Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm miền núi đông bắc việt nam thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 79)

10. Cấu trúc luận án

3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc kế thừa: Quán triệt nguyên tắc này trong nghiên cứu là việc xây

dựng các biện pháp để giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua HĐGDNGLL phải dựa trên sự phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp giáo dục đã đƣợc sử dụng nhằm chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh có thể để từ đó xây dựng, phát triển, hoàn thiện chúng trong điều kiện hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn và khả thi: Các biện pháp giáo dục đƣợc xây phải xuất phát và phù hợp với quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về phát triển văn hoá, phát triển giáo dục trong thời kì CNH-HĐH, hội nhập hiện nay đồng thời phải xuất phát từ mục tiêu GD&ĐT, đặc thù của các trƣờng sƣ phạm miền núi Đông bắc, căn cứ vào chƣơng trình đào tạo, chƣơng trình HĐGDNGLL, đặc điểm tâm sinh lý của SV và những điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trƣờng, thực tế quá trình tổ chức HĐGDNGLL qua đó, vừa đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà BSVHDT vừa đảm bảo phát triển nhân cách văn hoá trong nhà trƣờng SP theo mô hình nhân cách ngƣời giáo viên của hệ thống giáo dục Việt Nam trong thời kì CNH-HĐH đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.3. Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả

Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phải đảm bảo cho quá trình giáo dục BSVHDT cho SV đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, có tính quy trình, tính hệ thống; đảm bảo tính đa dạng và phong phú của nội dung, hình thức tổ chức; xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý của SV nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, độc lập, sáng tạo của SV bên cạnh vai trò chủ đạo của tập thể nhà SP; đảm bảo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian để nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin và thói quen phù hợp với các giá trị BSVHDT Việt Nam nói chung và BSVHDT vùng Đông Bắc nói riêng cho SV.

3.1.4. Nguyên tắc đồng bộ

Vì giáo dục BSVHDT cho con ngƣời là quá trình diễn ra liên tục, thƣờng xuyên, chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên các biện pháp giáo dục phải phát huy đƣợc tiềm năng, ảnh hƣởng tích cực của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng; tạo ra sự thống nhất giữa quá trình giáo dục của nhà trƣờng với giáo dục xã hội và quá trình tự giáo dục của SV; làm cho những đối tƣợng từ chỗ nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục BSVHDT thông qua tổ chức HĐGDNGLL đến chủ động phối hợp trong tổ chức, giúp SV thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm miền núi đông bắc việt nam thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)