vụ.
Thông qua việc xác định những khâu công tác cần thực hiện tốt, việc đăng ký thực hiên giỏi ở từng hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, KSV đã tạo ra ý thức trách nhiệm của cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cá nhân thực hiện một cơng việc tốt, góp phần tạo ra những chuyển biến về chất lƣợng của đơn vị và toàn Ngành. Xây dựng kiểm sát hồ sơ chặt chẽ, đúng quy định các Quy chế nghiệp vụ, thực hiện đầy đủ, thành thạo các thao tác, quy trình chun mơn, nghiệp vụ thuộc các quy trình chun mơn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực cơng tác đƣợc giao, thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo mật, chế độ báo cáo.
Cấp ủy và lãnh đạo đã biết chăm lo nhiều hơn, thƣờng xuyên hơn đến cơng tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, Đảng viên đơn vị mình, siết chặt kỷ luật trong hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong Ngành. Khen thƣởng những cán bộ, đồng chí hồn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao. Hằng năm, các cấp ủy, lãnh đạo cũng tổ chức những khóa tập huấn cho các cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Mặt khác, mỗi cán bộ, công chức đã có ý thức vận dụng tốt kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ vào thực tiễn để tham mƣu giải quyết công việc có chất lƣợng hiệu quả, đúng pháp luật. Ngày 08/6/2021, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự phối hợp cùng các cơ quan triệt phá đƣờng dây mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy từ Lào về Thanh Hóa để tiêu thụ với số lƣợng lớn. Cơng an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ hai nghi phạm là Văn Thành 57 tuổi tại Quang Chiểu, Mƣờng Lát (Thanh Hóa) và Vi Thị Thu, 40 tuổi ở thị trấn Mƣờng Lát. Tại hiện trƣờng, lực lƣợng công an thu giữ 42000 viên ma túy tổng hợp, 01 bánh heroin, 03 điện thoại di động, 01 ơ tơ và nhiều tang vật có liên quan [12].
Thực hiện yêu cầu cải cách tƣ pháp, cải cách hành chính xây dựng Quy chế cơng tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát trong đó có nhiều đổi mới về nội dung, phƣơng thức thanh tra, kiểm tra sao cho ngày càng phù hợp và đúng quy định của pháp luật. VKSND thành phố đã bổ sung 02 nhiệm vụ, giải pháp về công tác và xây dựng là: Đẩy mạnh và đấu tranh phịng, chống tội phạm hình sự và tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác dân vận tăng cƣờng mối quan hệ mật thiết giữa cán bộ cấp trên với nhân dân.
VKSND thành phố cũng đang cố gắng khắp phục những hạn chế, yếu kém của các đơn vị. Mặt khác đã tổ chức các đoàn kiểm tra để kiểm tra kết quả công tác về các nội dung: Việc thực hiện các nghị quyết, các chỉ thị của Quốc hội, kết quả thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ, công tác chỉ đạo điều hành, công tác xây dựng Đảng, quan hệ với cấp ủy địa phƣơng, cơng tác văn phịng... Qua đó phát hiện những vi phạm, hạn chế trong công tác quản lý chỉ đạo và từ đó yêu cầu các đơn vị có biện pháp cụ thể để khắp phục những hạn chế yếu kém.
Công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan tƣ pháp, các ngành liên quan đƣợc tăng cƣờng, tồn Ngành tích cực, chủ động phối hợp với CQĐT, Tòa án giải quyết tốt các vụ án phức tạp.
Đội ngũ cán bộ, KSV cũng đã có những nỗ lực trong học tập, nghiên cứu, đƣợc rút kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị và với các cơ quan chức năng. Lãnh đạo các Viện kiểm sát đã có sự phân cơng phù hợp, kịp thời cho các KSV đối với các hoạt động kiểm sát tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, các biện pháp ngăn chặn... để đảm bảo mọi diễn biến hành vi vi phạm và tội phạm trên địa bàn tỉnh đều đƣợc quản lý chặt chẽ đồng thời đề ra yêu cầu điều tra ngay từ đầu nhằm định hƣớng cho CQĐT đảm bảo tính đúng đắn của việc ADPL, hạn chế thấp nhất việc sai sót phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ mà khơng có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Chính nhờ có trình độ cao và sát sao trong công tác, năng lực vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt của đội ngũ KSV nên các quyết định pháp luật của các đơn vị trong toàn Ngành kiểm sát trong thành phố đã đảm bảo về cơ bản là có căn cứ, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
2.4.2. Một số hạn chế về việc áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa
Các vụ án hình sự, thƣờng có tính chất phức tạp, đối tƣợng có trình độ chun mơn cao, hiểu biết pháp luật, có chức vụ, có quyền lực chính trị và đặc biệt thủ đoạn tội phạm tinh vi, sự việc tội phạm xảy ra nhiều năm mới bị phát hiện, hành vi phạm tội liên quan đến nhiều cấp, nhiều địa phƣơng,... khối lƣợng công việc điều tra nhiều cần phải đầu tƣ nhiều thời gian, đầu tƣ nhân lực điều tra, thu thập chứng cứ, chứng minh sự thật vụ án nên việc xử lý với những vụ án này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay thì năng lực và trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức của một số cán bộ, Điều tra viên, KSV còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu...
Thực tiễn trong các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ có tài sản bị xâm hại liên quan đến những dự án đầu tƣ, cơng trình xây dựng, nhà cửa, đất đai,… việc điều tra làm rõ những sai phạm trong các dự án đầu tƣ lớn, trong q trình đầu tƣ gặp rất nhiều khó khăn vì năng lực và kiến thức về xây dựng, quản lý đất đai, tài chính ngân hàng cịn hạn chế. Vì thế việc điều tra cịn chƣa cụ thể, cịn chung chung.
Các vụ án tham nhũng liên quan đến các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản,… còn gặp nhiêu khó khăn do việc đánh giá chứng cứ, áp dụng luật dẫn đến giải quyết vụ án bị kéo dài, án còn bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Công tác phối hợp với những cơ quan tố tụng còn chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức dẫn đến tiến độ, chất lƣợng giải quyết vụ án cịn hạn chế. Thực tế có một số vụ việc hồ sơ còn thiếu dẫn đến tiến độ giải quyết kiến nghị khởi tố cịn chậm, nhiều vụ khơng đủ căn cứ để khởi tố vụ án.
Trong giai đoạn xét xử, một số KSV chƣa chuẩn bị kỹ bản luận tội, kỹ năng tranh tụng chƣa tốt. Trong một trƣờng hợp, KSV chƣa thực sự nắm chắc nội dung, chƣa chuẩn bị tốt nội dung tranh luận, các chứng cứ buộc tội, dự kiến các vấn đề cần hỏi. Trong khi đó đối tƣợng phạm tội tham nhũng thƣờng am hiểu về pháp luật nên họ thƣờng yêu cầu thay đổi tội danh, thậm chí chối tội. Đặc biệt trong nhiều vụ án khi đƣợc đƣa ra xét xử bị can, bị cáo thƣờng nhờ đến sự bào chữa của luật sƣ có nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệm tranh tụng, trong một số vụ án tham nhũng đã bộc lộ lỗ hổng của việc ADPL gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới cơ quan công tố và cơ quan xét xử.
Trên thực tế khi thi hành QCT pháp luật đối với các vụ án tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì vẫn tồn tại sự nể nang, không kiên định, thực hành kiên quyết quyết định điều tra khởi tố của bị can gây nên những khó khăn và thậm chí có thể xử oan và sai.
Trong các vụ án thƣờng phải trƣng cầu giám định hoặc định giá các tài sản để xác định thiệt hại. Kết luận giám định, giám định tài sản là căn cứ quan trọng để xác định tội danh và mức độ thiệt hại trong các vụ án. Đặc biệt là các vụ án tham nhũng liên quan đến các lĩnh vực tài chính ngân hàng, xây dựng… thì việc giám định tài sản, mức độ thiệt hại thƣờng rất chậm, kéo dài, không đáp ứng yêu cầu về thời gian của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó cịn có những trƣờng hợp nội dung giám định còn chƣa phù hợp dẫn đến giám định bổ sung, giám định lại mặc dù các cơ quan đã có nhiều cố gắng nhƣng do một số lý do mà khơng đạt u cầu. Vì vậy, khi giám định các vụ án tham nhũng nhất là giám định tham nhũng các lĩnh vực liên quan tới tài chính ngân hàng, xây dựng cơ bản… thì cần phải có sự điều phối, hợp tác của các cơ quan, các ngành liên quan.
Công tác phát hiện, phong tỏa và thu hồi tài sản các vụ án hình sự, trong những năm qua đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Thanh Hóa làm rất tốt và đạt tỷ lệ thu hồi cao. Tuy nhiên cũng gặp những khó khăn vƣớng mắc nhƣ tài sản bị tội phạm chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng là đặc biệt lớn, đối tƣợng lại là ngƣời có chức có quyền, thủ đoạn thì tinh vi, che giấu nguồn gốc hình thành tài sản do phạm tội mà có, che giấu đƣờng dây di chuyển của dòng tiền và việc sử dụng tiền nên rất khó để phát hiện và thu hồi đƣợc hoặc tỷ lệ thu hồi đƣợc là rất nhỏ. Do đó với thực tiễn hiện nay và sắp tới các đối tƣợng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn nữa trong việc tẩu tán tài sản đối với ngƣời phạm tội khi bị pháp luật sờ gáy gặp nhiều khó khăn. Nhiều vụ án liên quan đến đất đai, dự án nhà ở thì việc kê biên, phong tỏa cũng gặp khó khăn do tài sản đƣợc chuyển nhƣợng quyền sở hữu qua nhiều ngƣời. Các biện pháp pháp luật quy định để thu hồi tài sản tham nhũng chƣa đảm bảo tính kịp thời. Nhiều trƣờng hợp các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ tập trung vào việc thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội mà chƣa chú trọng thu thập chứng cứ để giải quyết phần dân sự trong các vụ án hình sự, chƣa kịp thời áp dụng các biện pháp kê biên, thu giữ phong tỏa tài sản đẵn tới các đối tƣợng có điều kiện tẩu tán tài sản.
Cụ thể các khó khăn vƣớng mắc còn gặp phải trong ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND:
Về áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế:
Đối với các vụ án có bị can bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhƣ bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cƣ trú, tạm hoãn xuất cảnh. Khi cơ quan tiến hành tố tụng ban hành các quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án hoặc quyết định ra hạn đối với các biện pháp ngăn chặn cũng chƣa đƣợc quy định rõ ràng cho từng trƣờng hợp áp dụng nhƣ thế nào?
tra: giữ ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp, bắt ngƣời phạm tội quả tang, bắt ngƣời truy nã, tạm giữ,... mà đơn vị đó khơng có nhà tạm giữ phải đƣa ngƣời đó vào cơ quan tạm giữ.
Trong q trình giải quyết vụ án, có nhiều trƣờng hợp bị hại trong các vụ án xâm phạm về nhân thân, vì các lý do khác nhau mà họ từ chối giám định tỷ lệ thƣơng tích. Để có căn cứ giải quyết vụ việc, cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định dẫn giải bị hại. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cịn gặp phải những khó khăn nhƣ việc từ chối giám định là quyền của bị hại, trƣờng hợp họ từ chối giám định mà vẫn dùng biện pháp bắt buộc thì có vi phạm quyền công dân không cũng chƣa đƣợc quy định rõ. Trƣờng hợp Viện kiểm sát ra quyết định dẫn giải thì sẽ phải thực hiện ra sao, thời hạn giải quyết nguồn tin, CQĐT thực hiện dẫn giải bị hại đi giám định nhƣng vì bị hạ khơng có mặt tại địa phƣơng nên khơng thể thực hiện việc giám định đƣợc. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp này CQĐT phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin hay quyết định không khởi tố vụ án.
Về công tác giám định, định giá:
Theo quy định, việc giám định thƣơng tích, giám định tâm thần, giám định tử thi phải có bệnh án phục vụ cho công tác giám định. Nhƣng trong thực tế việc sao các bệnh án phục vụ cho công tác điều tra gặp nhiều khó khăn một số bệnh viện khơng cho sao bệnh án.
Trƣờng hợp ngƣời phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhƣng tài sản không thu hồi đƣợc. Lời can của bị can và bị hại mâu thuẫn về số tài sản và giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Bị hạ cũng khơng cung cấp đƣợc các hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc tài sản bị mất, xuất xứ tài sản bị mất dẫn đến CQĐT không thể thực hiện định giá tài sản thì phải căn cứ vào đâu để định giá tài sản.
nhận thấy phải đƣa bị can đi giám định tâm thần mà trung tâm giám định nằm ở khu vực xa và thời gian giám định lâu thì việc thực hiện cách thức nhƣ thế nào cũng chƣa đƣợc quy định.
Về thủ tục đối với ngƣời bào chữa:
Theo quy định khoản 6 Điều 78 BLTTHS năm 2015 thì văn bản thơng báo ngƣời bào chữa có giá trị trong suốt quá trình tham gia tố tụng nếu ngƣời bị buộc tội, ngƣời đại diện hoặc ngƣời thân của họ khơng từ chối thì văn bản thơng báo đƣơng nhiên mất hiệu lực pháp luật hay có văn bản thể hiện việc mất hiệu lực của thông báo ngƣời bào chữa. Trƣờng hợp phải chỉ định ngƣời bào chữa nhƣng bị can từ chối và bị can tạm giam tại cơ sở giam giữ. Theo quy định khoản 2 Điều 77 BLTTHS năm 2015 thì Điều tra viên phải cùng ngƣời bào chữa trực tiếp gặp bị can để xác nhận việc này thì thì bị cơ sở tạm giữ từ chối và không cho ngƣời bào chữa vào vì CQĐT chƣa có thơng báo chứng nhận ngƣời bào chữa tham gia tố tụng. Trong khi đó, việc áp dụng thông báo chứng nhận ngƣời bào chữa tham gia tố tụng thì phải có căn cứ đồng ý hay khơng đồng ý để ngƣời bào chữa tham gia tố tụng.
Việc lấy lời khai thu thập chứng cứ:
Việc lấy lời khai bị hại, nhân ngƣời làm chứng, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ngƣời nƣớc ngồi gặp nhiều khó khăn khi họ về nƣớc, nếu thơng qua tƣơng trợ tƣ pháp thì thời hạn rất lâu và nhiều khi khơng có kết quả. Mà việc giải quyết vụ án phải tuân theo quy định pháp luật. Việc thu thập chứng cứ qua các thiết bị ghi hình, ghi âm camera hành trình cũng nhƣ các tài khoản mạng xã hội cũng chƣa đƣợc quy định rõ ràng và chƣa có hƣớng dẫn đầy đủ.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa