Những khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm miền núi đông bắc việt nam thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 25)

10. Cấu trúc luận án

1.2. Những khái niệm công cụ

1.2.1. Văn hóa

Thuật ngữ văn hóa đã xuất hiện từ lâu trong ngôn ngữ nhân loại nhƣng cho đến nay vẫn là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định [50], [51].

UNESCO đã nhìn nhận khái niệm này theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa là một phức thể, tổng hợp các đặc trƣng, diện mạo về tinh thần, vật chất khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chƣơng mà cả lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngƣỡng… Theo

nghĩa hẹp, văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu tƣợng, kí hiệu chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng khiến cho cộng đồng ấy có đặc thù riêng.

Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCHTƢ khóa VII nêu: “Có nhiều định nghĩa về văn hóa, nhƣng tựu chung có ba loại: Một là, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần; Hai là, văn hóa hiểu theo nội dung bao gồm cả khoa học, kĩ thuật, giáo dục, văn học, nghệ thuật; Ba là, văn hóa đặt trong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn học nghệ thuật. Bộ Chính trị đề nghị TƢ bàn và ra nghị quyết về vấn đề này theo quan điểm thứ ba” [17].

Mở rộng khái niệm, xét theo quan điểm cấu trúc, văn hóa là sự hiểu biết, sự sáng tạo thể hiện trong nhận thức, giao tiếp, ứng xử, ngôn ngữ, tình cảm và hành vi của con ngƣời; theo quan điểm giá trị, văn hóa là trình độ phát triển các quan hệ

nhân tính của một xã hội, của mỗi cá nhân, nó đƣợc cộng đồng khẳng định thành một hệ giá trị trên cơ sở của Chân - Thiện - Ých - Mỹ.

Về ý nghĩa của văn hóa, năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [64,tr35].

GS.VS Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nói đến văn hoá là phải nói đến con ngƣời, mà nói đến con ngƣời trƣớc hết phải nói đến tình cảm, tƣ tƣởng, tâm lý, tƣ duy, chính trị. Đó là cốt lõi của văn hoá. [29,tr.10).

Những định nghĩa về văn hóa trong các nghiên cứu có thể đƣa về các quan điểm cơ bản nhƣ: Văn hóa nhƣ giá trị vật thể; Văn hóa nhƣ hoạt động; Văn hóa nhƣ kí hiệu thông tin; Văn hóa nhƣ phẩm chất nhân cách; Văn hóa nhƣ thuộc tính của xã hội; Văn hóa nhƣ một hệ thống. Tìm kiếm một khái niệm đúng đắn nhất về văn hoá là một việc làm không dễ. Tuy nhiên, để có một khái niệm phản ánh đƣợc nội hàm tối ƣu, chúng tôi thống nhất với cách hiểu: “Văn hoá là tổng thể các hệ thống giá trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vật chất và tinh thần đƣợc hình thành, lƣu truyền và phát triển qua quá trình hoạt động thực tiễn của con ngƣời trong sự tƣơng tác với môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Nó không chỉ là thuần tuý bó hẹp trong các hoạt động sáng tác nghệ thuật mà bao hàm cả phƣơng thức sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, truyền thống, tín ngƣỡng”. Văn hoá là cái riêng của con ngƣời, nó đƣợc tạo nên từ chính giá trị của loài ngƣời, của các khối cộng đồng ngƣời [62]. Từ cách hiểu trên, theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn hóa có bốn đặc trƣng cơ bản là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Văn hoá tồn tại đƣợc là nhờ có giáo dục, chức năng giáo dục là chức năng quan trọng của văn hoá - nhờ có chức năng này mà văn hoá đảm bảo đƣợc tính kế thừa, tính phát triển [64].

1.2.2. Bản sắc văn hoá dân tộc

1.2.2.1. Dân tộc

Thuật ngữ “dân tộc” đƣợc hiểu ở hai cấp độ [74]: Thứ nhất, dân tộc (nation) là một quốc gia hay một cộng đồng chính trị - xã hội rộng lớn mà đa số gồm nhiều cộng đồng tộc ngƣời. Ở đây, “dân tộc” đồng nghĩa với “quốc gia” hay “đất nƣớc”, “tổ quốc”. Thứ hai, khái niệm dân tộc (ethnie) là một cộng đồng mang tính tộc người. Cộng đồng này có

thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) [25],[54]. 1.2.2.2. Bản sắc văn hoá dân tộc

Theo từ điển Tiếng Việt, “bản sắc” có nghĩa là “màu sắc, tính chất riêng tạo

thành đặc điểm chính [69, tr29]. “Bản sắc văn hoá” đƣợc hiểu là “hệ thống những

đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính nguồn gốc, gắn với những đặc tính của chủ thể, trở thành nguồn cội, khuôn mặt, nền tảng, bản thể của một nền văn hoá; là căn cước, chứng minh thư của văn hoá bất kỳ dân tộc nào” [2, tr26-27].

Theo cách tiếp cận từ góc độ bản chất, BSVHDT là cái ổn định, cái hồn, giá trị hạt nhân, tiêu biểu nhất, bản chất nhất của đời sống văn hoá dân tộc. Theo cách tiếp cận từ góc độ đặc thù, BSVHDT là những nét văn hoá ƣu trội, đặc thù của dân tộc này so với dân tộc khác. Theo cách tiếp cận từ góc độ cấu trúc, BSVHDT là hoa văn, kết quả của quá trình tiếp biến; là sự kết hợp, một kiểu kết hợp các yếu tố văn hoá nội sinh và ngoại sinh nhất định nào đó tạo ra chất mới trong lịch sử.

BSVHDT đƣợc thể hiện một cách sâu sắc và cô đọng nhất trong hệ giá trị của dân tộc trên các lĩnh vực: Triết học, chính trị, văn học, nghệ thuật, đạo đức, phong tục tập quán, lối sống. Hệ giá trị đó đƣợc cả dân tộc chấp nhận, đƣợc vận dụng và đƣợc phổ biến nhằm thoả mãn nhu cầu sống và phát triển của dân tộc trong điều kiện môi trƣờng tự nhiên, xã hội tƣơng ứng. BSVHDT không phải là giá trị bên ngoài, là trạng thái xuất hiện một lần và “đứng im” vĩnh viễn, mà thể hiện sức sống bền vững của dân tộc, có những nét ƣu trội hơn một số dân tộc khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc đó. BSVHDT phát triển theo quy luật thừa kế và tái tạo với chiều hƣớng làm phong phú hơn, sâu sắc hơn các giá trị vốn có trong tiến trình phát triển của dân tộc cùng với các dân tộc khác. BSVHDT khi đạt đến giá trị đỉnh cao sẽ trở thành tài sản, vốn văn hoá chung của nhân loại. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Phát triển hết

cái hay, cái đẹp của dân tộc tức là ta đã đi đến cùng cho nhân loại” [49, tr50].

Nhƣ vậy, BSVHDT gắn với mọi mặt đời sống của con ngƣời, đó không phải là cái riêng tƣ của riêng một dân tộc. Trong BSVH của một dân tộc có tính nhân loại, tính khu vực đƣợc đa dạng hoá, đƣợc biến dạng một cách lịch sử cụ thể, đƣợc kết hợp với cái riêng dân tộc mà làm thành bản sắc dân tộc của văn hoá [71, tr24]. 1.2.2.3. Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số miền núi Đông Bắc Việt Nam

Miền núi Đông Bắc Việt Nam nằm trên vùng địa lý Việt Bắc thuộc vùng văn hoá Việt Bắc, gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn. Đây là vùng có biên giới quốc gia với Trung Quốc, là nơi cƣ trú tập trung của nhiều dân tộc nhƣ Mông, Dao, LôLô, Sán Chay, Tày, Nùng... Cƣ dân Việt Bắc chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng. Đây là hai dân tộc chiếm số dân đông nhất và gắn bó với vùng này từ lâu đời. Chính vì thế, văn hoá của hai tộc ngƣời này có thể coi là tiêu biểu của vùng văn hoá Việt Bắc (còn gọi là vùng văn hoá Tày, Nùng).

Trong việc canh tác kiếm sống, ngƣời Việt Bắc vừa phát triển theo hƣớng văn hoá nƣớc vừa theo hƣớng văn hoá khô cạn tạo thành dấu nối văn hoá giữa miền ngƣợc và miền xuôi. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nƣớc. Ngoài lúa nƣớc, họ còn trồng ngô, khoai, sắn trên nƣơng và các loại đậu, bầu, bí trong vƣờn cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà. Ngƣời Tày, Nùng ở Việt Bắc trồng nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả; tiêu biểu là cây vải, nhãn, quế, hồi... Các ngành thủ công nhƣ dệt, đan lát, rèn, gốm, mộc phát triển đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật thủ công. Chăn nuôi gia súc nhƣ trâu, bò để cày; nuôi lợn, chó, gà, vịt làm nguồn thức ăn và trao đổi.

Bản của ngƣời Tày, Nùng dựng dựa lƣng vào sƣờn đồi, núi, tiện cho sản xuất. Mỗi bản có miếu thờ thổ công. Bản là đơn vị xã hội cơ sở của ngƣời Tày, Nùng trong đó có đầy đủ các mối quan hệ xã hội, kinh tế, văn hoá. Ngƣời Tày, Nùng chủ yếu sống ở nhà sàn, số ít dọc biên giới Lạng Sơn sống ở nhà đất.

Bộ quần áo đƣợc may từ vải bông, do họ tự sản xuất từ khâu trồng đay đến khâu dệt vải, nhuộm màu chàm và may. Bộ quần áo nam giới gồm áo ngắn xẻ ngực, cài cúc và quần chân què. Phụ nữ Tày, Nùng mặc áo năm thân, cài cúc dƣới nách phải, áo dài đủ để chùm hết thân ngƣời, mặc quần, đội khăn chít mỏ quạ, dùng thắt lƣng vải. Trang sức có khuyên tai, vòng cổ, xà tích, vòng tay, vòng chân, chất liệu trang sức bằng bạc, vừa đẹp vừa có tác dụng kị gió.

Ngƣời Tày, Nùng ăn cơm rau là chính; thịt, cá thƣờng dùng khi có khách hoặc vào các dịp lễ tết, hội; ngày ăn ba bữa, những ngày bận rộn, làm việc với cƣờng độ cao có thể ăn thêm bữa phụ; uống rƣợu rất phổ biến, nhiều khi uống quá mức vui vẻ, trở thành tập quán không bình thƣờng.

Tiếng Tày và tiếng Nùng cùng hệ ngôn ngữ Tày - Thái, trong lịch sử đã phát triển đến chữ viết. Năm 1961, nhà nƣớc chủ trƣơng xây dựng bộ chữ Tày, Nùng theo bộ chữ cái Latinh dùng để biên soạn sách giáo khoa cấp 1, đƣợc giới văn nghệ sỹ dùng làm phƣơng tiện sáng tác, các nhà khoa học dùng để ghi chép, văn bản hoá văn học dân gian. Tín ngƣỡng của ngƣời Tày, Nùng là tín ngƣỡng đa thần. Đồng bào tin vạn vật hữu linh, tục thờ cúng thần linh thổ địa, thần núi, thần sông, thần nƣớc, tin vào số mệnh. Tín ngƣỡng của đồng bào chịu ảnh hƣởng của Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Thờ cúng tổ tiên là nét văn hoá truyền thống tốt đẹp trong từng gia đình.

Văn học dân gian của dân tộc Tày, Nùng rất phong phú, đa dạng, nổi bật là các làn điệu dân ca nhƣ Sli, Lƣợn, truyện thơ dài hàng trăm câu và các bài cúng, ngoài ra còn có ca dao, đồng dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố... Lễ hội nổi tiếng của đồng

bào là hội “Lồng Tổng” (hay Lồng Tồng). Đây là nét sinh hoạt văn hoá tinh thần mang tính cộng đồng sâu sắc. Trong các lễ hội thƣờng tổ chức các trò chơi tập thể nhƣ ném còn, đánh quay, đánh yến, trình diễn võ thuật, ảo thuật...

Ngƣời Tày, Nùng có nền y học dân gian truyền thống quý giá, chữa đƣợc một số bệnh nan y nhƣ gãy xƣơng, lên đinh... chỉ cần bó lá cây ở bên ngƣời là lành lặn. Đồng bào thƣờng phòng sẵn một số thuốc kháng sinh chữa bệnh nhƣ rễ dó, mật gấu... để dùng khi cần thiết.

Gia đình ngƣời Tày, Nùng là gia đình phụ hệ, con cái lấy họ cha, con trai có quyền thừa kế những tài sản do bố, mẹ để lại. Trong tục lệ cƣới xin, ngƣời Tày, Nùng tin vào số; số hợp mới lấy đƣợc nhau, phải chọn ngày lành tháng tốt cho đám cƣới. Tang ma của ngƣời Tày, Nùng đƣợc tổ chức rất nghiêm túc, thể hiện đầy đủ những nghi lễ, quan niệm tín ngƣỡng dân gian. Trong tang ma, lễ tế đƣa hồn ngƣời chết về với tổ tiên và chữ hiếu của con cái đối với cha mẹ đƣợc đề cao [33].

Đây là những nét văn hóa nổi bật của dân tộc Tày - Nùng ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Có thể nhận định, BSVHDT thiểu số miền núi Đông Bắc Việt Nam là một hệ

giá trị văn hóa ổn định, giá trị hạt nhân, tiêu biểu nhất, bản chất nhất của đời sống văn hoá, tạo nên tính cách riêng của các dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam. Hệ giá trị này

đƣợc hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc tộc ngƣời vùng Đông Bắc, gắn với những điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội nơi đây.

1.2.3. Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc

Theo nghĩa rộng, giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc là một quá trình xã hội đƣợc tổ chức có mục đích, có kế hoạch. Trong đó, dƣới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, đối tƣợng giáo dục tích cực, chủ động tiếp nhận, bổ sung và hoàn thiện hệ thống giá trị BSVH truyền thống, tinh hoa của dân tộc và nhân loại đồng thời gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời để những giá trị bền vững luôn sống động với thực tiễn.

Từ đó, khái niệm giáo dục BSVHDT Tày - Nùng cho SVSP vùng Đông Bắc đƣợc hiểu là quá trình nhà giáo dục xây dựng nội dung, sử dụng phƣơng pháp và biện pháp giáo dục phù hợp để nâng cao nhận thức; hình thành thái độ, tình cảm tích cực; hình thành và phát triển hành vi và thói quen phù hợp với giá trị văn hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyền thống tốt đẹp cho SVSP. Đây là quá trình dƣới vai trò chủ đạo của nhà sƣ phạm, SVSP biết giữ gìn và phát huy các giá trị BSVHDT trong cuộc sống, biết lựa chọn và loại bỏ những giá trị không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn, làm cho vốn văn hoá Tày, Nùng nói riêng, nền văn hoá Việt Nam nói chung thêm giàu đẹp. Trong đó, khái niệm "biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP" đƣợc hiểu là những cách thức tác động cụ thể của nhà giáo dục đến SVSP nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục BSVHDT.

1.2.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường sư phạm

Xuất phát từ mục đích quá trình GD&ĐT trong nhà trƣờng SP, từ tính chất cơ bản của HĐGDNGLL và mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định “HĐGDNGLL trong nhà trường SP là những hoạt động giáo dục của SV được tổ

chức, thực hiện ngoài giờ học trên lớp dưới sự chỉ đạo của các tổ chức chính trị, xã hội trong trường, có sự cố vấn của GV nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách nghề dạy học cho SV”.

Một phần của tài liệu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm miền núi đông bắc việt nam thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)