Tiểu kết chƣơng 1

Một phần của tài liệu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm miền núi đông bắc việt nam thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 46)

10. Cấu trúc luận án

1.5.Tiểu kết chƣơng 1

Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng một nền văn hoá mới trên cơ sở bảo tồn và phát triển những giá trị BSVH tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại làm tiền đề, động lực cho sự phát triển bền vững là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển mỗi quốc gia nói chung, nƣớc ta nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đứng trên quan điểm giáo dục học, việc nghiên cứu để tìm ra các giá trị cốt lõi của bản sắc dân tộc Việt Nam từ đó giáo dục hình thành cho thế hệ trẻ là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con ngƣời xã hội chủ nghĩa với những đặc trƣng nhân cách mới. Con ngƣời mới ấy do giáo dục mà nên và chỉ có thể tăng cƣờng nguồn nhân lực khi quá trình hiện đại hoá đất nƣớc gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.

Tăng cƣờng giáo dục văn hóa cho cộng đồng nói chung, giáo dục BSVHDT cho SVSP vừa có ý nghĩa giáo dục, vừa có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của các trƣờng ĐH và CĐSP trong việc hình thành và phát triển nhân cách văn hoá, môi trƣờng văn hoá trong nhà trƣờng; tạo cơ sở quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

HĐGDNGLL trong nhà trƣờng SP có nhiều ƣu thế trong giáo dục BSVHDT cho SVSP. Giáo dục BSVHDT Tày-Nùng cho SVSP miền núi Đông bắc thông qua tổ chức HĐGDNGLL là quá trình thiết kế, sắp xếp các biện pháp SP của GV giúp SV sử dụng (áp dụng) các yếu tố, nguồn lực hiện có để tự lập kế hoạch, tự tổ chức, tự điều khiển HĐGDNGLL qua đó hình thành và nâng cao nhận thức về BSVHDT, hình thành và phát triển những thái độ và hành vi, thói quen tích cực đối với giá trị BSDT. Đó là quá trình dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của GV, SV tự tổ chức, tự điều khiển HĐGDNGLL của bản thân nhằm thu nhận, lƣu giữ, xử lý, xác nhận, vận dụng, đánh giá các giá trị BSVHDT; loại bỏ các giá trị lạc hậu, lỗi thời và sáng tạo các giá trị văn hoá mới, phổ biến chúng đến các lực lƣợng xã hội nhằm bảo tồn và phát triển BSVHDT Tày-Nùng của vùng Đông bắc và văn hoá Việt Nam nói chung.

Những vấn đề lý luận trên là cơ sở quan trọng để chúng tôi nghiên cứu thực trạng giáo dục BSVHDT cho SV ở các trƣờng SP miền núi Đông Bắc thông qua tổ chức HĐGDNGLL hiện nay.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO SINH VIÊN THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG SƢ PHẠM MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC

Một phần của tài liệu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm miền núi đông bắc việt nam thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 46)